Tỷ giá ngoại tệ ngày 24/8: Đầu tuần, USD tăng giá
USD tăng trong bối cảnh kinh tê My cân thêm cac biên phap hô trơ mới để xoa dịu tác động tiêu cực từ Covid-19.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,20 điểm, tăng 0,44%.
Biên ban cuôc hop thang 7 công bô ngay 19/8 cho thây cac quan chưc cua Cục Dự trữ Liên bang My (Fed) đa lo ngại răng, nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm cac biên phap hô trợ mơi để chống lại cuôc suy thoái do dich Covid-19 gây ra, khi cac biện pháp chi tiêu quan trọng đa hết hạn vao cuôi thang trươc.
Fed cung đã ha lãi suất cho vay chuẩn xuống quanh mưc 0%, đồng thời tung ra lương thanh khoản tri gia hàng nghìn tỷ USD cho thi trương tai chinh My. Tại cuộc họp tháng 7, ngân hàng trung ương nay đa giữ nguyên lai suât.
Chỉ số S&P 500 hiện đang giao dịch ở mức cao kỷ lục, đã xóa sạch khoản lỗ từ đợt bán tháo do đại dịch Covid-19 gây ra và hiện đang giao dịch trên mức trước khi có dịch.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong khi chỉ số S&P 500 đã quay trở lại vùng giá trước khi có dịch, một phân tích được thực hiện bởi CNBC cho thấy phần lớn các cổ phiếu vẫn chưa tăng trở lại mức trước khi có dịch.
“Dữ liệu kinh tế cải thiện khi nhiều bang mở cửa trở lại. Và chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc tiêm phòng và trị liệu, điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của nền kinh tế trong 6 đến 9 tháng tới”, theo Megan Horneman, giám đốc chiến lược danh mục đầu tư tại Verdence Capital Advisors cho biết.
Một số chuyên gia thị trường lo lắng rằng sự phục hồi của Mỹ đang bị đình trệ có thể làm chậm đà tăng của thị trường. Các nhà đầu tư hy vọng vào một gói giải cứu Covid-19 khác từ Quốc hội để giúp duy trì sự phục hồi kinh tế, nhưng các cuộc đàm phán giữa các đảng Cộng hòa và Dân chủ đã rơi vào bế tắc trong những tuần gần đây.
Trong tuần, các nhà đầu tư hướng tới dữ liệu được công bố như như GDP quý II được cập nhật của Mỹ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán nhà mới, đơn đặt hàng lâu bền, đơn xin thất nghiệp và doanh số bán nhà đang chờ xử lý…
Ngày 21/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.210 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.856 đồng (tăng 10 đồng).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 23.090 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.083 đồng/USD và 23.263 đồng/USD. BIDV: 23.085 đồng/USD và 23.265 đồng/USD. ACB: 23.100 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 22/8: USD tăng giá
USD tăng trong bối cảnh Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ vẫn bế tắc về gói chi tiêu khẩn cấp bổ sung nhằm kích thích nền kinh tế.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,26 điểm, tăng 0,5%.
Sự mạnh lên của Nga và Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến nhu cầu đối với đồng USD giảm đi trong thời gian tới, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Như các ngân hàng đầu tư hàng đầu chỉ ra, chính Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới là thế lực đang làm cho đồng tiền Mỹ suy yếu.
Kể từ tháng 4/2020, đồng USD đã mất giá 10% so với rổ 6 loại tiền tệ chính. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 5/2018.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết, đồng USD được kỳ vọng là đồng tiền "trú ẩn an toàn" tốt nhất trong năm nay vì lãi suất thấp hơn ở Mỹ khiến đồng bạc xanh trở thành một nguồn tài trợ hấp dẫn hơn cho việc thực hiện các giao dịch.
Một số nhà chiến lược tiền tệ đã cho rằng những bất ổn chính trị ở Mỹ, bao gồm sự bế tắc về gói kích thích mới liên quan tới dịch COVID-19, cũng đang gây tổn hại đến đồng bạc xanh.
Trong bối cảnh chưa đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ mới, Tổng thống Donald Trump đầu tháng này đã ký các sắc lệnh hành chính, trong đó có sắc lệnh sẽ cấp tới 400 USD trợ cấp bổ sung cho những lao động mất việc. Tuy nhiên, chỉ có ít bang ở Mỹ thực hiện sắc lệnh này đến nay.
Phó Giám đốc điều hành SWFN, Trond Grande, nhận định năm 2020 bắt đầu với sự lạc quan, nhưng triển vọng của thị trường chứng khoán nhanh chóng xấu đi khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan trên toàn cầu.
Tuy nhiên, đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong quý I đã được kiềm chế nhờ phản ứng về chính sách tài chính và tiền tệ quy mô lớn.
Ngày 21/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.210 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.856 đồng (tăng 10 đồng).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 23.090 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.083 đồng/USD và 23.263 đồng/USD. BIDV: 23.085 đồng/USD và 23.265 đồng/USD. ACB: 23.100 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/8: USD tiếp tục giảm giá USD duy trì ở mức thấp so với các tiền tệ mạnh khác trong bối cảnh nhiều thông tin hỗ trợ cho vàng. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,3 điểm, tăng 0,03%. Thị trường đang chờ đợi biên bản cuộc...