Twitter nói sắc lệnh của Trump là ‘chính trị hóa’
Đại diện công ty Twitter cáo buộc sắc lệnh mạng xã hội được Tổng thống Mỹ vừa ký là “phản tiến bộ và chính trị hóa”.
“Sắc lệnh hành pháp này là động thái phản tiến bộ và chính trị hóa nhắm vào một đạo luật quan trọng. Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn (Communications Decency Act) bảo vệ sự sáng tạo và quyền tự do biểu đạt của Mỹ và nó được củng cố bởi các giá trị dân chủ. Những nỗ lực nhằm đơn phương làm xói mòn điều này sẽ đe dọa tương lai của tự do ngôn luận trực tuyến và quyền tự do Interner”, đại diện công ty Twitter viết.
Tuyên bố được Twitter đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/5 ký sắc lệnh về các công ty mạng xã hội. “Số nhỏ các công ty mạng xã hội đang nắm lượng lớn thông tin liên lạc công khai và cá nhân tại Mỹ. Họ có thể tùy ý kiểm duyệt, hạn chế, chỉnh sửa, che giấu, thay đổi mọi hình thức liên lạc giữa các công dân và công chúng mà không bị kiểm soát. Chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn”, Trump nói sau khi ký sắc lệnh, khẳng định hành động này nhằm “bảo vệ quyền tự do ngôn luận trước một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại buổi ký sắc lệnh về mạng xã hội ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng hôm 28/5. Ảnh: Reuters.
Sắc lệnh này nhằm mục tiêu tước quyền miễn trừ pháp lý của các công ty mạng xã hội như Twitter theo Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn, trong đó quy định “Không bên cung cấp hay người sử dụng dịch vụ máy tính tương tác nào bị coi là nhà xuất bản hay phát ngôn viên của bất cứ thông tin nào do người cung cấp nội dung đăng lên”. Đây được coi là “điều khoản đã tạo ra Internet”.
Video đang HOT
Sắc lệnh của Trump kêu gọi các cơ quan chính phủ đánh giá liệu những nền tảng online có đủ điều kiện để bảo đảm trách nhiệm pháp lý cho những nội dung do hàng triệu người dùng đăng tải hay không. Theo đó, Bộ Thương mại sẽ yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang đưa ra các quy định mới làm rõ khi nào hành vi của một công ty vi phạm Điều 230, khiến các công ty công nghệ có thể dễ dàng bị kiện hơn.
Nếu có hiệu lực, sắc lệnh của Trump sẽ thay đổi tiền lệ từ hàng chục năm qua, coi những nền tảng mạng xã hội trên Internet là nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm với nội dung do người dùng tạo ra.
Vài giờ sau khi ký sắc lệnh về mạng xã hội, Trump đăng Twitter nói rằng người sáng lập mạng xã hội Facebook cũng “chỉ trích Twitter”. “Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đang chỉ trích Twitter: ‘Chúng tôi có chính sách khác Twitter về điều này’. Tôi nhất mực tin rằng Facebook cũng không nên là bên quyết định sự thật của những thứ mà mọi người nói trên mạng”, Trump viết.
Tuy nhiên, các tập đoàn công nghệ như Facebook và Google cũng ra tuyên bố phản đối sắc lệnh của Trump, cho rằng nó có nguy cơ gây hại Internet và nền kinh tế số.
Hàng nghìn người Ấn Độ 'tắm' thuốc khử trùng
5.000 lao động nhập cư Ấn Độ bị phun dung dịch khử trùng khi về quê vì thất nghiệp sau lệnh phong tỏa toàn quốc để chống Covid-19.
Đoạn video được quay ở thành phố Bareilly, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cho thấy ba người mặc đồ bảo hộ dùng vòi phun ồ ạt dung dịch khử trùng lên một nhóm công nhân đang ngồi trên mặt đất.
Ashok Gautam, quan chức cấp cao phụ trách chiến dịch chống Covid-19 ở Uttar Pradesh, nói rằng có tới 5.000 người đã bị "phun khử trùng" trước khi được phép rời đi.
"Chúng tôi đã phun vào họ như một phần của việc khử trùng. Chúng tôi không muốn họ là mầm bệnh và virus có thể bám trên quần áo của họ. Bây giờ tất cả các bang đều đóng cửa để ngăn điều này xảy ra", Gautam cho biết hôm 30/3.
Gautam cho hay chất khử trùng được sử dụng là dung dịch vôi clorua không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, hành động của chính quyền thành phố Bareilly gây tranh cãi, bởi chất khử trùng bề mặt có thể gây nguy hiểm cho con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc phun chất khử trùng lên da người sẽ không giết chết virus đã xâm nhập cơ thể.
Lao động nhập cư ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ bị phun dung dịch khử trùng xe buýt. Ảnh: CNN.
Lav Agarwal, quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình, hôm qua cho biết quan chức địa phương liên quan đến sự việc đã bị "khiển trách", thêm rằng việc phun khử trùng vào lao động nhập cư không phải chính sách "bắt buộc" ở nước này. "Đây là một hành động nhiệt tình thái quá do thiếu hiểu biết hoặc sợ hãi của một số quan chức địa phương", ông nói.
Thẩm phán quận Bareilly Nitish Kumar cũng đăng Twitter rằng trong lúc hội đồng thành phố và cứu hỏa địa phương thực hiện lệnh khử trùng xe buýt, họ đã "quá nhiệt tình" khi phun thuốc trực tiếp lên lao động nhập cư. Ông cũng cho biết đã ra lệnh điều tra những người chịu trách nhiệm.
Kumar, quan chức cấp cao nhất trong thành phố, nói thêm rằng các công nhân bị phun khử trùng đang được giám sát y tế.
Hàng chục nghìn trong số 45 triệu lao động nhập cư ở Ấn Độ đã trải qua chuyến đi dài và gian khổ để trở về quê nhà ở Uttar Pradesh sau khi nhiều người bị thất nghiệp vì các doanh nghiệp phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa toàn quốc để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm, trong đó 32 trường hợp đã tử vong. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 29/3 kêu gọi tất cả các bang đóng cửa để ngăn virus lây lan đến khu vực nông thôn. Giới chức đang tìm kiếm hàng triệu lao động nhập cư đã trở về các thị trấn nhỏ và làng mạc trên cả nước để cách ly họ 14 ngày.
Huyền Lê
Nữ bác sĩ Mỹ viết cho con trong trường hợp mình bị tử vong vì Covid-19 Bác sĩ Cornelia Griggs ở New York, Mỹ đã gửi một thông điệp ngắn trên Twitter cho các con nhỏ của mình trong trường hợp cô tử vong vì Covid-19. Người phụ nữ đăng một bức ảnh trong bộ đồ bảo hộ và cho biết các con của cô vẫn còn quá nhỏ để đọc tin nhắn này. Cô cũng nghi ngờ việc...