Tuyệt sắc mỹ nhân sở hữu võ công mạnh nhất truyện Kim Dung và những tranh cãi không có hồi kết
Dù chỉ xuất hiện trong vài trích đoạn ngắn nhưng Hoàng Sam Nữ Tử đã để lại ấn tượng lớn cho các fan hâm mộ của nhà văn Kim Dung.
Chung Nam sơn hậu
Hoạt tử nhân mộ
Thần điêu hiệp lữ
Tuyệt tích giang hồ
Trên đây là lời hồi đáp của Hoàng Sam Nữ Tử khi được hỏi về thân phận thực sự của mình. Chỉ với 4 câu, nàng ta đã khiến biết bao fan hâm mộ phải tranh luận, cự cãi và không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để lùng ra bằng được “info”. Sự thật về thân thế của nàng mỹ nhân võ công cao cường bậc nhất Ỷ Thiên Đồ Long Ký này luôn là bí ẩn mà cho tới nay, chẳng ai có thể giải đáp được.
Hoàng Sam Nữ Tử – mỹ nhân có võ công tuyệt thế nhưng thân phận lại cực kỳ bí ẩn
Hãy truy ngược lại khoảng thời gian giữa 2 bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký và Thần Điêu Đại Hiệp. Ai cũng biết, giai đoạn mà Trương Vô Kỵ hòa nhập giang hồ là vào thời nhà Nguyên sắp sụp đổ, cách khoảng thời gian Dương Quá – Cô Cô tới gần 100 năm. Điều này kết hợp với 4 câu nói ở trên đã ngầm chỉ ra, hoặc Hoàng Sam Nữ Tử là “con cháu” của bộ đôi Dương Quá – Cô Cô, hoặc nàng ta chính là hậu nhân đến từ phái Cổ Mộ.
Có rất nhiều liên hệ cho thấy Hoàng Sam Nữ Tử chính là hậu nhân của bộ đôi Dương Quá – Tiểu Long Nữ
Rất nhiều độc giả thường nghiêng về giả thuyết Hoàng Sam Nữ Tử chính là con gái của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Đầu tiên, không ai biết nàng ta tên gì, chỉ thấy Sử Hồng Thạch gọi nàng là Dương tỷ tỷ. Đây chính là họ của Thần Điêu Đại Hiệp năm xưa, liệu rằng chính anh đã nhắn nhủ cho hậu bối về sau ra tay giúp đời để lấy lại thanh danh cho nhà họ Dương? Tiếp đó, tác giả Kim Dung từng có lần ngầm khẳng định ý kiến này với mô tả về Hoàng Sam Nữ Tử như sau: “mặt không một chút huyết sắc”.
Video đang HOT
Xét về thời gian, thời đại của Hoàng Sam Nữ Tử cách Dương Quá, Tiểu Long Nữ tới cả 100 năm
Nếu như bạn đọc chưa biết thì nữ nhân phái Cổ Mộ quanh năm sống trong điều kiện hầm mộ lạnh lẽo, u tối, thiếu ánh sáng mặt trời. Điều này khiến cho làn da của họ trắng nhưng hơi… xanh xao. Chính vì thế, lời mô tả này đã khẳng định về nguồn gốc của Hoàng Sam Nữ Tử có liên hệ chặt chẽ với phái Cổ Mộ.
Các môn sinh của phái Cổ Mộ sống trong hang tối lạnh lẽ, không được nhận ánh sáng mặt trời, có ảnh hưởng không nhỏ tới làn da của họ
Một điều mà chúng ta không thể gạt bỏ chính là sự tinh túy, uy lực không cần bàn cãi của bộ Cửu Âm Chân Kinh xuyên suốt Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Nếu như ở 2 bộ truyện trước là Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp, Cửu Âm Chân Kinh chỉ được thể hiện thông qua các phần nhỏ và không hoàn chỉnh thì mãi tới khi Hoàng Sam Nữ Tử xuất hiện, nàng mới chính là người phát huy hoàn chỉnh nhất tinh hoa của bộ bí kíp này.
Cửu Âm Chân Kinh mà Hoàng Sam Nữ Tử sử ra mới là hàng “real”
Nàng ta sử dụng Cửu Âm Thần Trảo một cách điêu luyện, tới mức có thể hoàn toàn áp đảo Cửu Âm Bạch Cốt Trảo vốn đã cực âm tà của Chu Chỉ Nhược không mấy khó khăn. Vốn dĩ, cả 2 môn võ công này đều là 1 nhưng cái cách mà mỗi người sử dụng lại vô cùng khác biệt, bên thì như thần tiên, bên lại giống quỷ mị.
Sự bí ẩn chính là thứ lôi cuốn nhất từ mỹ nhân này
Tất nhiên, chỉ với từng ấy thông tin, vẫn rất khó để kết luận Hoàng Sam Nữ Tử là hậu duệ đời sau của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Có chăng, đây chỉ là điều khao khát nhất của các fan mà thôi. Cố nhà văn Kim Dung trước nay chưa từng có một lời khẳng định về nhân vật bí ẩn này, càng khiến các cuộc tranh luận từ fan hâm mộ không có hồi kết. Người thì nói nàng ta chính là con của Dương Quá, người lại cho rằng Hoàng Sam Nữ Tử thực chất chỉ là nhân vật phụ họa mà Kim Dung vô tình nghĩ ra, sau này được bồi đắp thêm một vài tình tiết cho phù hợp với mạch truyện.
Dù đã trải qua nhiều phiên bản nhưng có vẻ như cho tới giờ, Lưu Thi Thi vẫn là diễn viên thể hiện được cái thần thái bất phàm của Hoàng Sam Nữ Tử tốt nhất
Trong các phiên bản “người đóng”, có lẽ vai diễn của Lưu Thi Thi trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009 mới là đáng nhớ nhất. Nhờ khí chất băng thanh ngọc khiết và gương mặt đẹp không tì vết, Lưu Thi Thi còn từng được ví như “tiểu Lưu Diệc Phi” và đốn gục trái tim của biết bao khán giả. Rất nhiều tựa game sau này lấy đề tài kiếm hiệp Kim Dung cũng thiết kế nhân vật Hoàng Sam Nữ Tử dựa theo tạo hình của Lưu Thi Thi khi trước.
Hoàng Sam Nữ Tử trong Giang Hồ Hoàng Kim
Ngoài lề: Ra mắt trong thời điểm mà phần nhìn, cái đẹp là trên hết, Giang Hồ Hoàng Kim cũng được trang bị nền đồ họa Ultra HD 4K xứng tầm, giúp đem đến những trận giao tranh mãn nhãn nhất. Dù là từng nhân vật, mỗi tuyệt học võ công trong truyện Kim Dung hay các pha so kiếm kịch tính, tất cả đều được thể hiện một cách đầy sống động, lúc thì uy lực, nghiêng trời lệch đất, khi lại uyển chuyển, khéo léo và đầy tinh túy. Nếu như có BXH các tựa game tái hiện võ công Kim Dung đẹp mắt nhất, Giang Hồ Hoàng Kim chắc chắn sẽ không trượt khỏi Top đầu.
Dù sao, một điều không thể chối bỏ là chính vì thân phận quá bí ẩn, sức hút của Hoàng Sam Nữ Tử lại ngày càng tăng nhanh. Nếu như nàng ta được hé lộ là con gái của ai đó, xuất thân từ danh gia vọng tộc hay chính là một thiên tài võ học bẩm sinh… tất cả sẽ làm mất đi sự quyến rũ mà tác giả đã cố gắng tạo ra cho người mỹ nhân này. Có những ý kiến cho rằng, phụ nữ càng bí ẩn lại càng đẹp, Hoàng Sam Nữ Tử chính là một ví dụ điển hình cho câu nói ấy.
Theo GameK
Nhân vật này được coi là bá đạo nhất truyện Kim Dung, hơn cả Độc Cô Cầu Bại hay Trương Tam Phong
Trong hàng loạt các tác phẩm mình từng viết, Hiệp Khách Hành có lẽ là bộ truyện "phiêu" nhất của nhà văn Kim Dung. Bởi lẽ, anh chàng nhân vật chính của chúng ta mạnh đến nỗi không tưởng.
Phải là một fan cuồng truyện kiếm hiệp Kim Dung rất lâu năm mới biết được 3 chữ "cẩu tạp chủng" - cái tên dùng để ám chỉ Thạch Phá Thiên, chàng nhân vật chính trong bộ Hiệp Khách Hành. Từ bé, Thạch Phá Thiên sống cùng Mai Phương Cô và cậu bạn nhỏ A Hoàng, chưa từng tìm hiểu thân thế đích thực của mình, mãi cho đến khi lạc vào tay Tạ Yên Khách.
Sau những cuộc phiêu lưu đầu tiên, dần dần, người đọc mới nhận ra Thạch Phá Thiên vốn là con của đôi vợ chồng khác (Thạch Thanh và Mẫn Nhu). Mai Phương Cô do hận Thạch Thanh vì không đáp trả lại tình cảm của mình nên đã bắt cóc đứa con mới sinh (chính là Thạch Phá Thiên) và trốn biệt tích. Chưa dừng lại ở đó, bà ta còn vứt lại một đống thịt bầy nhầy khiến cho đôi vợ chồng đáng thương đau khổ vì mất con, kiên quyết tìm bằng được huyền thiết lệnh để nhờ Tạ Yên Khách báo thù.
Trong suốt những năm tháng ngày bé, Thạch Phá Thiên bị Mai Phương Cô đối xử thậm tệ, còn bị đặt cho cái tên "cẩu tạp chủng" như để chửi vợ chồng Thạch Thanh. Mãi cho đến khi lần đầu bước ra giang hồ, Thạch Phá Thiên ngay lập tức lại bị người đời hiểu nhầm mình chính là Thạch Trung Ngọc (người con còn lại của Thạch Thanh). Chàng ta nhanh chóng bị bang Trường Lạc để ý và được xưng tôn làm bang chủ.
Vốn dĩ, từ trước đó, Thạch Phá Thiên đang tẩu hỏa nhập ma vì luyện 2 thứ thần công Âm - Dương đối nghịch, nay nhận được sự cứu chữa từ Trường Lạc, lại may mắn trở thành người có nội công thượng thừa. Đời võ học của Thạch Phá Thiên vẫn chưa dừng ở đó, sau này, chàng lại gặp được Trương Tam, Lý Tứ (sứ giả của đảo Hiệp Khách), cùng họ uống thuốc độc mà nội công thượng thặng, vốn đã khó ai địch nổi trên giang hồ. Sau này, khi gặp được vợ chồng Thạch Thanh, Thạch Phá Thiên lại được tiếp tục chỉ điểm thêm, đủ bản lĩnh để trở thành cao thủ số 1 võ lâm.
Đó chỉ là những tiểu sử rất ngắn về Thạch Phá Thiên trong Hiệp Khách Hành, vậy thì, tại sao chàng ta lại được coi là nhân vật bá đạo nhất? Đầu tiên, trước bộ truyện này, bất kỳ cao thủ mạnh tới mức không tưởng nào cũng đều chỉ xuất hiện thông qua lời kể của kẻ khác. Độc Cô Cầu Bại, Trương Tam Phong, Tiêu Dao Tử... đều không phải là nhân vật chính, Kim Dung chỉ để họ xuất hiện giúp tôn thêm cho vị đại hiệp mà mình đang hướng tới mà thôi.
Thạch Phá Thiên thì ngược lại, chàng chính là nhân vật chủ chốt của câu chuyện, được xây dựng tính cách, hành xử qua từng câu thoại, từng lần chạm trán. Người đọc dần hiểu rõ hơn về con người trung hậu này, mặc cho quá khứ của chàng ta có bi đát đến thế nào. Bộ Hiệp Khách Hành như một câu chuyện gần gũi hơn về nhất đại cao thủ, người vốn dĩ chỉ có thể xuất hiện thông qua truyền kỳ thì nay lại tự tay tạo ra truyền kỳ.
Tiếp đó, nếu xét về sức mạnh, Thạch Phá Thiên trước khi ra đảo Hiệp Khách đã dùng nội lực của mình gần phá tan... cơn bão tuyết. Sau khi học xong võ công ở động ngoài đảo Hiệp Khách, tất cả các bức vách đều chấn động, đây là chi tiết rất ẩn ý mà Kim Dung đã lồng ghép vào truyện. Người luyện khí công có thể tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài, theo như cách luyện của Thạch Phá Thiên thì chàng ta đã hút lượng sức mạnh rất lớn từ đất trời. Vậy thì nội công của chàng ta đã có thể so sánh với phần sức mạnh của thiên nhiên, thử hỏi trong vô số cao thủ trước giờ, đã có ai làm được như vậy?
Thậm chí, bởi lẽ có độ "bá đạo" cao đến thế, đưa Thạch Phá Thiên vào game làm sao cho cân bằng cũng là một bài toán khó đối với nhiều studio. Rắc rối ở chỗ, nếu neft bớt sức mạnh của chàng ta đi thì các fan sẽ la ó nhưng nếu quá tay buff, meta game sẽ mất đi cái hay của nó. Làm sao để vừa lòng cả đôi bên?
Lấy ví dụ về tựa game Giang Hồ Hiệp Khách Lệnh đang khá hot hiện nay, khi những thông tin đầu tiên về tướng mới Thạch Phá Thiên chuẩn bị xuất hiện, có không ít nghi vấn được đặt ra. Hầu hết đều rất tò mò về khả năng mà vị tướng này đang có liệu sẽ phá nát toàn bộ meta game hiện tại?
Tất nhiên, Kim Dung cũng chưa từng khẳng định đây là vị cao thủ mạnh nhất mình từng tạo ra và cũng chính người đọc có thể cảm nhận được khuyết điểm của Thạch Phá Thiên. Mặc dù nội công được cho là vô hạn nhưng chiêu thức của chàng ta lại khá giản đơn mà không có phần uyển chuyển, tinh tế như nhiều bộ tuyệt học khác. Chính vì điều này, nếu đánh thực chiến, Thạch Phá Thiên khi so sánh với các nhân vật chính khác lại bị lép vế hơn. Dù sao, với luồng sức mạnh có thể so sánh với thiên nhiên, đây cũng vẫn là nhân vật ảo diệu nhất trong truyện Kim Dung rồi.
Theo GameK
5 đại nhân vật truyện Kim Dung "có thật" trong lịch sử mà rất ít người biết tới Không chỉ "sáng tạo" ra nhiều đại hiệp huyền thoại, cố nhà văn Kim Dung còn lấy cảm hứng từ nhiều nhân vật có thật trong lịch sử để mô tả lại rất nhiều sự kiện xuyên suốt chiều dài phát triển của phong kiến Trung Quốc. Cặp "bố vợ, con rể" Hoàng Dược Sư - Quách Tĩnh Trái ngược với hình tượng...