Tuyển Việt Nam: Chiến đấu bằng tinh thần quả cảm, quyết ngược dòng hạ Thái Lan
Cách biệt 2 bàn với Thái Lan mang đến thử thách cực đại cho tuyển Việt Nam ở bán kết lượt về AFF Cup 2020, nhưng san lấp khoảng cách ấy không phải là không thể.
Tuyển Việt Nam cần thắng với cách biệt 3 bàn trở lên trước Thái Lan để góp mặt tại chung kết AFF Cup 2020, hoặc thắng ít nhất 2 bàn để kéo trận đấu vào hiệp phụ, xa hơn là loạt đá luân lưu. Màn trình diễn ở trận lượt đi cho thấy tuyển Thái Lan đã chọn cách tiếp cận phù hợp hơn và xét trên mặt bằng đẳng cấp, “ Voi chiến” cũng nhỉnh hơn.
Tuy nhiên, không thể nói trước điều gì khi bóng còn chưa lăn. Tuyển Việt Nam vẫn có cơ hội lật ngược thế cờ nếu chơi đủ quyết tâm và hợp lý trong trận đấu HLV Park Hang Seo tuyên bố “chơi để không có gì để hối hận”.
Video: Việt Nam 0-2 Thái Lan
Mạnh dạn tấn công
Cách chơi của tuyển Việt Nam trước Thái Lan trong hiệp 2 có thể mở ra lời gợi ý để HLV Park Hang Seo bày binh bố trận trong cuộc so tài này.
Ở hiệp 1, nhà cầm quân người Hàn Quốc sử dụng cặp tiền đạo Văn Toàn – Công Phượng với mục đích tạo ra những tình huống phản công tốc độ, đánh vào hai cánh thường xuyên dâng cao của Thái Lan. Cách chơi này không hiệu quả bởi mỗi khi Theerathon Bunmathan và Narubadin dâng cao, luôn có ít nhất 2 cầu thủ bọc lót để ngăn chặn.
Tuyển Thái Lan phong tỏa rất tốt những đường phản công của Việt Nam trong hiệp 1 nhờ đọc tình huống và phân nhiệm vụ phòng ngự rất tốt giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ.
Dù vậy, toàn đội chơi tốt hơn hẳn trong hiệp 2 khi HLV Park Hang Seo đổi chiến thuật. Thay vì chọc khe cho tiền đạo bứt tốc, tuyển Việt Nam dùng những đường chuyền dài rót cho tiền đạo thoát xuống sau lưng hàng thủ Thái Lan.
Cách chơi này mang về cho thầy trò Park Hang Seo hai cái lợi, đó là kéo lùi hàng thủ đối phương về vòng cấm, khiến Thái Lan chống trả khó khăn hơn, đồng thời mở ra khoảng trống ở tuyến hai cho Hoàng Đức, Quang Hải thoải mái kiến thiết lối chơi.
Văn Đức có cơ hội khi tuyển Việt Nam đẩy cao trong hiệp 2.
Nếu Quang Hải hầu như không có đất diễn ở 45 phút đầu khi phải lùi về hỗ trợ phòng ngự, thì trong hiệp 2, việc được đá gần vòng cấm hơn đã giúp tiền vệ sinh năm 1997 phát huy tối đa khả năng sáng tạo. 4 cơ hội rõ nét nhất của tuyển Việt Nam đều do Quang Hải kiến thiết hoặc trực tiếp dứt điểm.
Điều này không chỉ xuất phát từ tài năng của cá nhân Quang Hải, mà còn là sản phẩm đầu ra của hệ thống tấn công trực diện và phù hợp hơn. Ở trận lượt về, tuyển Việt Nam cần tiếp tục chơi mạnh dạn, gây sức ép nhờ những tiền đạo càn lướt để đẩy lùi hàng thủ Thái Lan về sát vòng cấm, giúp tuyến giữa có thể cầm nhịp, điều tiết và tạo đột biến.
Cách chơi thận trọng, dè chừng trước Thái Lan dường như chỉ đúng ở trận lượt đi, khi hai đội cần thăm dò nhau. Còn ở thế chân tường, khi không còn nhiều bài vở để giấu giếm, tuyển Việt Nam cần chơi tấn công nhiều và chủ động hơn. Quân bài trong tay HLV Park Hang Seo đủ tốt để tạo ra thế trận tấn công có đường nét nhằm tìm kiếm bàn thắng.
Chơi với tinh thần Việt Nam
Thành công đầu tiên của HLV Park Hang Seo cùng bóng đá Việt Nam là ở giải U23 châu Á 2018. Giải đấu ấy, nhà cầm quân 63 tuổi cùng học trò đã chơi với tinh thần cao nhất. Không sợ hãi, không toan tính quá nhiều, chỉ chơi bóng thuần túy với khí thế quyết tâm và trái tim quả cảm.
Một đội tuyển lì lợm, dũng cảm đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh để tạo nên kỳ tích Thường Châu.
Tinh thần Việt Nam cần được thể hiện.
Sau giải đấu ấy, bóng đá Việt Nam gặt hái thêm nhiều thành công khi vô địch AFF Cup, giành HCV SEA Games, lọt vào tứ kết Asian Cup, vòng loại thứ ba World Cup 2022. Các học trò của HLV Park Hang Seo đã chơi bóng với cái đầu lạnh và tính toán nhiều hơn.
Đơn cử như AFF Cup 2018, tuyển Việt Nam bước một mạch lên ngôi vô địch với lối chơi chắc chắn, thực dụng. Quang Hải cùng đồng đội thắng nhờ sự chặt chẽ và hơn phân so với đối thủ. Mọi thứ không đi chệch khỏi đường ray toan tính, và thầy trò ông Park chỉ đi theo đúng một lộ trình đã chọn từ trước.
Điều đó cho thấy bóng đá Việt Nam đã thực sự lớn mạnh. Một đội tuyển mạnh phải làm chủ cuộc chơi theo cách bản lĩnh như thế.
4 năm qua, tuyển Việt Nam đi theo đúng một khuôn mẫu: gặp đội dưới cơ, chúng ta dẫn trước và thắng, gặp đội mạnh, chúng ta có thể dẫn hoặc bị dẫn, nhưng chắc chắn thua. Cái được – mất, thắng – thua dường như rất dễ đoán.
Hiếm khi tuyển Việt Nam bị dẫn ở trận đấu được kỳ vọng thắng như trận gặp Thái Lan và chuẩn bị phải vào cuộc với tư thế rượt đuổi. Bóng đá Việt Nam chưa từng thắng khi bị dẫn 2 bàn. Đó là bức tường thành lịch sử, nhưng ở trong khó khăn, đó là lúc bản lĩnh của thầy trò Park Hang Seo một lần nữa được chứng tỏ.
Tuyển Việt Nam phải chơi bằng cái đầu lạnh, nhưng cần đi cùng trái tim nóng cùng tinh thần không biết sợ – thứ ý chí mà HLV Park Hang Seo gọi là tinh thần Việt Nam. Nhà cầm quân 63 tuổi đã dùng từ “cuộc chiến” để nói về trận này. Ông không muốn học trò chỉ chơi bóng, mà còn là chiến đấu khi đã ở thế đường cùng.
Toàn đội phải gạt bỏ áp lực, quên nỗi lo trọng tài và chơi với sự quyết tâm trong trẻo hệt như tại Thường Châu gần 4 năm trước. Đó là con đường chông gai, nhưng cũng là con đường duy nhất để ngược dòng trước Thái Lan.
Đá như thế Việt Nam lại vô địch?
Ngoại trừ Philippines (bảng A) và Indonesia (bảng B) nghỉ lượt trận đầu, còn lại những đội bóng thường xuyên vào bán kết là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Việt Nam (VN) đều vẫn còn giữ miếng và chưa bộc lộ hết khả năng của mình.
Với đội tuyển VN, không khó để nhìn ra đương kim vô địch mới chỉ khởi động qua trận thắng Lào bằng một đội hình có nhiều thay đổi. Những trụ cột được nghỉ như Quang Hải, Văn Thanh... chỉ được đưa vào sân để làm nóng sau khi đã có hai bàn thắng làm vốn.
Phan Văn Đức sau chuỗi trận xuống phong độ và chịu nhiều áp lực đã trở lại với bàn nâng tỉ số 2-0 giải tỏa nhiều áp lực. Ảnh: AFF
Thái Lan phải chờ hơn 50 phút mới có được bàn thắng vào lưới Đông Timor. Singapore tạo cơn mưa gôn trước Myanmar nhưng vẫn chưa cho thấy sức mạnh thật sự ngoại trừ những pha không chiến bởi các tuyển thủ có thể hình cực đẹp. Malaysia vẫn còn chệch choạc trước một Campuchia dù ghi vào lưới đối phương đến ba bàn.
Thái Lan và VN vẫn là hai đối thủ được đánh giá cao nhất dù 90 phút đầu của hai đội vẫn mang tính thăm dò chờ những đối thủ tương xứng là chính. Thái Lan chưa có hai ngôi sao từ Nhật Bản về như những Dangda, Pupachai, Pupachok, Yooyen, Thitiphan, Narubadin, Tristan Do, Manuel Bihr, Chatchai... chính là những cầu thủ giàu kinh nghiệm. Nó khác với đội tuyển VN về cách dùng người chỉ mang tính khởi động và hướng đến trận gặp Malaysia sắp tới nhiều hơn.
Nhìn cách thể hiện của những đội thường xuyên vào bán kết, những người vội vàng đưa ra nhận xét có thể đặt niềm tin vào thầy trò ông Park. Tất nhiên đấy chỉ là cái nhìn thoáng qua sau 90 phút của mỗi đội ở lượt trận đầu. Thái Lan đang cho thấy rõ vừa đá vừa điều chỉnh, VN cố lấp đi những khoảng trống từ những gương mặt AFF Cup 2018.
Qua những trận thua liên tiếp tại vòng loại cuối World Cup 2022, thầy trò ông Park đã trở lại bằng chiến thắng thật dễ dàng trước Lào. Quan trọng hơn là cầu thủ từng chịu áp lực tâm lý rất lớn như Phan Văn Đức đã có bàn thắng đưa anh trở về với sự hưng phấn như AFF Cup 2018.
Còn bảy trận đấu nữa để chinh phục chiếc cúp AFF và chắc chắn nhưng đội có tham vọng đều phải tính toán đường dài hơn là mở máy thật sớm ngay phút khai cuộc.
Tuyển Việt Nam chốt 23 cầu thủ đấu Thái Lan tối 26/12: Bùi Tiến Dũng thay Duy Mạnh HLV Park Hang-seo gần như giữ nguyên danh sách tuyển Việt Nam đã chạm trán Thái Lan cách đây 3 ngày. Sự thay đổi đáng chú ý nhất nằm ở hàng phòng ngự. Trung vệ Bùi Tiến Dũng thay Đỗ Duy Mạnh, người vừa gặp chấn thương vai ở trận bán kết lượt đi với Thái Lan. Bùi Tiến Dũng gặp chấn thương...