Tuyệt đối không dạy chữ ở trường mầm non
Nhiều trường mầm non lạm dụng việc tập tô nét chữ để đưa vở ô li vào dạy chữ cho trẻ làm cho trẻ căng thẳng, mệt mỏi và đặc biệt ảnh hưởng đến việc phát triển các yếu tố khác.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2012 – 2013 và Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013 – 2114 do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức, PGS. TS Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho hay tình trạng các trường mầm non đang bị phổ thông hóa, nhất là các cơ sở ngoài công lập là điều mà nhiều nhà giáo dục, khoa học đang rất lo ngại. Nhiều trường mầm non đã quá lạm dụng việc dạy chữ viết, đưa nhiều tài học liệu, sách vở in chữ viết có ô li vào trường để dạy cho trẻ mẫu giáo viết theo mẫu chữ chuẩn xác.
Vở ô li và tình trạng dạy chữ tại trường mầm non sẽ được xóa trong năm học này.
Điều này làm trẻ mệt mỏi, căng thẳng, mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc tập trung phát triển các yếu tố cần thiết khác. Ông Vụ trưởng yêu cầu các trường mầm non đang dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 phải chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Trong chương trình chuẩn, theo ông Minh có phần phát triển ngôn ngữ bằng cách cho trẻ tập tô những nét chữ chứ không phải là các chữ cái. Việc tập tô này giúp trẻ phát triển cơ tay nhỏ, hình thành biểu tượng nét chữ và tri giác vận động.
Trong năm học 2013 – 2014, ông Nguyễn Bá Minh cho biết sẽ chuyển nội dung tập tô nét chữ sang hoạt động tạo hình. Trẻ sẽ được tô tự do, thoải mái chứ không phải tô các nét chữ kỹ thuật một cách công thức, nặng nề. Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các Sở GD-ĐT để thanh tra, kiểm tra để chấm dứt việc sử dụng tài liệu dạy trẻ viết chữ, tô chữ có ô li trong trường mầm non.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho hay, tình trạng dạy chữ cho trẻ mầm non rất phổ biến; tài liệu, sách vở liên quan đến chữ cho trẻ mầm non hiện nay cũng tràn lan. Bộ GD-ĐT sẽ làm quyết liệt để giải quyết vấn đề này. Trước mắt, Bộ sẽ sớm có bộ sẽ ban hành thông tư liên quan đến việc quản lý các loại sách, tài liệu trong nhà trường và hướng dẫn cụ thể nội dung tập tô cho trẻ.
Trong năm học 2013 – 2014, ngành mầm non đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ chung toàn quốc đạt ít nhất 24% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 87% trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường. Đối với trẻ 5 tuổi bên cạnh việc tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường cần tạo mọi điều kiện để tăng tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày từ 2-3%, đảm bảo có ít nhất 94% trẻ 5 tuổi đến trường được học 2 buổi/ngày, trong đó 78% trẻ được ăn bán trú.
Theo Dantri
Video đang HOT
"Kiếm tiền chuyển giới, ngại gì bán thân" (!)
"Trong mắt mọi người, "pê đê" tụi mình đã là bệnh hoạn rồi, còn gì để mất nữa đâu mà giữ với gìn". Nghe lời "đàn chị" đi trước, Dung bước vào con đường bán thân để có tiền trang trải cuộc sống và lớn hơn là thực hiện ước mơ chuyển giới.
Khát khao đổi phận
21 tuổi, vẻ ngoài của Dung giống một cô gái nhờ những bộ váy áo trẻ trung, mái tóc nối dài được nhuộm vàng. Nhưng không cần nhìn kỹ, người đối diện cũng có thể nhận ra ngay người này vốn được sinh ra trong diện mạo của đàn ông. Dung muốn mọi người xem mình là phái nữ - đúng với ước muốn mà lúc mới 6 - 7 tuổi cô đã mơ hồ cảm nhận được trong con người mình.
Trong buổi nói chuyện, lâu lâu Dung lại đưa thay lên trán xoa kêu nhức đầu và buồn nôn mà theo cô là do tác dụng của những lần tiêm hooc môn nữ và uống thuốc tránh thai liên tục. Đó là các "loại thuốc" người chuyển giới thường truyền tai nhau dùng chứ thực tế họ không biết rõ tác dụng hay hậu quả khi nạp chúng vào cơ thể đến đâu.
Người đông tính có khát khao được thay đổi giới rất mãnh liệt, thậm chí họ có thể chấp nhận chết để được sống đúng với con người mình.
"Qua mối, tụi em nhờ người tiêm dạo hoặc các chị tự tiêm lấy cho nhau. Mỗi lần tiêm xong em tê liệt nửa người, tay chân cứng đơ, cảm giác xương cốt bị bào mòn vài ngày liền. Nhiều người cảnh báo có thể chết nhưng khát khao đổi phận trong tụi em lớn hơn cái chết rất nhiều", Dung nói.
Lần đầu phát hiện con lén mặc đồ nữ, mẹ Dung bần thần chưa nói nổi thành lời. Vài hôm sau, cả nhà cùng xúm vào chửi bới, mắng mỏ. Nhiều năm trời hắt hủi, họ quay sang xem Dung không tồn tại trong nhà. Với Dung, nhờ vậy mà cô chưa đến mức phải bỏ nhà đi bụi như nhiều bạn cùng cảnh khác.
Có sẵn nhiều nét nữ tính là lợi thế của Thu Thủy so với người trong giới. "Tướng em điệu đà từ hồi nhỏ", giờ đây Thủy nói đầy tự hào như để khẳng định mình vốn thuộc về phái yếu từ lúc sinh ra. Nhưng cũng bởi vẻ ngoài đó mà tuổi thơ của Thủy cay đắng tận cùng, là cái cớ để cho mọi người chọc ghẹo, khinh rẻ và chà đạp cô.
Mỗi lần đến trường là Thủy hoảng loạn vì kiểu gì cũng sẽ bị bạn bè hò nhau rượt đuổi "thằng pê đê kìa" rồi đánh đấm cô túi bụi, nhiều lần cô còn bị nhóm bạn lột đồ trần truồng để "kiểm tra thân thể". Thủy chẳng biết cầu cứu ai bởi người lớn thường mắng Thủy: "Mày bệnh quá thì bị vậy thôi, kêu ca chi!". Mỗi lần như vậy, Thủy chẳng muốn đến trường, bỏ học triền miên, nhiều năm liền chẳng lên nổi lớp. Lên lớp 6, cô bỏ học mà như Thủy lý giải đó cũng là cách phòng vệ của người chuyển giới, nếu không chỉ có nước tìm đến cái chết vì bị kỳ thị.
Diễn tại các đám ma - công việc của nhiều người chuyển giới tại TPHCM.
Lăn lộn với cuộc sống đường phố, việc gì cũng làm, đến đâu cũng... bị đuổi, năm 16 tuổi, Thủy bắt đầu tiêm hoóc môn nữ bằng những đồng tiền lẻ do cô kiếm được. 6 - 7 năm nay, cô vẫn chỉ mới chuyển giới "phần trên". Tiền làm không đủ sống, đi hát đám ma để kiếm vài triệu đồng tháng, Thủy vẫn nuôi hy vọng có ngày được chuyển giới hoàn toàn.
"Người ta sợ nhất cái chết, tụi em chỉ sợ không được sống đúng con người mình. Nếu vậy chết còn khỏe hơn cho dù bây giờ sống cũng đâu ra sống", Thủy nói và khoe cô từng có người yêu mà rồi chẳng bao giờ anh dám đi cùng, anh cũng không chịu nôi cái nghề cô đang làm nên chia tay.
Ê chề bước đường tăm tôi
Bị kỳ thị, phân biệt, không xin được việc làm, người chuyển giới thường co cụm lại với nhau. Sống không nổi với các nghề khác, không ít người trong giới rủ nhau đi bán dâm bởi chính họ cũng tự nói với nhau: "Pê đê không đi hát đám ma thì chỉ có đi "làm gái"".
Có gì khó hiểu lắm đâu khi mà phần lớn người chuyển giới sớm dang dở con đường học hành, chẳng có tay nghề và cũng chẳng nơi nào nhận họ vào làm việc. Chu kỳ sống của nhóm người chuyển giới lâu nay được mặc định ban ngày ngủ trong nhà, tối đến trang điểm ra đường, ra công viên chơi, ra đường gặp gỡ người cùng giới, đi hát đám ma hoặc đi bán thân.
Vì cuộc sống mưu sinh cùng khát khao chuyển giới và cả đối diện với sự khinh miệt của xã hội, nhiều người chuyển giới bước chân vào đường "làm gái"(Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Trên con đường gập ghềnh mưu sinh, Dung cũng đã có thời gian bước vào con đường bán thân kiềm miếng ăn cũng như nuôi khát khao chuyển giới sau câu nói của một "đàn chị" trong nghề: "Trong mắt mọi người tụi mình đã bệnh hoạn rồi, còn gì để mất nữa đâu mà giữ với gìn".
Đêm xuống, đi kèm với vẻ ngoài son phấn, ăn mặc đẹp roi rói bắt khách là những nôi ê chề. Khách của họ có đủ đối tượng, và không chỉ đồng tính nam mà đàn ông đích thực có khi cũng muốn "thử của lạ"...
Dung đã từng gặp những vị khách bất ổn về tâm lý, vừa vào khách sạn là lao vào đánh đập, giật tóc, cấu xé lấy Dung như trút hết mọi uất ức trong người. Cô phản ứng thì họ lớn tiếng "Tao bỏ tiền mua mày lúc này, tao thích làm gì tao làm" đến mức Dung phải gọi điện nhờ "đàn chị" đến giải cứu.
Dung cúi mặt: "Nói ra thì ê chề nhưng nhờ công việc này mà em góp được từng khoản tiền nhỏ để tiêm hoóc môn nữ cũng như để trang trải cuộc sống". Sau lần bị công ăn bắt và xử phạt, lại nghe nói quan hệ đồng tính có nguy cơ mắc "ết" cao nên Dung sợ mà bỏ việc bởi cô vẫn chỉ mới chuyển giới ở... vẻ ngoài, thân thể vẫn là đàn ông.
Bây giờ, ngoài việc đi hát đám ma, cô được người quen rủ về phụ bán quán bột chiên, ốc ở vỉa hè đường Phan Xích Long. Khách đến quán nhiều khi chỉ để chỉ trỏ "pê đê kìa".
Khi còn bị kỳ thị, cuộc sống của người chuyển giới sẽ còn quay trong vòng xoáy tủi hờn.
Duyên, 21 tuổi, nam chuyển giới nữ nhà ở Q.3 cho biết sau thời gian kiếm đủ việc bên ngoài nhưng chẳng nơi nào nhận, cô mới gia nhập nhóm pê đê hát đám ma. Khi đó, Duyên khăng khăng công việc này là lựa chọn cuối cùng chứ nhất quyết không bán thân. Nhưng công việc không trôi chảy, không có buôi diễn, túng thiếu đủ bề, nhiều tháng trời Duyên nhịn đói nằm nhà sống nhờ bạn bè. Trong cơn cùng cực, nghe nhiều người rỉ tai: "Mày đi hát đám ma để người ta sờ ngực, sờ mông khác nào bán dâm. Mày chọn đi, đi cướp giật làm hại người ta hay bán vốn tự có để mà sống". Duyên gật đầu theo các chị ra đứng đường.
Cùng với những ê chề tủi nhục khi đưa thân khác để "mua vui" cho người khác, cô góp được khoản tiền nhỏ để có thể từng bước chuyển giới. Có lẽ Duyên sẽ chưa bỏ nghề nếu không chứng kiến cảnh người bạn của mình cũng là một nam chuyển giới nữ đang vật lộn với sida giai đoạn cuối sau thời gian "làm gái".
Cái quyết tâm bỏ nghề bán dâm của họ cũng rất chông chênh, nửa vời như chính cuộc sống của họ. Dung không ngại ngân cho biết, cô không còn ra đứng đường vẫy khách nữa nhưng những khi túng, khách quen gọi điện Dung vẫn đi... Ngoài tiền, đó còn là lúc cô thấy mình được yêu thương, chiều chuộng, là nơi để cô trút bầu tâm tư của mình bởi xung quanh Dung từ bố mẹ đến người thân đêu xem Dung không tồn tại...
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Hoài Nam
Theo Dantri
Sếp thiếu gia đuối sức vì vận đen Sóng gió trên thị trường đã khiến doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều thay đổi. Trong khó khăn, các cậu ấm, cô chiêu dù mới khởi nghiệp lại phải đương đầu, gánh vác trọng trách nặng nề. Ngoài sự thành công, không ít người đã đuối sức. Nối nghiệp đại gia Cuối tháng 5/2013, giới đầu tư khá xôn xao khi bà...