“Tuýt còi” công văn “chỉ đạo uống bia” của Nghệ An
Bộ Tư pháp đã “tuýt còi” công văn “chỉ đạo uống bia” của Nghệ An và “chỉ đạo mua xi măng” của Quảng Nam.
Sáng nay (16/10), tại cuộc hợp báo công tác tư pháp quý III, ông Trần Tiến Dũng (Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp) cho biết, Bộ Tư pháp đã “tuýt còi” văn bản chỉ đạo “uống bia” của tỉnh Nghệ An và “mua xi măng” của tỉnh Quảng Nam.
Như tin đã đưa, cuối tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Đường (Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An) ký văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, các tổ chức chính trị xã hội và hội doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn về việc tiêu thụ bia sản xuất tại tỉnh. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các cơ quan tăng cường vận động cán bộ công chức và người dân ưu tiên dùng bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida. Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng đồ uống, phải ưu tiên dùng các loại bia này.
Ông Trần Tiến Dũng – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp
Theo UBND tỉnh Nghệ An, việc này sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động Nghệ An.
Qua kiểm tra, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư Pháp) cho rằng, công văn của UBND tỉnh Nghệ An có một số nội dung mang tính quy phạm pháp luật nhưng lại chưa phù hợp với quy định của pháp luật, chưa phù hợp về hình thức văn bản, không có căn cứ pháp lý.
Theo đại diện của Bộ Tư pháp, những nội dung chỉ đạo này đã tạo ra sự “phân biệt đối xử”, “bất bình đẳng” giữa các doanh nghiệp, trái Hiến pháp và Luật Cạnh tranh. Điều nàycó thể tạo ra tính lợi ích cục bộ, địa phương, cần xem xét xử lý kịp thời tránh việc nhiều địa phương cũng có chủ trương tương tự.
Video đang HOT
Qua thống nhất với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), ngày 8/10, Cục KTVB đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An tự kiểm tra, hủy bỏ nội dung chưa phù hợp trong công văn và thông báo kết quả xử lý sau 30 ngày cho Bộ Tư pháp.
Tương tự, ngày 14/5, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện “ký hợp đồng mua xi măng với Công ty CP Xi măng Xuân Thành 2″ nhằm “hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ xi măng sản xuất trên địa bàn tỉnh của Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 2″.
Bộ Tư pháp cho rằng, văn bản của tỉnh Quảng Nam cũng như văn bản của tỉnh Nghệ An, chưa phù hợp với quy định pháp luật và hình thức văn bản.
Đối với công văn của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc “mua sim đổi bò”, Bộ Tư pháp đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh cung cấp văn bản chính thức để kiểm tra nhưng đến nay chưa nhận được phản hổi.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh còn ra văn bàn yêu cầu các cơ quan ban ngành ưu tiên sử dụng dịch vụ trả lương qua Techcombank. Sau khi có ý kiến phản ứng trong dư luận, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ra văn bản thay thế vẫn với nội dung kêu gọi ưu tiên sử dụng Techcombank nhưng nói rõ hơn với ý là “không bắt buộc” mà trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương, đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Theo Khampha
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đòi bồi thường?
Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, đại diện Bộ Tư pháp cho biết hiện ông Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường do còn đang thu thập chứng cứ...
Ngày 8/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo quý I/2014. Nhiều vấn đề nóng được các nhà báo quan tâm đã được Bộ Tư pháp thông tin, giải đáp.
Nợ đọng văn bản vẫn còn lớn
Báo cáo tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Tư pháp - ông Trần Tiến Dũng cho biết, trong thời gian qua, mặc dù các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn dốc, nhưng tình hình xây dựng, banhành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong quý I vẫn chưa có nhiều chuyển biến. số lượng văn bản chậm ban hành, nợ đọng còn lớn, nhất là việc xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch, một số văn bản ở vào tình trạng nợ đọng kéo dài vẫn chưa được khắcphục
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành 1.544 văn bản, trong đó có 13 Nghị định, 2 Quyết định, chỉ đạt 34%, riêng luật xử lý vi phạm hành chính, đã ban hành thêm 2Nghị định, nâng tổng số văn bản quy định chi tiết đã ban hành lên 52/53 văn bản. Hiện vẫn còn 29/44 văn bản chưa được ban hành, bao gồm 25 Nghị định và 4 Quyết định, chiếm tới 65,9%.
Trong khi đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành được 8/46 văn bản, đạt 17%, còn 38/46 văn bản chưa ban hành, chiếm 82,6%.
Ông Nguyễn Thanh Chấn hiện đang thu thập căn cứ để yêu cầu bồi thường
Kéo dài tuổi nghỉ hưu khi chưa có hướng dẫn của Chính phủ
Tại buổi họp báo, nhiều vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp đã được phóng viên quan tâm đặt câu hỏi.
Thời gian gần đây, báo chí đã đăng tải những thông tin lùm xùm quanh vụ Bộ Tư pháp kéo dài thời gian làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu của Vụ trưởng Trần Văn Quảng. Theo đó, có ý kiến cho rằng việc kéo dài tuổi nghỉ hưu này còn nhiều điều chưa được minh bạch, trong khi nội bộ Bộ Tư pháp còn nhiều người có khả năng thay thế. Về ý kiến này, ông Dũng cho biết, Điều 187, Khoản 3 của Bộ Luật Lao động có quy định, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động có trình độ quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định. Điều này cũng giao cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành.
"Thời gian qua, Chính phủ đã thảo luận cho ý kiến và hiện đang trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét cho ý kiến. Trong thời kỳ Chính phủ chưa ban hành Nghị định thì Bộ Tư pháp vận dụng theo luật định để quyết định kéo dài 6 tháng đối với ông Trần Văn Quảng."- ông Dũng nói.
Lý do kéo dài thời gian làm việc của ông Trần Văn Quảng được ông Dũng giải thích rằng, xuất phát từ nhu cầu của Bộ Tư pháp. "Thời điểm đó Bộ Tư Pháp có nhiều sự biến động về nhân sự. 2 đồng chí được luân chuyển về Thành phố Hà Nội và Hà Tĩnh, 1 đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu. Do vậy, Bộ Tư Pháp sắp tới chỉ còn 2 Thứ trưởng. Hơn nữa, 2 Thủ trưởng của Bộ đang được Ban Bí thư đề nghị xem xét luân chuyển về địa phương. Bộ Tư Pháp trong giai đoạn này cũng lần đầu tiên tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ. Hơn nữa, đồng chí Quảng là một cán bộ có trình độ chuyên môn cao, là tiến sĩ luật học ở nước ngoài, có năng lực, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, sức khỏe vẫn bảo đảm đáp ứng được công việc..." - ông Dũng giải thích.
Cũng theo ông Dũng, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp trong đó có mời đại diện của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Nội chính Trung ương tham gia, sau đó đi đến thống nhất kéo dài thời gian giữ chức vụ của ông Trần Văn Quảng. Người phát ngôn Bộ Tư pháp cũng khẳng định, sau khi công bố công khai và gửi thông báo đến các cơ quan, cho đến thời điểm này Bộ Tư pháp chưa nhận được bất kỳ ý kiến không đồng thuận nào từ phía cán bộ công chức.
Ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đề nghị bồi thường
Cũng tại buổi họp báo, một vấn đề được các nhà báo quan tâm là công tác bồi thường oan sai, trong đó đặc biệt là trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và trường hợp ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình. Theo bà Nguyễn Thị Tố Hằng, Vụ phó Vụ thi thành án Bộ Tư pháp, theo quy định của luật pháp thì người bị oan sai phải có đơn đề nghị bồi thường, kèm theo đó là các căn cứ liên quan chứng minh những thiệt hại do bị oan sai gây ra. Tuy nhiên, hiện nay ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường và còn đang trong thu thập các căn cứ.
Còn liên quan đến việc bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi, bà Hằng cho biết, cơ quan phải bồi thường là TAND tỉnh Thái Bình hiện đã có hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường gửi lên TAND tối cao thẩm định trước khi trình Bộ Tài chính làm thủ tục cấp kinh phí. "Chúng tôi đã có công văn hướng dẫn ông Phi thực hiện quyền của mình - bà Hằng cho biết.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Vụ thầy giáo tạt axít: Kiểm tra lại quy trình chuyển công tác cán bộ Trước dư luận cho rằng thầy giáo Phạm Minh Tiên tạt axít vào 4 cán bộ, giáo viên là do bức xúc từ việc bị chuyển công tác, Sở GD-ĐT tỉnh đã giao cho Thanh tra Sở kiểm tra lại quy trình chuyển công tác của thầy giáo Minh Tiên. Thông tin từ Sở Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) Đồng Tháp cho...