Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/7: USD, Euro giảm giá
USD cùng với nhiều ngoại tệ mạnh khác giảm giá trong bối cảnh lãi suất âm tại nhiều ngân hàng, và sự tăng giá mạnh mẽ của vàng.
Tỷ giá trong nước
Ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.216 đồng (giảm 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.100 đồng (mua) và 23.280 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.100 đồng/USD và 23.280 đồng/USD. Vietinbank và BIDV: 23.098 đồng/USD và 23.278 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.270 đồng/USD.
Tỷ giá quốc tế
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 96,06 điểm, giảm nhẹ 0,05%.
Video đang HOT
Ủy viên kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni tuyên bố tình trạng suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra tại Eurozone đang trở nên tồi tệ hơn và đe dọa có thể phá vỡ tổ chức này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp sẽ quyết tâm thúc đẩy tất cả các thành viên khác của EU đạt được đồng thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro được Uỷ ban châu Âu đề xuất hồi đầu tháng 6/2020.
Tại khu vực châu Á, ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến duy trì lãi suất ở mức thấp từ nay đến hết năm 2020 trong khi tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ khác nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Trong ước tính tăng trưởng mới nhất được công bố vào cuối tháng Năm, BoK dự đoán kinh tế Hàn Quốc năm 2020 sẽ giảm 0,2% so với năm ngoái, đánh dấu năm tăng trưởng âm đầu tiên kể từ năm 1998 và là lần thứ ba trong lịch sử nước này.
Dự báo này dựa trên giả định các điều kiện kinh tế toàn cầu sẽ không trầm trọng hơn sau làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, song triển vọng này là không chắc chắn.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã hạ đánh giá triển vọng kinh tế của 9 khu vực tại nước này trong quý thứ hai liên tiếp.
Báo cáo của BoJ cho biết toàn bộ 9 khu vực của Nhật Bản đã chứng kiến tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ hoặc đang ở trong tình trạng xấu, trong bối cảnh dịch COVID-19 buộc nhiều nước trên thế giới phải áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động kinh doanh và đi lại hồi đầu năm nay.
Cảnh báo trên của BoJ được đưa ra trước thềm cuộc họp chính sách về lãi suất của ngân hàng này, dự kiến diễn ra vào tuần tới. BoJ được cho là sẽ tạm hoãn nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để đánh giá tác động của các biện pháp kích thích được triển khai hồi tháng 3-4/2020.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/7: USD chưa dứt đà đi xuống
USD giảm giá trong bối cảnh vàng tăng mạnh. Nhiều thành viên thị trường vẫn trông chờ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục bơm tiền ra thị trường.
Tỷ giá trong nước
Ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.216 đồng (giảm 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.100 đồng (mua) và 23.280 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.100 đồng/USD và 23.280 đồng/USD. Vietinbank và BIDV: 23.098 đồng/USD và 23.278 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.270 đồng/USD.
Tỷ giá quốc tế
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 97,3 điểm, giảm nhẹ 0,2%.
Trong phiên họp gần nhất vào tháng 6, Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã thể hiện rõ quan điểm sẽ duy trì lãi suất ở mức từ 0 - 0,25%/năm cho tới ít nhất năm 2022.
Fed sẽ tiếp tục mua vào hàng tỷ USD trái phiếu và các loại tài sản có giá khác để hỗ trợ thị trường tài chính, giữ vững thanh khoản trong giai đoạn khủng hoảng.
Bộ Lao động Mỹ ngày 9/7 công bố số liệu cho thấy trong tuần qua đã có thêm 1,3 triệu người lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Tính trong 4 tuần qua (kết thúc vào ngày 4/7), trung bình mỗi tuần lại có 1,44 triệu người bị mất việc, tiếp tục đà đi xuống trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới từng bước mở cửa trở lại và người lao động được quay lại làm việc.
Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhiều so với thời điểm trước đại dịch. Ngoài ra, số liệu tính tới ngày 27/6 cho thấy vẫn còn 18 triệu người trong danh sách thất nghiệp.
Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã xuống còn 11,1% khi có thêm 4,8 triệu việc làm, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực khách sạn và nghỉ dưỡng, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp hạn chế đối với hoạt động đi lại và các nhà hàng.
Trên thế giới, hai khu vực đưa lãi suất về âm là Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU). Ngân hàng Trung ương Đan Mạch là ngân hàng đầu tiên giảm mức lãi suất xuống dưới 0% vào năm 2012.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa lãi suất âm vào tháng 6/2014, hạ lãi suất tiền gửi xuống -0,1%/năm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thông báo lãi suất âm vào tháng 1/2016.
Tỷ giá trong nước khá ổn định dù giá vàng trồi sụt liên tục Giá USD trong nước khá ổn định dù giá vàng đang biến động mạnh. Hiện các ngân hàng niêm yết tỷ giá phổ biến ở mức 23.100 - 23.280 VND/USD. Sáng nay (10/7), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.216 VND/USD, giảm 5 đồng so với hôm qua. Hiện tỷ...