Tuyệt chiêu phòng ngừa và bảo vệ da không bị bệnh trong mùa đông
Do đặc điểm của khí hậu nên mùa đông ở miền Bắc nước ta, người dân dễ bị bệnh ở làn da ,gây nhiều phiền toái, đặc biệt là cho trẻ nhỏ và phụ nữ.
Bảo vệ làn da trong thời điểm này là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết…
Bệnh viêm da phát triển nhiều vào mùa đông
Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát nhất vào mùa đông, triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa.
Chị Ngọc Minh (Minh Khai – Hai Bà Trưng) có con mới 5 tháng tuổi đã có bắt đầu có dấu hiệu của bệnh chàm do viêm da cơ địa khi bắt đầu trời lạnh, hanh khô hai má của cháu đỏ ứng các lớp da bị bóc dần, mỗi khi cháu ăn bột chẳng may dính vào bị ngứa đau rát.
Video đang HOT
Khác với chị Minh, anh Lê Trần Hòa (phố 8/3 phường Minh Khai – Hai Bà Trưng) bị viêm da cơ địa bàn tay hay còn gọi là á sừng. Đến thời tiết lạnh, da tay, anh có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong vảy, thường xuất hiện ở đầu ngón sau đó lan dần hết cả bàn làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn.
Theo BS- CKI Đinh Doãn Thạch BV Da liễu Hà Nội cho biết do ảnh hưởng thời tiết lạnh kéo dài, độ ẩm trong không khí giảm, trời hành khô cộng với khói bụi của môi trường nên có rất nhiều người bị bệnh viêm da mãn tính tái phát như: bệnh mày đay, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và cả người lớn, viêm da tiếp xúc do côn trùng, bệnh gàu, da khô…
Những người bị mày đay rất dễ nhận biết do chúng nổi cao trên da như bị muỗi đốt, thường thành đám và gây ngứa. Bệnh này thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, với biểu hiện cấp tính, các sẩn phù mày đay có thể tồn tại trong vài giờ và có thể kéo dài trong vài ngày đến hàng tuần lễ, thậm chí nhiều tháng. Những người bị bệnh này thường tự ý mua thuốc và dùng kem dưỡng da để sử dụng…
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể dai dẳng trong nhiều tuần, nhiều tháng và khó điều trị. Một số trường hợp mày đay nặng, thể phù mạch, có thể gây đám phù lớn, gây phù mọng ở các bộ phận cơ thể như mi mắt, môi, cơ quan sinh dục…
Ảnh minh họa
Một số tuyệt chiêu phòng các bệnh về da trong mùa đông
Theo BS Thạch để phòng chống bệnh viêm ngứa da trong mùa đông trước tiên phải giữ ấm cơ thể, uống đầy đủ nước hàng ngày từ 1,5 -2,5l/ngày đối với người lớn, còn với trẻ em có thể uống ít hơn, tắm nước ấm, không tắm nóng quá vì nếu ta tắm nước nóng quá sẽ gây mất nước ở các tế bào càng làm khô da dễ gây ngứa, không nên ở quá lâu trong phòng điều hòa nhiệt độ vì ở trong phòng điều hòa càng làng làn da khô và lão hóa nhanh.
Hạn chế ăn uống các đồ cay nóng vì mọi người lần tưởng khi ăn các đồ cay, nóng thì sẽ làm cho thân nhiệt tăng lên cơ thể sẽ ấm. Nhưng lại không phải vậy, vì khi chúng ta ăn các đồ cay nóng thì mồ hôi tiết ra sẽ làm bịt kín lỗ chân lông trong khi chúng ta mặc quá nhiều quần áo sẽ làm cho các tuyến mồ hôi không lưu thông được nên càng làm da chúng ta mẩn ngứa.
Thời tiết lạnh thường kèm theo hanh, khô nên bạn đừng quên sử dụng kem dưỡng làm ẩm da có thành phần chính Vitamin A, Vitamin C và E hoặc các thành phần chiết xuất từ cây lô hội đây là những thành phần dưỡng có đặc tính rất tốt cho việc dưỡng da và giữ độ ẩm cho da.
Đối với những bệnh nhân viên da ngứa nhiều sau bôi kem dưỡng không hiệu quả thì nên kết hợp thuốc bôi đặc trị hoặc có thể mua uống thêm thuốc kháng Histamin được dùng điều trị dị ứng: viêm mũi dị ứng; nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng; viêm kết mạc dị ứng; các trường hợp bị côn trùng cắn…
Nếu thấy da của mình có sự biểu hiện xấu đi cần thiết thì bạn có thể đến bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, với những phụ nữ làm công việc nội trợ hay công tác quét dọn vệ sinh, thường hay tiếp xúc với một phần do hóa chất trong xà phòng, nước rửa bát… làm mất sự tiết chất nhờn của da, làm da bị tổn thương.
Vì thế, dù hiện giờ chị em chưa bị nứt nẻ tay thì cũng nên chú ý khi giặt quần áo hay rửa bát nên đi găng tay bảo vệ, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Những người đã bị nếu không đi găng tay thì da sẽ bị nứt, khô nặng hơn.
Mùa đông lạnh giá, nhiều người, nhất là sinh viên, không có điều kiện tắm bằng nước nóng. Việc tắm rửa chăm sóc da cũng bị hạn chế. Điều đó có thể làm cho các vi sinh vật, nấm gây bệnh có môi trường thuận lợi để ký sinh. Trong điều kiện lạnh, chúng ít có khả năng gây bệnh. Nhưng khi thời tiết ấm lên chúng sẽ phát triển và gây bệnh. Vì vậy, mặc dù nhiệt độ lạnh vẫn phải chăm sóc vệ sinh thân thể thường xuyên.
Theo VNE