TV 8K – Vũ khí chứng tỏ vị thế ông lớn hàng đầu làng TV của Samsung
12 năm liền ngự trị trên đỉnh thế giới, Samsung có đủ kinh nghiệm để cho thấy tầm ảnh hưởng của mình lên thế giới công nghệ.
Giải quyết bài toán khó theo hướng ít người nghĩ tới
Nhớ cách đây không lâu, khi TV 4K lần đầu xuất hiện trên thị trường, đã phải mất một thời gian tương đối dài để người dùng có thể thực sự trải nghiệm nó. Lý do rất đơn giản: công nghệ đi trước nội dung, khi TV 4K ra mắt, không có nhiều nội dung 4K để trình diễn được khả năng của nó. Chính trở ngại này khiến cho nhiều hãng TV chần chừ trong việc phát triển công nghệ 8K vì một lần nữa họ sợ rằng, sẽ đi vào vết xe đổ năm nào. Thế nhưng, Samsung với tư cách là nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới (tính theo thị phần, thống kê từ Statista) không thể ngồi yên để chờ đợi nội dung 8K tự xuất hiện được. Và họ đã tìm ra cách giải bài toán khó này theo cách mà nhiều hãng khác không hề nghĩ tới.
Giải pháp ấy có tên Trí tuệ nhân tạo – AI. Đây được coi là xu hướng công nghệ mới, có thể giải quyết rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Thế nhưng chẳng mấy người nghĩ rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo lại có thể áp dụng vào lĩnh vực hiển thị – TV. Samsung lại cho thấy một cách tiếp cận khác tại hội chợ công nghệ lớn nhất châu Âu năm nay – IFA 2018, tổ chức tại Berlin. Thay vì chờ đợi các nhà sản xuất nội dung có thể xây dựng các video, bộ phim 8K, Samsung hé lộ cho thế giới thấy một phương thức hay ho hơn nhiều: biến nội dung 4K sẵn có thành 8K, nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Họ đã làm điều đó như thế nào? Cụ thể, trí tuệ nhân tạo do Samsung phát triển sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu gồm hàng triệu hình ảnh để xác định hình ảnh đầu vào, tăng độ phân giải cho nó một cách hợp lý. Bên cạnh đó, TV tích hợp một công cụ lọc nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh tối ưu, khâu xử lý hình ảnh được đẩy lên tối đa nhằm đảm bảo người dùng có trải nghiệm hình ảnh tối ưu. Những nét răng cưa khi tăng độ phân giải từ 4K lên 8K cũng sẽ được làm mềm mại đi. Không chỉ có vậy, độ sáng và tương phản cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Bằng cách này, hình ảnh từ bất kỳ nguồn nào – quy chuẩn, full HD hay 4K trên TV Samsung cũng sẽ được chuyển hóa thành hình ảnh có độ phân giải 8K.
Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề này cho thấy sự sáng tạo của Samsung trong làng công nghệ thế giới. Hãng có thể phát triển một chiếc TV 8K đơn thuần, không có nội dung đi kèm để chứng minh vị trí đi đầu về công nghệ nhưng lại không làm như vậy. Phục vụ người dùng một cách tận tụy nhất là triết lý sản phẩm của Samsung.
Ấn tượng nhưng không bất ngờ khi nhìn vào lịch sử
Công nghệ trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong trường hợp này thực sự ấn tượng, nhưng nếu nhìn vào quá khứ phát triển công nghệ của Samsung, bạn sẽ không thấy bất ngờ. Hãng sản xuất TV Hàn Quốc này luôn biết cách đáp ứng nhu cầu người dùng theo cách thức khác lạ. Điển hình như việc không chạy theo công nghệ OLED để một mình phát triển QLED. OLED được rất nhiều chuyên gia công nghệ ngợi khen vì khả năng hiển thị ấn tượng, nhưng với Samsung, họ vẫn nhìn ra được những điểm yếu cố hữu của công nghệ này. Vì vậy, Samsung chọn QLED làm bước đi kế tiếp.
Với QLED, Samsung tạo ra được những chiếc TV với độ sáng cực đại lên tới 4.000 nits, tái tạo 100% dải màu sắc theo chuẩn của VDE và quan trọng nhất là độ bền vượt trội, không hề gặp hiện tượng lưu ảnh hay burn-in. Samsung cũng là hãng dám đặt ra thời hạn bảo hành cho lỗi burn-in lên đến 10 năm. Sự khác biệt, sáng tạo nhờ đặt trọng tâm vào người dùng chính là bí quyết làm nên thành công của Samsung, và cũng là cách để ông lớn này chứng tỏ vị thế hàng đầu trong làng TV thế giới.
Theo Tri Thuc Tre
Quốc gia "nghèo rớt" vươn mình thành cường quốc sau 70 năm
Nhà nước Israel chỉ mới được thành lập cách đây gần 70 năm nhưng quốc gia này đã trở thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Binh sĩ quân đội Israel.
Theo New York Post, năm 1950, chỉ 2 năm sau khi lập quốc, Israel đã cử phái đoàn kinh tế đầu tiên đến Nam Mỹ.
Israel ở thời điểm đó rất cần đối tác thương mại. Không giống như những kình địch Ả Rập, quốc gia Do Thái này không có nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên cho tham vọng phát triển kinh tế. Israel từ những năm 1950 không hề có dầu mỏ hay khoáng sản.
Video đang HOT
Phái đoàn đến Nam Mỹ năm đó thu xếp được vài cuộc họp nhưng hầu hết kết thúc trong thất bại. Người Israel muốn bán cam, bếp dầu và cả răng giả. Đối với quốc gia Nam Mỹ như Argentina, vốn có thể tự trồng cam và có mạng lưới điện quy mô, lời đề nghị của Israel trở thành trò hề.
Bất chấp những khó khăn chồng chất, Israel sau gần 70 năm đã trở thành quốc gia hoàn toàn khác biệt. Ngày nay, Israel trở thành cường quốc công nghệ và là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, đạt doanh thu 6,5 tỷ USD mỗi năm.
Kể từ năm 1985, Israel trở thành quốc gia xuất khẩu máy bay không người lái lớn nhất thế giới, chiếm 60% thị phần toàn cầu. Mỹ chỉ xếp thứ 2 với 25%. Khách hàng cũng khá đa dạng, từ Nga, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Đức và Brazil.
Năm 2010, 5 quốc gia châu Âu dùng máy bay không người lái Israel cho các chiến dịch quân sự ở Afghanistan.
Nhưng vì sao một quốc gia có tuổi đời non trẻ như vậy lại nhanh chóng sở hữu công nghệ quân sự hàng đầu, làm thay đổi cục diện chiến trường?
Câu trả lời nằm ở chiến lược phát triển tài tình của giới lãnh đạo Israel. Quốc gia này có số dân khiêm tốn, tập trung 4,5% GDP cho nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Trong số này, 30% dành cho phát triển quân sự. Ngay cả các quốc gia như Đức, Mỹ cũng không dành tỷ lệ ngân sách lớn như vậy để nghiên cứu và phát triển quốc phòng.
Một yếu tố khác là sự đổi mới và sáng tạo trong văn hóa Israel. Người dân nước này sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn các quốc gia khác. Vì trên lý thuyết, kể từ khi lập quốc, Israel chưa từng ngớt tiếng súng. Người Israel buộc phải nhanh nhạy, sáng tạo ra những vũ khí mới để tồn tại trước vòng vây của các quốc gia Ả Rập.
Dưới đây là những vũ khí nổi bật nhất làm nên tên tuổi Israel:
Đội quân robot tuần tra biên giới
Robot tự hành tuần tra biên giới của Israel.
Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới dùng đội quân robot tự hành (UGV) thay thế cho lính biên phòng. UGV hiện đang đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở khu vực biên giới với Syria ở phía bắc và Dải Gaza ở phía nam.
Robot tự hành này được trang bị nhiều cảm biến, camera và vũ khí. UGV có thể được vận hành bởi binh sĩ ngồi tại căn cứ hoặc được thiết lập chế độ tự động hoàn toàn.
Việc sử dụng robot tuần tra đem đến nhiều lợi ích. Binh sĩ cần nghỉ ngơi, thức ăn, nước uống. Nhưng UGV có thể hoạt động cả ngày, miễn là được cung cấp đủ nhiên liệu.
Đối mặt với khủng bố dùng đường hầm xuyên biên giới, UGV giống như một con rắn lẻn vào những đường hầm này để ghi hình và truy tìm kẻ thù.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra trên biển. Israel đã chế tạo được các tàu chiến tự hành mang tên Protector. Các tàu này đóng vai trò bảo vệ cảng biển chiến lược và tuyến đường biển ở Địa Trung Hải.
Chương trình tên lửa Arrow
Hệ thống phòng không Arrow.
Năm 2000, không quân Israel tiếp nhận tổ hợp phòng không Arrow đầu tiên, đưa quốc gia Do Thái này trở thành nước đầu tiên sở hữu hệ thống đánh chặn tên lửa đối phương.
Tổ hợp phòng không của Israel là một ý tưởng mang tính đột phá. Quốc gia nhỏ bé này luôn phải đề phòng trước tên lửa đạn đạo từ Syria, Iraq và Iran.
Chương trình càng được đẩy nhanh vào năm 1991, khi quân Iraq phóng 39 quả tên lửa Scud vào lãnh thổ Israel.
Chưa dừng lại ở đó, Israel ngày nay sở hữu hệ thống phòng không 3 lớp, được coi là tối tân nhất thế giới. Tổ hợp Arrow đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa. David Sling đánh chặn tên lửa tầm trung, tên lửa hành trình và Iron Dome chuyên đánh chặn tầm gần.
Hệ thống Iron Dome đã ngăn chặn hàng trăm rocket Katyusha phóng vào lãnh thổ nước này từ Dải Gaza, trong nhiều năm qua.
Vệ tinh do thám
Israel là quốc gia đi đầu trong công nghệ vệ tinh do thám.
Năm 1988, Israel là quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh do thám lên quỹ đạo, trở thành một trong 8 quốc gia có khả năng phóng vệ tinh độc lập.
30 năm trôi qua và ngày nay Israel trở thành cường quốc vệ tinh, khi sở hữu 8 vệ tinh do thám khác nhau trên quỹ đạo.
Đây được coi là yếu tố then chốt để Israel nắm rõ hoạt động quân sự của đối phương, đặc biệt là Iran. Vệ tinh do thám Israel cũng hết sức gọn nhẹ, chỉ nặng 300kg so với thiết bị 25 tấn của Mỹ.
Đa số vệ tinh này được trang bị camera hiện đại với độ phân giải cao, đủ khả năng phân biệt vật thể nhỏ cỡ 50cm cho từ độ cao hàng trăm km. Những vệ tinh khác được trang bị cảm biến tối tân, có thể vẽ ra bức ảnh kỹ thuật số với chất lượng không hề thua kém camera thông thường.
Công nghệ này giúp Israel chiếm ưu thế lớn về quân sự. Nếu như camera không thể nhìn xuyên mây hay sương mù thì radar lại hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết.
Nhiều quốc gia trên thế giới tìm đến vệ tinh Israel. Năm 2005, Pháp ký hợp đồng chiến lược với Israel để thiết kế vệ tinh riêng. Năm 2012, Ý chi 182 triệu USD mua vệ tinh trinh sát Israel.
Các quốc gia khác như Singapore và Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến vệ tinh Israel trong nhiều năm qua.
Máy bay không người lái
Máy bay không người lái Heron TP có sải cách tương đương Boeing 737.
Israel là quốc gia sở hữu máy bay không người lái lớn nhất thế giới. Chiếc Heron TP có sải cánh tương tự máy bay chở khách Boeing 737. Nó có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ và mang theo vũ khí nặng 1 tấn.
Israel cũng là quốc gia đầu tiên đưa máy bay không người lái vào môi trường tác chiến thực tế. Các hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc vô hiệu hóa mạng lưới phòng thủ của Ai Cập, Liban hay Syria.
Năm 1986, Israel bán cho Mỹ máy bay không người lái Pioneer. Chiếc máy bay này đã làm nên lịch sử khi bay qua đầu binh sĩ Iraq trong cuộc chiến năm 1991.
Binh sĩ Iraq khi đó liền cởi áo, gửi thông điệp đầu hàng. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay không người lái khiến các binh sĩ đối phương phải quỳ gối.
Xe tăng bí mật
Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel.
Ngày nay, xe tăng Merkava là một trong những dự án tối mật hàng đầu của Israel. Đây được coi là mẫu xe tăng mạnh nhất và tốt nhất trên thế giới.
Trong giai đoạn những năm 1970, Anh và các nước khác từ chối bán xe tăng cho Israel. Quốc gia Do Thái này ngay lập tức bắt tay vào dự án chế tạo xe tăng riêng.
Phiên bản mới nhất mang tên Merkava Mk-4 có thể đạt tốc độ tối đa 64 km/giờ. Lớp giáp của Merkava Mk-4 có thể được tùy biến, tùy thuộc vào mục đích sử dụng trên chiến trường.
Năm 2012, Merkava nhận gói nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay, khi được trang bị hệ thống phòng thủ mới mang tên Trophy. Hệ thống này bao gồm radar cực nhạy với tên lửa chống tăng đối phương và phóng ra đám mây kim loại để đánh chặn.
Trophy cũng giúp nhận điện các mối đe dọa từ xa, giúp cho kíp lái xe tăng kịp thời phản ứng và tấn công phủ đầu đối phương.
Theo Danviet
Anh sẽ triển khai vũ khí laser cho 'Thần sấm' F-35 Không quân Hoàng gia dự tính chi 100 triệu bảng Anh để tiến hành triển khai vũ khí laser cho tiêm kích F-35. Theo "Star Daily", với mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên trong lịch sử được trang bị vũ khí tương lai này, không quân Anh sẽ có thể tấn công các mục tiêu trên không và mặt đất bằng tốc...