Tuyệt chiêu nướng vịt từ nồi chiên không dầu, chế biến đơn giản mà vị ngon miễn chê
Về dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng), chưa kể hàm lượng canxi, phosphor, sắt, vitamin… cũng rất cao
Vịt là gia cầm quen thuộc với mọi người và giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn ngon. Về dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng), chưa kể hàm lượng canxi, phosphor, sắt, vitamin… cũng rất cao.
Vịt nướng là món ăn hấp dẫn mà chế biến cũng đơn giản.
Dân Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến món Vịt nướng bằng nồi chiên không dầu:
Chuẩn bị:
- Vịt: 1 con
- Mẻ ngấu: 2 thìa canh
- Riềng xay: 1 bát con
- Lá mắc mật vài lá băm nhỏ (có thể bỏ qua)
- Dầu ăn: 4 thìa cafe
- Sả: vài nhánh băm nhỏ
- Hành: 2 củ băm nhỏ
- Tỏi: 1 củ băm nhỏ
- 1 -2 thìa cf mắm tôm ( không ăn được thì khônh cho)
Video đang HOT
- Mì chính: 4 thìa cafe , bột canh 3 thìa cafe, nước mắm 3 thìa cafe, 2 thìa cafe tiêu xay, (2 thìa cafe bột điều- có thể không dùng)
Cách làm :
- Vịt mổ phanh ( chặt bỏ đầu cánh để khi nướng không bị cháy)
- Rửa sạch và khử mùi hôi của vịt bằng muối trắng và gừng tươi giã nát. Bóp nhiều lần rồi rửa sạch và để ráo.
- Sau đó cho vịt vào bát to ướp cùng với tất cả gia vị bên trên thi thoảng lật và bóp cho thấm gia vị . Ướp khoảng 3-4 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh
Làm nóng nồi chiên 3 phút . Sau đó gạt bớt gia vị cho vịt vào nồi .
- Lần 1 : nhiệt 160 -15p lật mặt xịt dầu
- Lần 2 : Nhiệt 160 -10p lật mặt xịt dầu
- Lần 3: 180-8p lật mặt xịt dầu
- Lần 4 : 180- 6p lật mặt xịt dầu
- Lần 5 : 200 -3p
- Chặt mỏng rắc vừng và ăn nóng .
Phần nước chấm làm :
- 2 thìa canh nước tương chinsu, 1/2 thìa canh dầu hào quậy đều đun sôi để nguội. Từ từ cho thêm đường vừa cho vừa nếm cho vừa khẩu vị gia đình.
- Tiếp đó băm tỏi ớt nhuyễn thả vào nước chấm pha bên trên là được.
Có thể nướng bằng lò, bằng than, đều được.
Chúc các bạn thành công!
Những món ăn nghe vô lý lạ lùng nhưng ngon khó cưỡng
Thông thường, tên của món ăn sẽ được gọi theo cách chế biến, nguyên liệu hoặc thậm chí, theo tên người sáng tạo ra nó... Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, khi món ăn được đặt những cái tên vừa nghe đã cảm thấy bất hợp lý.
Bánh bao chiên nước
Chiên, rán trong nấu nướng thường được hiểu là phải dùng dầu ăn, chứ chưa ai lấy nước để chiên thức ăn. Nhưng tên gọi bánh bao chiên nước xuất phát từ cách chế biến độc đáo của người Đài Loan: bột mì sau khi được nhào nặn và cho nhân vào trong sẽ được xếp lên chảo có quét sẵn một lớp dầu, sau đó nước lã được đổ vào và đậy nắp kín.
Nước sôi sẽ hấp chín vỏ bánh và nhân, sau khoảng 10 phút sẽ bốc hơi hết, và bánh tiếp tục được chiên với lớp dầu cho đến khi vỏ bánh vàng giòn. Bánh được vớt ra và để trên một khay hấp cách thủy để giữ cho bánh luôn nóng hổi mà vẫn giòn ngon. Nhân bánh có 3 loại là thịt bằm, rau hoặc hẹ, thường ăn kèm với tương ớt để giữ vị cay nóng hấp dẫn. Bánh xuất xứ từ Đài Loan nên hiện được bán khá nhiều ở khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP HCM.
Kem chiên
Kem chiên thực chất không hề có chuyện đem kem đi chiên. Kem được kẹp giữa hai lát bánh sandwich có lớp bột mì phủ bên ngoài, sau đó đem đông lạnh cho viên kem cứng rồi mới đem chiên ngập dầu. Khi vỏ bánh vừa vàng thì vớt ra ngay để nhân kem bên trong vẫn giữ được hương vị mát lạnh.
Chè heo quay
Đây là một món ăn đặc sản của xứ Huế, nổi tiếng sánh ngang với chè cung đình nhưng khi nghe tên lại có vẻ mâu thuẫn, vì vị mặn của thịt heo sẽ phá đi hương vị ngọt ngào đặc trưng của món chè. Thực chất thịt heo được bọc bởi lớp bột bánh lọc trong suốt, mềm mịn tạo thành những viên chè trôi nước nhân thịt heo, nấu kèm với gừng thơm nồng và chút béo ngậy của đậu phộng. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận vị ngọt lan tỏa khắp miệng, sau đó nhai bánh bột dai dai cùng chút giòn rụm của thịt heo quay ngon khó cưỡng.
Lá ngón xào tỏi
Những ai từng đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài đều biết lá ngón là loại lá cực độc, có thể gây tử vong ngay lập tức. Tuy nhiên ít người biết bên cạnh loại lá ngón độc còn có loại lá ngón ăn được như rau bình thường, thậm chí được người dân tộc Thái ở khu vực Tây Bắc chế biến thành món lá ngón xào tỏi là đặc sản không thể thiếu vào dịp Tết.
Lá ngón độc (trái) có thân nhỏ và thon hơn, còn lá ngón ăn được (phải) có bản to và bè rộng ra. Theo những người Thái sống ở Lai Châu, nếu xào lá ngón ăn được với hoa đu đủ còn có khả năng trị bệnh.
Trứng sắt Đài Loan
Tên gọi "trứng sắt" xuất phát từ cách chế biến công phu và tốn nhiều thời gian cùng màu đen bóng của quả trứng. Trứng gà được hầm với xì dầu và gia vị trong nhiều giờ để ngả màu và thấm vị, sau đó đem sấy khô. Quá trình này được làm liên tục suốt 1 tuần cho đến khi trứng chuyển hẳn sang màu đen đậm trông như cục sắt. Khi ăn sẽ cảm thấy độ dai có phần cứng cùng vị béo bùi của lòng đỏ, hòa quyện cùng gia vị đậm đà khiến thực khách bị "ghiền" ngay lập tức.
Cơm Âm phủ
Nếu nhìn mâm cơm và nghe tên gọi của món ăn này thì đúng là bất hợp lý thật, vì sự hấp dẫn khó cưỡng của nó hoàn toàn không liên quan gì đến cái tên nghe có vẻ rùng rợn kia. Gọi là "Cơm Âm phủ" nhưng mâm cơm lại cực kỳ thịnh soạn với đủ thứ thịt, chả, rau, nem, bì, trứng, cùng rau củ tươi và cơm trắng. Nguồn gốc tên gọi xuất phát từ hàng cơm cho những dân phu nghèo làm việc ban đêm vào thời nhà Nguyễn. Do bán vào giờ khuya là giờ âm nên dân gian quen gọi là cơm âm phủ, lâu dần thành một đặc sản của cố đô Huế.
Thêm một cách chế biến siêu đỉnh từ mướp, vừa ngon lại đưa cơm hết ý Mướp là một loại quả mùa hè được nhiều người yêu thích. Ngoài món mướp luộc hay mướp xào thì canh mướp đậu phụ cũng là một ăn thanh mát và ngon lành vô cùng. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 1 quả mướp - 2 bìa đậu phụ - Một ít kỷ tử - 1 cây hành lá thái nhỏ - 1...