TWICE lận đận từ mặc xấu đến hát nhép, khi nào mới thay thế được SNSD?
TWICE bị cư dân mạng bắt trọn những khoảnh khắc hát nhép lộ liễu, phong cách ăn mặc thì không ổn định. Làm thế nào để đuổi kịp SNSD thành “nhóm nhạc quốc dân”?
TWICE là nhóm nhạc nữ được ra mắt vào năm 2015 bởi công ty JYP Entertainment. Đây là girlgroup gồm 9 cô nàng dễ thương, xinh xắn. TWICE tích cực hoạt động trên thị trường K-pop kể từ khi ra mắt trước công chúng.
Nhiều khán giả còn nhận xét TWICE là nhóm nhạc hàng đầu của gen 3, thậm chí từng được tung hô là nhóm nhạc quốc dân thế hệ mới thay SNSD. Tuy nhiên 5 lần 7 lượt TWICE bị dân tình soi về phong cách ăn mặc và vấn đề hát nhép trên sân khấu. Làm cách nào để TWICE thay thế SNSD trở thành “nhóm nhạc quốc dân” khi mãi không khắc phục được khuyết điểm của chính mình?
TWICE vẫn luôn bị khán giả soi mói về hình tượng, luôn hát nhép và ăn mặc không đẹp
TWICE nhiều lần hát nhép
Tại Asia Artist Awards 2016 , các cô gái của TWICE đã trình diễn hai ca khúc Cheer Up và TT . Nhiều khán giả quá bất ngờ khi các cô nàng trình diễn quá mượt, không nghe lấy “một tiếng thở” trên sân khấu. Sau khi kết thúc lễ trao giải, TWICE bị cư dân mạng chỉ trích kịch liệt vì nghi ngờ đây là màn hát nhép.
Các cô nàng phải chịu làn sóng chỉ trích sau khi bị nghi ngờ hát nhép. (Ảnh: Pinterest)
Tiếp đến là tại Super Seoul Dream Concert 2016, TWICE lại mang đến hai tiết mục là Cheer Up và TT. Nhóm sử dụng nhạc nền thu sẵn và có toàn bộ tiếng của ca sĩ, có nghĩa là bản audio mà khán giả vẫn hay nghe thay vì thể hiện giọng thật của mình. Netizen lại một lần nữa tỏ ra thất vọng với các cô gái nhà JYP.
TWICE lại khiến khán giả thất vọng khi trình diễn tại Super Seoul Dream Concert 2016.
Liên tục bị dính scandal hát nhép, TWICE vẫn “chứng nào tật nấy” khi trình diễn ở KBS Gayo Daechukje 2017. 9 cô gái hát “mượt như nuốt đĩa”, chẳng khác gì bản thu âm. Netizen bắt đầu đặt sự nghi ngờ TWICE hát nhép và chỉ trích nhóm vì điều này.
Gạch đá mà TWICE nhận được sau những lần hát nhép đủ để “xây nhà lầu”.
Chương trình Yoo Hee Yeol’s Sketchbook được mệnh danh là “thiên đường hát live” của nhiều sao K-pop. Tuy nhiên, khi TWICE tham dự, nhóm đã phá vỡ truyền thống này. Các cô nàng hát nhép lộ liễu khiến cho chất lượng show diễn bị giảm sút nặng nề.
Video đang HOT
Thời điểm đó, TWICE là nhóm nhạc sở hữu fandom vững mạnh nhờ các ca khúc dễ ngấm, dễ thuộc. Netizen cho rằng chương trình mời TWICE chỉ với mục đích tăng rating chứ không phải vì thực lực vốn có của nhóm.
Không thể phủ nhận rằng fan của TWICE lúc bấy giờ rất đông đảo.
TWICE lận đận trong phong cách ăn mặc, nhiều lần bị chê “phèn”
Trong những girlgroup đình đám tại xứ sở kim chi thì TWICE luôn bị nhận định là nhóm nhạc có phong cách ăn mặc “phèn”. Mặc dù được stylist đầu tư kỹ càng, diện toàn đồ hiệu đắt đỏ nhưng hình ảnh của nhóm vẫn bị “chê lên chê xuống”. Các thành viên thường mặc đồ không đồng bộ, không tôn dáng.
TWICE liên tục bị phàn nàn từ hát nhép đến các ăn mặc “dị”.
Trước những lời chê bai của công chúng, TWICE luôn cố gắng thay đổi nhưng kết quả không mấy khả quan. Kiểu trang phục với họa tiết sọc trắng đen, kiểu tạo dáng “phèn” hết chỗ nói nên TWICE khiến người hâm mộ cũng phải ngán ngẩm.
Phong cách rườm rà, lòe loẹt của TWICE khiến netizen phải nhận xét rằng: “Trong MV đẹp bao nhiêu thì ngoài đời hụt hẫng bấy nhiêu”.
Kể từ khi TWICE debut , nhiều người vẫn nghi ngờ về cách mà JYP đối xử với nhóm. Rõ ràng công ty có điều kiện nhưng toàn để các idol rơi vào cảnh mặc xấu. Nhan sắc của những cô gái đều xinh đẹp, nổi bật nhưng lại bị stylist cho diện những mẫu thiết kế “xấu đau đớn” khiến nét đẹp bị dìm nghiêm trọng.
Dù cố gắng thay đổi rất nhiều nhưng TWICE vẫn mỗi người một vẻ không thể nào hoà hợp với nhau.
Sau ngần ấy thời gian hoạt động tại chiến trường K-pop khốc liệt, TWICE vẫn không thoát khỏi các mác mặc xấu và hát nhép. Chính vì điều này, danh hiệu “nhóm nhạc quốc dân” thế hệ mới, thay thế SNSD trở thành chi tiết để netizen mỉa mai 9 cô gái.
JYP cố gắng ra mắt nhóm nhạc với số lượng thành viên như SNSD, nỗ lực truyền thông khẳng định “gà nhà” sẽ tiếp bước đàn chị. Song, sự đầu tư JYP dành cho TWICE không xứng đáng để nhóm có thể xứng tầm với SNSD. Nếu không trau dồi kỹ năng ca hát, trình diễn trên sân khấu và gu thời trang, TWICE vĩnh viên cũng không thay thế được SNSD trở thành “nhóm nhạc quốc dân”.
Là dân nghe "sành nhạc" lâu năm, bạn có biết đâu là những điểm khác nhau đặc trưng giữa Kpop và US/UK?
Kpop là một trong những thị trường âm nhạc sở hữu đặc thù riêng biệt trong cả văn hóa lẫn cách hoạt động của nghệ sĩ so với xu hướng chung của thế giới. Khi so sánh với nền công nghiệp âm nhạc lớn như Mỹ, sự khác biệt của Kpop lại càng thêm phần rõ nét hơn.
1. Quy trình tuyển chọn
Tại Mỹ, các ngôi sao được một công ty lựa chọn phần lớn dựa vào tài năng sẵn có. Các ca sĩ thường được mong đợi rằng đã qua đào tạo và có kỹ thuật vững chắc để có thể lập tức trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp ngay tại thời điểm thử giọng hoặc khi kí hợp đồng. Bất kì khóa đào tạo nào mà họ đã từng theo học hoặc luyện tập trước đó đều là từ quyết định của chính các nghệ sĩ với mọi chi phí do bản thân tự chi trả.
Thông báo tuyển chọn thực tập sinh trên toàn cầu do Big Hit Entertainment đăng tải vào năm 2019.
Nhưng tại Hàn Quốc, các thần tượng có thể được tuyển chọn theo nhiều cách như tổ chức cuộc thi tuyển chọn, phát hiện ngôi sao ngay trên đường phố, thậm chí là tìm kiếm tài năng ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay Mỹ. Đồng thời, một thần tượng Kpop cũng không bắt buộc phải có sẵn các kỹ năng chuyên nghiệp, bởi hầu hết các công ty sẽ đặt ra một quá trình đào tạo nghiêm ngặt cho thực tập sinh của mình trước khi cho họ debut chính thức.
2. Hệ thống thực tập sinh
Thị trường âm nhạc Mỹ thường không có một hệ thống thực tập với tiêu chuẩn cụ thể. Những nhóm nhạc đã từng khiến công chúng "chao đảo" vào những năm 90s đều thành lập thông qua các cuộc thi tuyển chọn công khai và ra mắt chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì thế, hầu hết các nghệ sĩ tại đây đều không cần phải băn khoăn về chuyện mình sẽ được debut hay không. Nhưng với Kpop, trước khi trở thành một ngôi sao, mỗi người đều phải trải qua khoảng thời gian làm thực tập sinh dù là vài tháng hay vài năm. Tuy nhiên, kể cả khi đã luyện tập rất lâu nhưng trường hợp không được ra mắt vẫn thường xảy ra tại một môi trường cạnh tranh khốc liệt như Kpop. Có rất nhiều idol đã phải thực tập tận 10 năm để theo đuổi ước mơ, và cũng rất thường tình nếu có người nói rằng mình đã không thể trở thành thần tượng dù đã làm trainee hơn 6-7 năm.
Jihyo (TWICE) đã thực tập hơn 10 năm để được ra mắt cùng nhóm và trở nên nổi tiếng như hiện tại.
3. Kĩ năng cần phải có trước khi ra mắt
Đối với văn hóa nhạc Pop tại Mỹ, khả năng ca hát được xem là yếu tố quan trọng nhất. Các kĩ năng như nhảy hay diễn xuất lại không quá cần thiết đối với một ca sĩ. Ngược lại, một thần tượng Kpop chỉ cần có khả năng hát khá ổn, đổi lại thì đồng thời họ phải thông thạo cả các kĩ năng cơ bản về vũ đạo. Bên cạnh đó, nếu họ còn có thể nhảy, rap, sáng tác, chơi nhạc cụ... thì cũng sẽ là có thêm lợi thế so với những thực tập sinh khác. Còn với các trainee không thể hát nhưng lại sở hữu những kĩ năng khác, họ sẽ được đào tạo bài bản và luyện tập để phát triển khả năng thanh nhạc của mình. Hiện tại, khi sự khắt khe của công chúng ngày một cao hơn thì các thần tượng cũng bắt buộc phải có nhiều hơn một kĩ năng bên cạnh vai trò chính của mình trong nhóm để có thể đáp ứng.
Idol Kpop gần như không thể chỉ biết mỗi hát và nhảy. Tiêu chuẩn khắt khe từ công chúng buộc họ phải sở hữu đa dạng kĩ năng hơn.
4. Tuổi thọ nghề nghiệp
Một trong những lý do vì sao một thần tượng Kpop cần phải có nhiều hơn một kĩ năng là bởi bề dài sự nghiệp của họ quá ngắn so với một ngôi sao âm nhạc tại Mỹ. Hầu hết sự nghiệp của các idol thường có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm. Có những nhóm nhạc ngưng hoạt động chỉ sau 1-2 năm, những cũng tồn tại những tên tuổi đã hoạt động đến nay hơn một thập kỉ. Tuy nhiên, các ca sĩ tại Hàn Quốc thường bắt đầu dần bị giảm độ "hot" khi họ bước qua tuổi 30. Trong khi đó, tại Mỹ thì tuổi tác của một ngôi sao chỉ là những con số. Madonna đã vô cùng nổi tiếng vào những năm 1980 và ở tuổi gần 60, cô vẫn là một tượng đài lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới, vẫn đủ sức lay động khán giả bằng những sản phẩm mới. Điều này hầu như sẽ rất khó để bắt gặp ở Kpop.
Tuổi thọ sự nghiệp của một thần tượng Kpop thường không kéo dài được như các nghệ sĩ tại Mỹ.
5. Mức độ quan trọng của việc tự sáng tác và sản xuất nhạc
Các nghệ sĩ US/UK đặc biệt rất chú trọng vào sự độc đáo và bản sắc cá nhân trong âm nhạc nên họ thường tự sáng tác ca khúc cho riêng mình. Nếu không tự mình viết nhạc, các ca sĩ ở Mỹ cũng sẽ góp một vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên sản phẩm âm nhạc. Ca khúc được họ phát hành đa phần dựa trên kinh nghiệm sống và mang đậm cá tính của mỗi người. Mặt khác, do quy trình đào tạo đặc trưng, các thần tượng Kpop thường phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất để có được những ca khúc hay cho đợt debut hoặc comeback. Tuy nhiên, điều đó đang dần được thay đổi trong thời gian gần đây khi hiện tại các nhóm nhạc đều có ít nhất một thành viên có thể tự sáng tác hoặc viết lời cho ca khúc.
Dù hầu hết thần tượng Kpop đều có nhà sản xuất đứng sau các sản phẩm, nhưng vẫn có những thần tượng tự sáng tạc nhạc cho chính mình và vô cùng thành công như G-Dragon.
6. Khái niệm "gia đình" giữa các nghệ sĩ cùng công ty
Tại Hàn Quốc, đa phần các nghệ sĩ thường thể hiện sự tự hào và tình cảm của mình dành cho công ty chủ quản bởi đó còn là thương hiệu định hình danh tiếng cho họ. Các fan Kpop cũng có xu hướng yêu thích các nghệ sĩ khác nhau trong cùng một công ty bên cạnh thần tượng riêng của mình. Đồng thời, khái niệm "gia đình" cũng được nhấn mạnh khi nhắc đến những tên tuổi có cùng một công ty chủ quản. Đây là điều dường như không thể thấy được ở các cộng đồng người hâm mộ của những ngôi sao tại Mỹ.
Bầu không khí gia đình giữa các nghệ sĩ là điều hiếm thấy tại thị trường US/UK.
7. Sản phẩm âm nhạc với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau
Những nghệ sĩ phát triển sự nghiệp tại thị trường âm nhạc thế giới lớn như Mỹ thường sử dụng tiếng Anh cho các tác phẩm của mình. Còn đối với các nghệ sĩ Latin thì tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chủ đạo cho các ca khúc. Nhìn chung, họ không cần phải tạo ra các phiên bản bằng những thứ tiếng để quảng bá đặc biệt nhắm vào một thị trường khác.
"Girls & Peace" là album phòng thu tiếng Nhật thứ hai của SNSD.
Nhưng đối với các thần tượng Kpop thì khác, họ thường xuyên cho ra mắt các album tiếng Trung hoặc tiếng Nhật để dễ dàng tiếp cận công chúng tại những thị trường này. Đây cũng là một cách tốt khi các thần tượng từ Hàn Quốc có thể thu hút thêm nhiều fan và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra xa hơn trên thế giới.
Chuyện xưa kể lại: Fan hai nhà SNSD và 2NE1 "cắn xé nhau tơi tả" tại MAMA 2014, cuối cùng chiến thắng lại về tay... SISTAR! Mỗi mùa MAMA xuất hiện, lại thêm hàng loạt những câu chuyện dở khóc dở cười được nhắc đến. Nhưng có lẽ màn "fan war" này của fan SNSD cùng fan 2NE1 vẫn sẽ là câu chuyện tiêu biểu được "lưu danh sử sách". Năm 2020 sắp qua đi, đồng nghĩa với việc hàng loạt các giải thưởng âm nhạc cuối năm bắt...