Tuyệt đối không làm những điều sau khi di chuyển trên đường cao tốc
Di chuyển trên đường cao tốc đòi hỏi tài xế phải tập trung cao độ, kỹ năng phán đoán và xử lý tình huống tốt. Dưới đây là một số típ lái xe an toàn trên đường cao tốc mà các bác tài nên biết.
1. Không chuyển nhiều làn một lúc
Việc chuyển liên tiếp đặc biệt nguy hiểm trên đường cao tốc, đặc biệt là những tài xế mới chưa có kinh nghiệm lái xe. Khi nhập làn trên đường cao tốc, tài xế phải giữ nguyên tốc độ hoặc tăng tốc độ lên một chút, sau đó thực hiện việc chuyển làn tuần tự, sau khi thấy ổn định ở làn kế bên thì chuyển sang làn tiếp theo, chú ý là phải giữ nguyên tốc độ. Nếu đột ngột giảm tốc độ có thể gây cản trở việc di chuyển của tài xế phía sau hoặc gây tai nạn.
Đường cao tốc 2 chiều
Khi muốn dời đường cao tốc, thời gian an toàn trước khi rẽ từ 3-5 phút, cự ly an toàn trước điểm rẽ khoảng 1 km. Khi có ý định chuyển làn rẽ phải ở làn bên phải nhất, không nên rẽ ở làn giữa, nếu cảm thấy không an toàn tiếp tục di chuyển và chờ làn rẽ tiếp theo.
2. Không dừng, đỗ xe trên đường cao tốc
Trừ trường hợp xe ô tô bị gặp phải lỗi kỹ thuật hoặc sự cố. Ngoài ra, các bác tài không nên dừng, đỗ xe trên đường cao tốc. Việc dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt rất nặng từ 5-6 triệu đồng. Và có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.
Hình ảnh gia đình ăn nhậu trên cao tốc Hà Nội-Lào Cai “gây bão” cộng đồng mạng
Video đang HOT
3. Dừng xe khẩn cấp phải có biển cảnh báo
Khi bắt buộc phải dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc thì phải đặt biển cảnh báo để thông báo cho các tài xế phía sau biết. Khoảng cách tối thiểu vào ban ngày là 100m, khoảng cách tối thiểu vào ban đêm là 200m.
4. Không sử dụng đèn pha chiếu lung tung
Khi thấy các tài xế khác trong tầm chiếu sáng của mình, thì tài xế nên chủ động cụp đèn pha sang và sử dụng đèn chiếu gần. Tuy việc sử dụng đèn pha là hợp lệ, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và tài xế khác. Nếu ai từng di chuyển trên cao tốc chắc chắn sẽ rất bực tức nếu gặp phải tình huống như vậy.
5. Chiếm làn khẩn cấp
Nhiều tài xế khi thấy ùn tắc thì di chuyển ngay sang làn khẩn cấp mà không biết công dụng của làn đường này. Chú ý, làn đường khẩn cấp chỉ được sử dụng trong các trường hợp như xe của bạn bị hư hỏng, bị trục trặc, cần chờ sự giúp đỡ của y tế. Làn khẩn cấp thường được phân biệt các làn đường khác là có đường một vạch màu trắng sơn liền.
Làn khẩn cấp có vạch kẻ trắng liền
6. Không thuộc quy tắc làn xe
Tài xế nên chú ý lưu thông ở giữa, làn bên trái nhất dành cho xe có ý định muốn chuyển sang làn rẽ hoặc muốn vượt, làn bên phải nhất cho xe nhập vào và ra làn.
Theo Thời báo Đông Nam Á
Làm gì khi xe ô tô hết xăng giữa đường trong dịp Tết?
Việc hết xăng giữa đường đặc biệt trong những ngày Tết là điều không mấy tài xế mong muốn, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn những mẹo xử lý khi đối mặt với tình huống "trớ trêu" này.
1. Tắt các thiết bị không cần thiết trên ô tô
Khi di chuyển trên đường và bạn nhận thấy xe gần hết nhiên liệu mà cây xăng cách vị trí hiện tại khá xa, điều này khiến bạn vô cùng lo lắng. Để tiết kiệm nhiên liệu, điều đầu tiên bạn nên làm là tắt các thiết bị không cần thiết trên xe để tiết kiệm nguồn nhiên liệu.
Đây là điều vô cùng quan trọng và cấp bách trong trường hợp này. Nếu như không tắt các tiện ích và chức năng không cần thiết, chiếc xe của bạn sẽ có thể hết nhiên liệu và dừng ngay tức khắc.
Tắt các thiết bị không cần thiết trên ô tô
Những thiết bị có thể tắt như: điều hòa, đài radio, sạc điện thoại cùng các thiết bị không cần thiết khác. Trong đó điều hòa không khí là thiết bị tiêu hao nhiều nhiên liệu nhất bởi điều hòa trong xe làm tăng sức căng của thiết bị phát điện, từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng động cơ, khiến nguồn nhiên liệu cạn kiệt nhanh hơn.
2. Luôn di chuyển xe ô tô với tốc độ ổn định nhất
Tâm lý số đông người khi gặp trường hợp gần hết xăng là cố gắng tăng tốc, phóng nhanh nhất có thể để kịp đến với trạm xăng. Nhưng điều này lại là "con dao" khiến xe bạn chết máy nhanh nhất.
Trong trường hợp này điều mà tài xế nên làm là di chuyển với một tốc độ ổn định và nhất quán nhất. Theo các chuyên gia khi xe sắp hết xăng, xe tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả nhất khi chạy với tốc độ khoảng 56-72 km/h.
3. Xác định cây xăng gần nhất
Vừa di chuyển với tốc độ ổn định, vừa tắt các thiết bị không cần thiết và ngay lập tức xác định cây xăng gần khu vực bạn đang di chuyển bằng hệ thống định vị trên ô tô hoặc bằng điện thoại thông minh để cung cấp nhiên liệu kịp thời nhất cho ô tô của bạn.
Theo các chuyên gia khi xe sắp hết xăng, xe tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả nhất khi chạy với tốc độ khoảng 56-72 km/h
Nếu trong trường hợp, cây xăng không gần vị trí của bạn, bạn nên dừng lại bên đường và hỏi người dân hoặc mua nhiên liệu tại các cửa hàng bán lẻ. Tránh tình trạng cố lái xe khi sắp hết xăng dẫn đến tình trạng hư hỏng động cơ.
Kinh nghiệm lái xe ô tô tiết kiệm xăng
Người lái xe cần lưu ý 4 điều sau để tiết kiệm chi phí đồng thời bảo vệ "xế yêu" của mình.
Lái xe với tốc độ vừa phải: Nên lái xe với tốc độ khoảng 50km - 90km/h sẽ cải thiện 10-15% mức độ tiêu thụ nhiên liệu.
Không tăng/giảm tốc độ đột ngột: Xe ô tô tiêu tốn gấp 4 lần nhiên liệu khi tăng tốc nhanh rồi phanh đột ngột.
Đổ nhiên liệu khi kim đồng hồ báo gần hết: Giải pháp tối ưu là đổ xăng khi bình xăng còn ít hơn nửa bình và chưa đến mức "đỏ".
Không mang quá nhiều đồ đạc trên xe: Theo thống kê sẽ tiêu tốn thêm 2% nhiên liệu khi chở thêm 50kg, vì vậy không nên nên bỏ hết đồ đạc thừa ra khỏi xe và giữ lại những thứ sự cần thiết.
Theo Cartimes
Nguyên tắc 'sống còn' khi lái xe ô tô số sàn xuống dốc Lái xe ô tô số sàn xuống dốc nếu không cẩn thận có thể dễ khiến tài xế gặp sự cố đáng tiếc. Hiện nay, đa số các hãng sản xuất ô tô đều chú trọng hơn vào xe có hộp số tự động. Thế nhưng không vì thế mà xe số sàn mất đi vị thế của mình. Tuy nhiên, việc di...