Tuyệt chiêu làm lẩu Thái chua cay thơm ngon chuẩn vị cho ngày se lạnh
Để nấu món lẩu Thái tại gia thơm ngon chuẩn vị thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những tuyệt chiêu này.
Món lẩu Thái luôn được yêu thích với hương vị chua chua, cay cay quyến rũ. Vào thời tiết se lạnh hay những ngày mưa, món ăn này lại được người người, nhà nhà ưa thích hơn cả.
Trước hết, để có một nồi lẩu thái ngon thì các nguyên liệu xương, rau nhúng, hải sản… đều là loại thược phẩm tươi sống và phải được sơ chế thật kỹ để thức ăn sạch sẽ mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách nấu món lẩu Thái chua cay theo các bước sau:
Mua Ngay Nguyên liệu làm lẩu Thái:
– Xương ống: khoảng 0,8kg
– Ba chỉ bò Mỹ: 0.5 kg
- Tôm hùm: 1 con
- Ghẹ: 2 con
Làm lẩu Thái đặc biệt phải chú ý gia vị
- Ngao: 0.5 kg
- Tôm: 0.5 kg
- Mực: 0.5 kg
- Rau ăn kèm: Nấm, rau muống, rau cải bao
- Cốt me: 5gr
Video đang HOT
- Sả: 6 cây đập giập cắt đốt 0.5cm
- Riềng: 1 củ bé thái sợi
- Tỏi: 01 củ bóc sẵn
- Ớt tươi: 6 quả thái lát
Rau cho vào lẩu Thái khá đa dạng
- Cà chua: 01 quả
- Dứa: quả
- Lá chanh, đường, nước mắm, mì chính, hạt nêm, sa tế, ớt bột
- Mì, bún
Cách làm lẩu Thái chuẩn vị:
Bước 1:
- Xương ống đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi rồi đem rửa lại với nước 1 lần nữa cho sạch để xương hết bẩn và thơm. Sau đó cho xương ống và nước mới thêm chút muối vào nồi đun sôi nổi các bọt đen thì dùng muôi hớt bỏ. Tiếp tục ninh ở lửa nhỏ cho đến khi xương nhừ mình đem lọc lấy nước, như vậy nước lẩu sẽ được trong ngon hơn.
- Cốt me đem ngâm với 0,5 lít nước nóng rồi lấy thìa nghiền cho tan và lọc bỏ hạt lấy nước.
Bước 2 : Các loại rau, hải sản sơ chế rửa sạch sẽ… Riềng thái lát mỏng, sả bóc lớp vỏ ngoài đập dập phần đầu trắng, phần thân cắt khúc ngắn, cà chua bổ cau, dứa thái lát để cho vào nồi lẩu cho đẹp.
Bước 3 :
- Lẩu ngon hay không phần quan trọng nhất chính là nồi nước lẩu được nêm nếm gia vị sao cho đậm đà, đúng vị.
- Để làm chuẩn vị của lẩu Thái: đầu tiên bạn bắc chảo lên bếp để chảo nóng cho dầu ăn rồi cho tỏi vào phi thơm, tiếp đến cho sả, lá chanh, riềng, ớt bột, ớt tươi, sa tế và nêm ít gia vị rồi đảo đều cho thơm dậy mùi thì đổ bát nước cốt me đã chuẩn bị sẵn vào đun xôi.
-Tiếp theo bạn đổ vào nồi nước xương đã lọc kỹ và nêm lại gia vị đường nước mắm mì chính cho vừa miệng rồi cho cà chua và dứa vào nồi đun sôi lại.
Nồi lẩu Thái dậy mùi chua cay
- Nồi lẩu Thái thơm phức mùi lá chanh, sả, ớt vị chua cay, đậm đà khi ăn ba chỉ bò, hải sản, rau, nấm… sẽ có vị thơm ngon của nước lẩu, với thời tiết se lạnh này ngồi ăn lẩu Thái chua cay thì thật là tuyệt.
Chúc các bạn thành công với món lẩu Thái thơm ngon.
Mẹ đảm mách cách nấu nước lẩu Thái đỏ đẹp mà không cay từ quả này!
Bí quyết làm nồi nước lẩu Thái đỏ đẹp hóa ra không phải ớt mà là từ loại quả này.
Là người phụ nữ đảm đang nên hầu như ngày nào chị Phương Liên cũng vào bếp nấu ăn cho gia đình. Ngoài các bữa cơm chính thì thỉnh thoảng chị Liên còn nấu các món lẩu rất hấp dẫn, trong đó có lẩu Thái.
Chị Phương Liên
Lẩu Thái là món lẩu được rất nhiều người ưa thích vì có vị chua chua, cay cay lại có chút ngậy của cốt dừa. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cay, hoặc chỉ ăn được ít cay vì thế chị Liên đã mách cách làm nước lẩu Thái ít cay mà vẫn có màu đỏ đẹp.
Tham khảo cách làm lẩu Thái ít cay những vẫn giữ được màu đỏ đẹp dưới đây:
Nguyên liệu:
- Xương gà 3 bộ
- Riềng 1 củ
- Sả 20 nhánh
- Hành khô 20 củ
- Me chín
- Nấm hương
- Lá mùi tàu 0.5 kg, gia vị, mắm, đường, nước cốt dừa, vài cái lá chanh (mua được lá chanh Thái càng thơm)
- Gấc chín
Cách chế biến:
- Xương gà đun qua nước sôi rồi rửa lại sạch.
- Cho nước vào xương cùng với sả đập dập cắt khúc và riềng thái lát.
- Đợi sôi vặn nhỏ lửa rồi cho hành khô bóc vỏ để nguyên củ và nấm hương vào.
- Tiếp đến cho me, gia vị và chút đường rồi nêm nếm chua ngọt theo khẩu vị.
- Lá mùi tàu bẻ làm 3 cho vào nồi nước dùng.
- Sau khi ninh được nước dùng thì vớt hết xác nguyên liệu bỏ đi. Giữ lại nước thêm cốt dừa và lá chanh vào (lá chanh chỉ để 1 vài phút lấy mùi rồi vớt ra luôn tránh bị đắng nồi nước dùng).
- Gấc đem lọc lấy thịt. Đun nóng dầu ăn lên và cho gấc vào chưng rồi cho gấc đã chưng vào nồi nước dùng. Gấc chính là nhân tố giúp nước lẩu Thái có màu đỏ đẹp. Bạn cũng có thể thay thế bằng màu điều.
Nếu thích ăn cay thì đun nóng dầu ăn rồi cho ớt tươi vào đảo rồi cho vào nước dùng.
Giờ bạn chỉ việc bày các món thịt, hải sản các loại đã được sơ chế sạch ra để ăn cùng nước lẩu Thái thôi.
Chúc các bạn thành công!
Địa chỉ thưởng thức lẩu nấm ở TP.HCM Với hương vị dễ ăn, bổ dưỡng, lẩu nấm được lòng nhiều thực khách khó tính. Dưới đây là những địa chỉ lẩu nấm ở TP.HCM bạn có thể tham khảo. Lẩu nấm là lựa chọn thích hợp cho ngày mát trời tụ họp cùng bạn bè và gia đình. Để thưởng thức hương vị lẩu ngon và chất lượng, bạn có thể...