Tỷ giá năm 2020: Sẽ tăng trong biên độ cho phép
Năm 2019 sắp qua đi, nhìn lại “đường đi” của tỷ giá trong năm qua cho thấy chỉ có một vài cơn gợn sóng, không đủ sức “nhấn chìm” thị trường tiền tệ cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nhờ thế, sang năm 2020, kỳ vọng vào sự bình ổn của tỷ giá vẫn rất cao.
Tỷ giá trong năm 2020 sẽ tiếp tục được hiệu hành linh hoạt, hợp lý. Ảnh: ST.
Nghiêng về nắm giữ VND
Trong năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, nhờ đó, giá trị đồng tiền Việt Nam đã có mức ổn định cao trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhất là tỷ giá nhiều đồng tiền quốc tế có những tăng giảm đột biến. Ngày 25/12, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.163 VND/USD, giảm 1 đồng so với một ngày trước đó. Đây là mức khá cao của tỷ giá trung tâm so với hồi đầu năm, tăng tới hơn 1,4%. Đây được coi là mức dao động khá thấp của tỷ giá trung tâm mặc dù luôn theo sát diễn biến của thị trường thế giới, thông qua giỏ tiền tệ được sử dụng để tính nên tỷ giá trung tâm. Đặc biệt, điều này càng ý nghĩa khi so với biến động của một số đồng tiền chủ chốt như USD, Nhân dân tệ…
Mặc dù tỷ giá trung tâm do NHNN công bố tăng giảm hàng ngày, có lúc tăng giảm biên độ mạnh nhưng tỷ giá tại các ngân hàng thương mại trên thị trường trong nước vẫn ổn định. Hiện tỷ giá giữa USD và VND tại các ngân hàng biến động tăng so với đầu năm, nhưng biên độ chưa đến 2%. Biến động mạnh nhất của thị trường ngoại tệ phải kể đến tháng 6 và tháng 7 trong năm 2019, do tác động của các yếu tố quốc tế, nhất là việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ do căng thẳng thương mại leo thang, khiến tỷ giá trong nước liên tục nhảy vọt. Nhưng điều đáng mừng là thị trường trong nước tuy “xôn xao” nhưng hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không mấy ảnh hưởng. Nguyên nhân là do NHNN đã có những động thái can thiệp kịp thời bằng những tuyên bố sẽ bán ngoại tệ dự trữ để ổn định thị trường, giúp tâm lý người dân ổn định, không mạnh tay “đầu cơ” kiếm lời từ tỷ giá.
Trong những ngày cuối năm 2019, theo nghiên cứu của Ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính ( Bộ Tài chính), tỷ giá trung bình của các ngân hàng thương mại đang ở mức 23.176 USD/ounce, giảm 0,48% so với cuối năm 2018. Trên thị trường tự do, tỷ giá ở mức 23.189 USD/ounce, giảm 0,67% so với cuối năm trước. Các ngân hàng cũng cho biết, thanh khoản ngoại tệ dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của nhân dân và các doanh nghiệp sản xuất.
Video đang HOT
Nhận xét về tình hình tỷ giá trong năm 2019, các chuyên gia của Ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho rằng, về cơ bản, tỷ giá giữa USD và VND trong năm 2019 được duy trì ổn định, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá trung tâm, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại và tỷ giá trên thị trường tự do. Các yếu tố chính giúp duy trì tỷ giá là cơ chế tỷ giá trung tâm và các công cụ điều tiết thị trường ngoại hối phát huy được hiệu quả hạn chế hành vi đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Hơn nữa, nguồn cung ngoại tệ tương đối dồi dào do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng khả quan. Đặc biệt, hiện nay, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD ở mức cao, dòng vốn ngoại tệ gửi ngân hàng vẫn nghiêng về nắm giữ VND.
Tỷ giá vẫn được hỗ trợ
Bước sang năm 2020, các chuyên gia nhận định, thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực như môi trường kinh doanh ổn định, kiểm soát lạm phát ở mức thấp, thặng dư xuất nhập khẩu ở mức cao, thu hút và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng trưởng… Tuy nhiên, thị trường bên ngoài lại đầy biến động như căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có hồi kết, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, bảo hộ thương mại, các thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam chững lại…
Vì thế, các chuyên gia của Ban Phát triển thị trường tài chính cho rằng, tỷ giá VND/USD những tháng đầu năm 2020 sẽ còn trong áp lực tăng, nhưng trong dài hạn, đồng VND sẽ chỉ tăng giá nhẹ so với USD nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực từ sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Đồng quan điểm, theo Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, tỷ giá trong năm 2020 sẽ có xu hướng tăng do các tác động bên ngoài, khiến tiền Việt Nam cũng sẽ biến động theo, nên có thể mất giá trong khoảng 2-3%.
Có thể thấy, dù dự đoán tỷ giá sẽ tăng trong năm tới, nhưng biên độ lại không hề cao. Bởi các chuyên gia nhận định còn nhiều yếu tố hỗ trợ NHNN điều tiết tỷ giá trung tâm ổn định. Cụ thể là chênh lệch lãi suất giữa VND và USD được nới rộng, dòng kiều hối và ngoại tệ từ các giao dịch hợp tác kinh doanh, bán vốn liên tục đổ về trong nước, giúp dự trữ ngoại hối đã đạt mức cao kỷ lục 73 tỷ USD và tính đến thời điểm này, NHNN đã mua ròng 6 tỷ USD. Việc sở hữu mức dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ đảm bảo cho NHNN sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các công cụ can thiệp trực tiếp, gián tiếp, nhằm điều chỉnh biến động tỷ giá hợp lý theo các mục tiêu chính sách đã đề ra. Do đó, xu hướng tỷ giá trong năm tới vẫn sẽ nằm trong biên độ cho phép, thậm chí sẽ là một trong những kênh giúp nền kinh tế tránh được các “cú sốc” do ảnh hưởng của diễn biến kinh tế thế giới.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
VinaCapital dự báo VN-Index tăng trưởng 10 15% trong năm 2020, ưa thích cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ và công nghệ
VinaCapital dự báo VN-Index sẽ tăng trưởng 10-15% trong năm 2020. Ngoài ra, chỉ số còn có thể tăng tốt hơn nữa nếu Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) được ra mắt.
VinaCapital vừa công bố báo cáo đánh giá tích cực với triển vọng TTCK Việt Nam trong năm 2020.
Nhìn lại năm 2019, VinaCapital đánh giá Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng GDP cao và lạm phát tương đối ổn định. Tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam vẫn ở mức cao. Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mang đến làn sóng đầu tư FDI mới vào Việt Nam, cũng như góp phần đẩy nhanh tốc độ mở rộng lĩnh vực sản xuất vốn đã phát triển tốt từ trước cuộc chiến. TTCK Việt Nam dù biến động những vẫn là một năm tăng trưởng tốt.
VinaCapital cho rằng nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2020 và vượt qua những "cơn bão" bên ngoài. VinaCapital dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam gần như chắc chắn ở mức 6,7 - 6,9% trong năm tới, trong khi làm phát chỉ quanh mức 3%. Lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng sẽ hỗ trợ cho đà tăng trưởng kinh tế.
VinaCapital đánh giá môi trường tăng trưởng GDP cao và lạm phát thấp, cùng bối cảnh toàn cầu thuận lợi cho giá cổ phiếu của thị trường mới nổi (EM) và cận biên (FM), kết hợp định giá hợp lý của cổ phiếu Việt Nam (P/E dự phóng 14 lần và EPS dự kiến tăng trưởng 14%) sẽ giúp VN-Index tăng 10 - 15% trong năm 2020.
Triển vọng thị trường EM và FM hứa hẹn sẽ tích cực trong năm 2020 bởi 4 lý do (1) Các ngân hàng trung ương Mỹ và EU tiếp tục nới lỏng định lượng; (2) đồng USD mất giá trong năm tới, đây là tín hiệu tích cực cho cổ phiếu FM và EM; (3) Các thị trường FM, EM chưa tăng nhiều so với các thị trường phát triển, đặc biệt so với thị trường Mỹ; (4) Các ngân hàng trưng ương các nước FM và EM (bao gồm Việt Nam) có hành động cùng chiều với FED khi tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm 2019.
VN-Index tăng trưởng 10 - 15% trong năm 2020, chú ý nhóm cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, công nghệ
VinaCapital dự báo VN-Index sẽ tăng trưởng 10-15% trong năm 2020. Ngoài ra, chỉ số còn có thể tăng tốt hơn nữa nếu Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) được ra mắt, điều này giúp khối ngoại tiếp cận với các cổ phiếu hết room. Sự ra đời NVDR sẽ giúp Việt Nam củng cố khả năng nâng hạng từ FM lên EM, dù điều này khó có thể xảy ra ngay trong năm 2020.
Dự báo về các nhóm ngành, VinaCapital đánh giá lợi nhuận các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 23% trong năm 2020, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 13-14% trong năm tới (tương đương 2019). Các khoản cho vay thế chấp có thể tăng trưởng 30% và chiếm tổng dư nợ của các ngân hàng trong năm 2020. Các cổ phiếu ưa thích của VinaCapital gồm MBB, VCB, VPB.
Với ngành bán lẻ, tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 tiếp tục được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam và sự dịch chuyển của các cửa hàng bán lẻ nhỏ (mom and pop) sang các chuỗi quy mô lớn. Hai cổ phiếu khuyến nghị là MWG và PNJ.
Ngành công nghệ được dẫn dắt bởi FPT. Hơn một nửa thu nhập của FPT đến từ hoạt động gia công phần mềm, dự báo sẽ tăng trưởng hơn 25% trong năm tới với nhu cầu đến từ các khách hàng nước ngoài, đặc biệt Nhật Bản. Ngoài ra, hơn 1/3 doanh thu FPT đến từ mảng viễn thông, dự kiến sẽ tăng trưởng 15% mỗi năm.
VinaCapital cũng nhấn mạnh sự hấp dẫn của nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, tập đoàn Hòa Phat (HPG) khi tăng gấp đôi sản lượng sản xuất vào năm 2020.
Với ngành bất động sản, VinaCapital đánh giá trung lập trong năm 2020 do việc rà soát các dự án mới tại TP.HCM. Tuy nhiên, các nhà phát triển nhà ở giá rẻ như NLG, KDH tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu của tầng lớp thu nhập trung bình ở Việt Nam. Trong khi đó, VIC tiếp tục hưởng lợi từ dòng vốn ETF do tỷ trọng cao trong các rổ chỉ số. Trong khi VHM tiếp tục hưởng lợi khi những dự án quy mô lớn được mở bán.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Đối lập dự báo kế hoạch kinh doanh 2020 Năm tài chính 2019 sắp kết thúc. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với sự đối lập. Ảnh Shutterstock. Lo khó khăn, doanh nghiệp đặt kế hoạch đi lùi Năm 2020 được dự báo sẽ là năm khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp dự liệu sẽ phải đối mặt với không...