Tỷ giá ngoại tệ ngày 27/2, USD lấy đà phục hồi
Đồng đô la đã phục hồi từ mức thấp trong hai tuần khi trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) buộc phải hạ lãi suất.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,1% ở mức 99,04, phục hồi từ mức thấp nhất trong hai tuần là 98.876 trong phiên trước đó.
Khi dịch bệnh bắt đầu nhanh chóng lan sang Trung Đông và châu Âu, một số nhà đầu tư cho rằng, Fed buộc phải hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Các quan chức Fed đang theo dõi tình hình, cảnh giác hành động trước các bằng chứng về thiệt hại kinh tế. Họ hiện giữ quan điểm bất kỳ ảnh hưởng nào cũng chỉ là tạm thời.
Ngay cả khi họ cắt giảm lãi suất, hiệu quả sẽ bị hạn chế. Cắt giảm lãi suất thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, nhưng vấn đề bây giờ là liệu công nhân và doanh nghiệp có thể cung cấp chúng hay không.
Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết, ngân hàng trung ương theo dõi tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu có cần thay đổi chính sách tiền tệ hay không. Trong khi đó, thị trường tiền tệ vẫn dự báo khả năng giảm lãi suất của Fed khá cao.
Trái ngược với Fed, các ngân hàng trung ương lớn khác của thế giới như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản hạn chế để nới lỏng với lãi suất.
Video đang HOT
Các quan chức cấp cao trong ngành tài chính-ngân hàng của Nhật Bản, gồm Bộ Tài chính, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), vừa nhóm họp khẩn cấp để thảo luận về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán nước này trong thời gian gần đây.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong nước biến động dữ dội do tác động tiêu cực của việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và gần đây nhất là dịch COVID-19.
Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế quý IV/2019, theo đó Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý II/2014.
Ngày 26/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.239 đồng (giảm 6 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.886 đồng.
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.239 đồng/ USD, giảm thêm 6 đồng so với ngày trước đó. Điều này cũng đẩy giá USD tại nhiều ngân hàng đi xuống.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.185 đồng (mua) và 23.325 đồng (bán). Eximbank: 23.170 đồng (mua) và 23.330 đồng (bán).
Đông Sơn
Theo Vietnamnet.vn
Tỷ giá ngoại tệ ngày 17/2, USD tăng mạnh
USD tăng mạnh trên mức 99 điểm trong bối cảnh lo ngại dịch bệnh COVID-19 và tình hình kinh tế giảm sút ở nhiều quốc gia.
Chỉ số US Dollar Index đo sức mạnh của đồng bạc xanh giao dịch ở mức 99,037, tăng 0,08%.
Sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) ở Trung Quốc "có thể" làm giảm từ 0,2-0,3% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 1/2020.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhận định, các dự báo tăng trưởng kinh tế đã sụt giảm do Boeing và các tác động khác, vì vậy tăng trưởng sẽ thấp đi. Báo cáo sơ bộ được chính phủ Mỹ công bố cuối tháng 1 cho biết, nền kinh tế số một thế giới tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng 2,9% của năm 2018 và cách khá xa so với mục tiêu đạt tăng trưởng 3% hoặc cao hơn mà Tổng thống Donald Trump đề ra.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho rằng, khả năng suy thoái kinh tế Mỹ dự báo xuất hiện trong năm tới đã giảm đáng kể, dựa trên đánh giá các mô hình suy thoái có tình toán đến biến động của thị trường trái phiếu và các yếu tố khác.
Theo Fed, các rủi ro đe dọa sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong dài hạn (hơn 10 năm) đã giảm bớt sau ba lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2019 và bằng chứng cho thấy hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu dường như đã giảm kịch sàn.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone đang đứng trước tình trạng bất ổn do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và Brexit. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những tác động của dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu, điều này đã gián tiếp ảnh hưởng các nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Âu như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary và Romania.
Giới phân tích và các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhiều dự báo dè dặt về tín hiệu lạc quan của các nền kinh tế khu vực này bởi lẽ sự trì trệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên sự tăng trưởng của các quốc gia phía Đông, với số lượng lớn nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế đầu tàu như Đức hay Pháp.
Thiệt hại nhất vẫn là Trung Quốc. Theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là một "gã khổng lồ" về kinh tế, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 14.000 tỉ USD trong năm 2018 - chiếm khoảng 1/5 GDP toàn cầu. Và 68 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài vào năm ngoái. Vì vậy, nhiều quốc gia đang chuẩn bị tinh thần sẽ chịu tác động mạnh trong ngành du lịch, dịch vụ và sản xuất. Thị trường chứng khoán cũng đã bị ảnh hưởng.
Ngày 14/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.215 đồng (tăng 9 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.861 đồng (tăng 7 đồng).
Đầu giờ sáng 14/2, đa số các ngân hàng thương mại giảm mạnh tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.170 đồng (mua) và 23.310 đồng (bán).
BIDV: 23.160 đồng (mua) và 23.300 đồng (bán). Vietcombank: 23.175 đồng (mua) và 23.315 đồng (bán). Vietinbank: 23.178 đồng (mua) và 23.319 đồng (bán). ACB: 23.190 đồng (mua) và 23.300 đồng (bán).
Đông Sơn
Theo Vietnamnet.vn
Tỷ giá ngoại tệ ngày 19/12, USD tăng giá Đồng đô la Mỹ tăng so với đồng euro trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung có sự cải thiện và động thái của Fed về lãi suất. Chỉ số đô la theo dõi đồng bạc xanh so với sáu loại tiền tệ chính tăng lên mức 97.343. Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer cho biết, Mỹ có thể tăng...