Tỷ giá – chỉ báo nhạy cảm nhất
Tỷ giá đang trải qua hai tháng biến động mạnh nhất kể từ đầu năm 2019. Sau gần bốn tháng dao động trong biên độ hẹp 10 đồng xung quanh mức 23.200 đồng/đô la Mỹ, sự ổn định bắt đầu rạn nứt khi thị trường tiến vào nửa sau của quí 2.
Tỷ giá đang trở thành một chỉ báo rất nhạy với các biến động vĩ mô.
Đây là giai đoạn cường độ thanh toán ra ngoài trở nên sôi động hơn và căng thẳng thương mại bùng phát trở lại. Tỷ giá có những bước nhảy lớn trong tháng 5, lần lượt phá các ngưỡng 23.300 đồng ( 0,43% so với đầu năm) và 23.400 đồng ( 0,86% so với đầu năm) chỉ trong hai tuần đầu tháng.
Cho đến giữa tháng 6, tỷ giá duy trì trong vùng 23.380-23.420 đồng/đô la Mỹ. So với cùng kỳ năm 2018, tỷ giá đã tăng mạnh hơn, cho thấy các điều kiện thị trường đã thay đổi đáng kể và duy trì sức ép lên tỷ giá.
Khi thị trường kỳ vọng tỷ giá tăng, việc nắm giữ trạng thái là có lợi.
Các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán ngoại tệ sẽ giữ trạng thái qua các hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ.
Thứ nhất, cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt. Lũy kế năm tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại chuyển sang trạng thái âm 548 triệu đô la Mỹ, so với mức thặng dư 2,6 tỉ đô la cùng kỳ 2018. Chịu ảnh hưởng đồng thời bởi xu hướng giảm tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu và lây lan từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, xuất khẩu trở nên khó khăn ( 6,7%, cùng kỳ 2018 là 17,3%) trong khi nhập khẩu vẫn tăng cao ( 10,3%, cùng kỳ 2018 là 12,8%).
Thâm hụt thương mại có xu hướng làm suy yếu cán cân vãng lai, qua đó làm trượt tỷ giá. Dữ liệu quá khứ gợi ý sự suy yếu trên cán cân vãng lai vẫn duy trì áp lực làm yếu tiền đồng cho tới hai năm sau đó. Đó là giai đoạn tỷ giá được điều hành cứng nhắc. Với tỷ giá “tự do” hơn cùng với kỳ vọng của thị trường thì hiệu ứng này có thể đã dần phản ánh vào tỷ giá.
Thứ hai, đồng nhân dân tệ đang mất giá nhanh. Kể từ khi quan hệ thương mại Mỹ – Trung xấu đi, nhân dân tệ đã trượt giá mạnh so với đô la Mỹ, trong năm 2018 có lúc vượt 10% so với đầu năm. So với tháng 5-2018 thì nhân dân tệ trượt giá so với đô la Mỹ khoảng 7% còn tiền đồng giảm 2%. Như vậy, tiền đồng đang tăng giá so với nhân dân tệ.
Các dự báo về tác động của chiến tranh thương mại đã tỏ ra chính xác: lũy kế năm tháng đầu năm 2019, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 18,9% so cùng kỳ, trong khi xuất khẩu giảm 2,6%, khiến cho nhập siêu với Trung Quốc tăng lên 16,3 tỉ đô la từ mức 11,1 tỉ đô la cùng kỳ 2018, mức tăng gần 50%. Trung Quốc là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, quy mô thương mại tiểu ngạch có thể vượt xa quy mô chính ngạch với nhiều nền kinh tế khác, thì tỷ giá trở nên đặc biệt nhạy cảm với biến động của đồng nhân dân tệ. Hình 2 phản ánh rõ mối quan hệ này.
Video đang HOT
Thứ ba, kỳ vọng thị trường và giá vốn có tính dẫn dắt hành vi trong ngắn hạn. Thị trường có thể được ví như một cỗ máy khổng lồ liên tục hấp thụ, sàng lọc và phân tích thông tin để tìm kiếm điểm cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí từ việc nắm giữ trạng thái ngoại tệ. Khi thị trường kỳ vọng tỷ giá tăng, việc nắm giữ trạng thái là có lợi. Các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán ngoại tệ sẽ giữ trạng thái qua các hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ, các ngân hàng tăng trạng thái của mình để đáp ứng nhu cầu tương ứng của doanh nghiệp và cho hoạt động tự doanh. Diễn biến thương mại Mỹ – Trung căng thẳng hơn đã tác động tới kỳ vọng chung của thị trường.
Tuy nhiên, khi chi phí nắm giữ tăng do cung cầu trên thị trường tiền tệ thay đổi, hoặc khi thị trường điều chỉnh kỳ vọng về tỷ giá nhờ có thêm thông tin rõ ràng hơn, trạng thái ngoại tệ có xu hướng giảm đi và âm. Đây có thể là lý do chính khiến tỷ giá giảm nhẹ xuống 23.200 đồng/đô la Mỹ vào cuối năm 2018 sau hơn ba tháng quanh mức 23.300 đồng/đô la Mỹ, khi Mỹ – Trung nối lại đàm phán sau thời gian dài bế tắc, nhu cầu thanh toán cuối năm đã được thực hiện một phần từ trước qua các hợp đồng kỳ hạn, việc nắm giữ trạng thái dương không còn hiệu quả.
Thứ tư, điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có tính dẫn dắt kỳ vọng thị trường. Đối mặt với thách thức từ bên ngoài lên thị trường tiền tệ trong nước, nhà điều hành đã chọn sự phối hợp chính sách “lỏng mà chặt”. Tỷ giá được cho phép biến động tự do trong một hành lang xung quanh tỷ giá trung tâm. Tỷ giá trung tâm được công bố hàng ngày dựa vào tỷ giá cuối phiên liền trước và biến động của một rổ tiền tệ.
So với đầu năm 2019, tỷ giá trung tâm tăng 1,03% sau khi đã tăng 1,78% trong năm 2018. Biên độ dao động chính thức được xác định là 3% tính từ tỷ giá trung tâm; tuy nhiên, hành lang tỷ giá thực chất được thu lại trong vùng giữa tỷ giá mua vào giao ngay (23.200, hiệu lực từ ngày 2-1) và tỷ giá bán ra (dưới tỷ giá trần 50 đồng, hiệu lực từ 23-7-2018; có lúc tỷ giá kỳ hạn 23.462 được sử dụng vào cuối tháng 11-2018). Trường hợp tỷ giá liên ngân hàng chạm tỷ giá bán ra, NHNN bán đô la Mỹ từ dự trữ ngoại hối để can thiệp. Trong năm 2018, NHNN đã bán ra khoảng 6 tỉ đô la Mỹ để hạ nhiệt thị trường.
Tỷ giá đang trở thành một chỉ báo rất nhạy với các biến động vĩ mô. Ảnh: Thành Hoa
Bên cạnh tỷ giá và dự trữ ngoại hối, các công cụ thị trường mở như tín phiếu NHNN và cầm cố giấy tờ có giá (reverse repo) góp phần hình thành hành lang giá vốn trên thị trường tiền tệ và “nắn” kỳ vọng của thị trường về tỷ giá tương lai theo ý đồ của nhà điều hành. Tuy nhiên, việc can thiệp làm yếu đồng nội tệ gần đây trở thành con dao hai lưỡi khi tiền đồng được đưa vào trong danh sách cần giám sát về hành vi thao túng tiền tệ của Mỹ.
Ba tiêu chí được đặt ra và thay đổi tùy tiện để gây sức ép lên các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, bao gồm: (i) có thặng dư cán cân vãng lai quá 2% GDP, (ii) có thặng dư thương mại song phương với Mỹ vượt 20 tỉ đô la (Việt Nam đáp ứng hai tiêu chí này) và (iii) can thiệp một phía lên thị trường ngoại hối trong 6-12 tháng. Báo cáo điều tra về thao túng tiền tệ sẽ được cập nhật sáu tháng một lần. Điều này cho thấy không gian chính sách tiền tệ sẽ chịu thêm một ràng buộc nữa từ bên ngoài.
Có thể thấy các yếu tố trên tác động tới tỷ giá (i) một cách đồng thời, (ii) qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, (iii) thời gian tác động có thể từ vài giây cho đến vài năm, khiến cho việc bóc tách ảnh hưởng trở nên khó khăn. Tiếp xúc với khối lượng thông tin lớn và liên tục, tỷ giá dễ biến động hơn, doanh nghiệp chịu rủi ro cao hơn, nhà điều hành chịu thách thức nhiều hơn, song ai cũng rút ra được tín hiệu về giá từ các thông tin để đưa ra quyết định hợp lý cho thời gian tới.
Theo thesaigontimes.vn
Hệ quả tăng trưởng tín dụng chậm
Theo số liệu cập nhật mới đây trong cuộc họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến ngày 10/6 là 5,75%, trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng thấp hơn ở 5,17%.
Cho vay chậm lại
Theo thống kê của NHNN, vào thời điểm cuối năm 2018, số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế ước khoảng 7,2 triệu tỉ đồng. Với mức tăng trưởng 5,75%, lượng vốn mà các TCTD đã bơm ra nền kinh tế trong gần nửa đầu năm khoảng 415 nghìn tỉ đồng, còn khá thấp so với mục tiêu bơm ra hơn 1 triệu tỷ đồng trong năm nay.
Vốn cho vay ra nền kinh tế liệu có cần linh hoạt hơn?
Trước đó, số liệu chia sẻ cho thấy tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 5 vừa qua đã là 5,74%, còn tổng phương tiện thanh toán tăng 4,98%. Diễn biến này cho thấy trong khi cung tiền trong 10 ngày đầu tháng 6 vẫn tăng ổn định thì ngược lại tăng trưởng tín dụng gần như đi ngang, khi chỉ nhích nhẹ thêm 0,1%.
Hoạt động cho vay đang chậm lại là điều có thể thấy được, khi thời điểm cùng kỳ này năm ngoái tính đến ngày 20/6 tăng trưởng tín dụng đã đạt 6,35%, còn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt thậm chí còn cao hơn ở 7,96%. Việc tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với tổng phương tiện thanh toán trong hơn 5 tháng đầu năm nay cũng cho thấy lượng cung tiền bị hạn chế cũng phần nào ảnh hưởng lên hoạt động tín dụng tại các nhà băng.
Việc tập trung thu hồi nợ xấu cũng phần nào ảnh hưởng lên con số tăng trưởng, khi tại một số ngân hàng có nợ xấu thì số dư nợ tăng mới không đủ bù đắp cho số sụt giảm do thu hồi. Cũng theo NHNN, từ 2012 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 907,33 nghìn tỷ đồng nợ xấu, theo đó giúp tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ nằm ở VAMC và nợ tiềm ẩn của toàn hệ thống còn 5,65%, giảm mạnh so với con số 9,5% năm 2017 và hơn 10% năm 2016.
Hệ quả
Với việc dòng tiền bơm ra nền kinh tế chậm lại, các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bị hạn chế là điều có thể thấy được, do đó sẽ phần nào tác động lên tăng trưởng. Chính vì những lo ngại này mà ngay từ những tháng đầu năm nay, người đứng đầu Chính phủ đã không dưới 2 lần kêu gọi cần mở rộng tín dụng nhiều hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng.
Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam theo đó không loại trừ khả năng bị ảnh hưởng, do đó việc nới lỏng tiền tệ trở lại bằng cách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn đi kèm với lãi suất có thể là cần thiết. Thực tế là thời gian gần đây hàng loạt ngân hàng trung ương các nước đã giảm lãi suất để tránh cú sốc giảm tốc cho nền kinh tế.
Tăng trưởng GDP trong quý 1 đầu năm nay ở mức 6,79%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, trong khi năm nay Quốc Hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng từ 6,6 - 6,8%, dù thấp hơn con số kỷ lục 7,08% thực hiện được trong năm 2018 nhưng lại cao hơn mục tiêu năm 2018 là từ 6,5 - 6,7%. Do đó, áp lực duy trì và thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại năm nay là khá lớn.
Với nguồn vốn bơm ra bị hạn chế, cộng đồng doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng từ các nhà băng, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh phần nào bị ảnh hưởng. Đối với những doanh nghiệp lớn có uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì còn có thể tìm đến kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu, hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đối với những doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn, nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ còn lại thì hiện nay vẫn phụ thuộc rất lớn vào vốn vay tại các ngân hàng.
Đối với khách hàng cá nhân, nếu việc tiếp cập vốn vay ngân hàng gặp khó khăn hơn khi nguồn vốn bị siết chặt, họ có thể lựa chọn tìm đến các hình thức tín dụng đen thay thế, dù phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn nhiều lần và gặp nhiều rủi ro hơn.
Đối với hệ thống các TCTD, tăng trưởng cho vay chậm lại cũng sẽ gây áp lực lên kế hoạch lợi nhuận. Nhiều ngân hàng trong năm 2018 đã ghi dấu ấn lợi nhuận kỷ lục, và tiếp nối sự hưng phấn đã đặt kế hoạc lãi trong năm nay tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nếu như không thể duy trì tăng trưởng tín dụng đủ cao thì con số lợi nhuận tất yếu sẽ bị ảnh hưởng.
Vẫn có những lợi ích
Dù vậy, nhà điều hành có lẽ vẫn kiên định với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng tại các nhà băng, khi mà mục tiêu ổn định vĩ mô đang được ưu tiên lớn nhất trong bối cảnh đầy rủi ro như hiện nay. Thị trường bất động sản đã nóng sốt trong 2 năm trở lại đây, trong đó không ít nguồn vốn là từ hệ thống ngân hàng chảy ra, do đó nếu như không hãm phanh đà nới lỏng tín dụng thì quả bong bóng bất động sản có thể hình thành là nguy hiểm.
Đơn cử như gần đây Hiệp hội bất động sản Việt Nam có nhiều kiến nghị liên quan đến quy định tại dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36, theo đó cho rằng việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống 30% và tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay tiêu dùng nhà ở là biện pháp siết tín dụng, làm giảm nguồn cung bất động sản, thì NHNN vẫn bảo lưu quan điểm thực hiện khi cho rằng chính sách trên nếu thực hiện thì mức độ tác động của quy định trên tới thị trường bất động sản là không lớn.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng chậm cũng sẽ làm giảm sức ép tăng huy động vốn lên các ngân hàng, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó có thể tiếp tục giữ được mặt bằng lãi suất ổn định, mục tiêu quan trọng nhất của nhà điều hành trong suốt thời gian qua. Thực tế trong 2 tháng gần đây, lãi suất tiền gửi tại một số nhà băng cũng đã được điều chỉnh giảm xuống, sau động thái tăng liên tiếp từ nửa cuối năm 2018 cho đến quý 1 đầu năm nay.
Đối với hệ thống các TCTD, tăng trưởng cho vay chậm lại cũng sẽ gây áp lực lên kế hoạch lợi nhuận. Nhiều ngân hàng trong năm 2018 đã ghi dấu ấn lợi nhuận kỷ lục, và tiếp nối sự hưng phấn đã đặt kế hoạch lãi trong năm nay tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nếu như không thể duy trì tăng trưởng tín dụng đủ cao thì con số lợi nhuận tất yếu sẽ bị ảnh hưởng.
Theo thegioitiepthi.vn
Mỹ: Fed quyết định giữ nguyên lãi suất Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang căng thẳng, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 19/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản. Trong một tuyên bố sau cuộc họp về chính sách kéo dài 2 ngày, Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed,...