Tuyển trợ lý không ngờ tìm được vợ
Chuyện tình “sếp với trợ lý” không chỉ trên phim, sự va chạm của 2 cá tính mạnh đã khiến họ nên duyên vợ chồng.
Cách đây 2 năm, trong một lần tuyển trợ lý giám đốc, anh Đình Tấn (tên thường gọi là Henry) không nghĩ rằng đó là sự sắp đặt của nhân duyên để anh gặp cô gái Khánh Anh (tên thường gọi là MisKa) và bây giờ họ sắp lên chức bố-mẹ.
Chuyện tình “sếp với trợ lý” (Ảnh nhân vật cung cấp)
Chuyện tình của họ chẳng khác gì phim Hàn khi cô trợ lý xinh đẹp nhiều lần bật khóc và suýt xin nghỉ việc vì “vớ phải” ông giám đốc “khó tính, chanh chua, đã thế còn nguyên tắc và cổ hủ”.
Làm việc cùng nhau, Henry nhận thấy cô trợ lý của mình cũng “khó ưa và lạ lùng”. Sau nửa năm, 2 người phát hiện ra tình cảm dành cho nhau, mặc dù vẫn thường xuyên “đấu khẩu”.
Họ tự nhận mình là nam chính và nữ chính trong bài hát “con điên”. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Henry và Ka tự nhận mình là nam chính và nữ chính trong bài hát Con điên của TamKa PKL bởi tính cách chẳng giống ai, nhưng lại là bản sao của nhau. Vợ chồng giống nhau tất tần tật về quan điểm, sở trường sở đoản, cách tiêu tiền, thậm chí cả cách dùng… bàn chải đánh răng.
Cùng quê Bình Định nhưng Ka lớn lên ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, cô nàng ham mê đi đây đó. Henry cũng vậy, anh đã đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới, khám phá nhiều vùng miền của Việt Nam. Lối sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên đã xếp đặt 2 cá tính mạnh về chung một nhà.
Henry có chiếc phân khối lớn, vừa hay Ka cũng mê tốc độ. Henry đề xuất mua ôtô thì cả 2 đều đồng thanh “ xe bán tải”. Vợ trước là người mẫu ảnh, vừa hay Henry là nhiếp ảnh gia. Cả hai thường xuyên đi du lịch và lưu lại những khoảnh khắc đẹp trên hành trình đã qua. Henry nói “tuổi trẻ mà, có ai lấy lại được đâu nên ta cần phải sống sao cho thanh xuân trở thành đẹp đẽ nhất”.
Video đang HOT
Họ đã tổ chức đám hỏi theo phong cách thập niên 70 (Ảnh nhân vật cung cấp)
Lễ đính hôn của họ cũng độc và lạ. Tất cả các khách mời đến dự đều phải chọn cho mình một bộ đồ cũ nhất để mặc cho đúng với bối cảnh “đám cưới thập niên 70″ vì hai nhân vật chính cũng sẽ đi đúng phong cách như vậy. Mọi người bất ngờ trước quyết định táo bạo này và ngày vui diễn ra trong những cảm xúc khó tả khi tất cả quan khách đều thấy mình như sống lại những năm tháng xuân xanh dễ thương.
Sau đó còn tổ chức ở bãi biển với phong cách hiện đại(Ảnh nhân vật cung cấp)
Chú rể “khó chịu” giờ sắp trở thành ông bố nên khá cưng chiều vợ. Anh chàng chia sẻ: “Vợ em hung dữ, đanh đá, ăn hiếp chồng, giờ mang bầu còn dữ hơn trước nữa nhưng yêu chồng thì không ai bằng. Em thì hay chọc vợ nên hay cãi nhau suốt và hầu hết là em thua”.
Giờ Henry và Ka đã về chung một nhà (Ảnh nhân vật cung cấp)
Nhìn cuộc sống thoải mái của họ, ít ai biết Henry sinh ra trong một gia đình thuần nông, từ bé đã lam lũ và sớm nghỉ học để mưu sinh. Nhờ nghị lực vươn lên không ngừng, hiện anh là CEO một công ty chuyên tổ chức sự kiện và là một nhà đào tạo trên các diễn đàn khởi nghiệp. Gần đây Henry ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên Thay số đổi phận để chia sẻ câu chuyện lập nghiệp đầy cảm hứng của mình.
Hai vợ chồng đều thích phong cách (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ka yêu Henry bởi nghị lực của anh chứ không phải những gì anh đang có. Ka nói “mình may mắn gặp được người đàn ông dù có đi qua nhiều gian khó, mệt mỏi… vẫn không có ý định bỏ cuộc”.
Ngoài những giờ đi thuyết giảng, Henry trở về đời thường với phong cách mộc mạc và dành hết thời gian bên cô vợ đẹp, phấn khởi chuẩn bị cho thành viên thứ 3 chào thế giới…
Chỉ tiêu 6 triệu/tháng, chàng trai 27 tuổi đủ tiền cưới vợ, mua nhà Hà Nội
Mỗi tháng chỉ tiêu vỏn vẹn 6 triệu đồng, sau 5 năm đi làm, chàng trai 27 tuổi tiết kiệm được tiền tỷ, quyết tâm hiện thực hóa ước mơ mua nhà Hà Nội sau đó mới cưới vợ.
Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống không đến mức đói kém, nhưng cũng chẳng dư giả gì. Thế nên, ngay từ sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành công nghệ thông tin, tôi đã vạch ra kế hoạch sống khá tiết kiệm để có thể mua được căn nhà cho riêng mình mà không cần phiền hà gì đến bố mẹ.
Suốt năm 5 qua, dù bị nhiều người nói là sống hà tiện, song tôi vẫn kiên trì với kế hoạch tiêu vỏn vẹn 6 triệu đồng mỗi tháng.
Để thực hiện được kế hoạch này, ngay từ khi đi làm, tôi quyết định chuyển sang thuê 1 phòng trọ (ở một mình dễ tiết kiệm hơn là ở chung với bạn bè) rộng 12 mét vuông với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Đây là khu nhà sinh viên thường trọ học, tuy cách cơ quan cả chục cây số nhưng đổi lại giá cho thuê khá bình dân. Điện tính 4.000 đồng/số, nước 100.000 đồng/người/tháng, Internet 70.000 đồng/tháng. Tính tổng tiền trọ, mỗi tháng tôi phải chi 1,7-1,8 triệu đồng.
Riêng vấn đề ăn uống, tôi ăn sáng khá đơn giản với những món như xôi, bánh khúc, bánh bao,... chỉ hết 10.000 đồng/bữa mà vẫn đảm bảo no lâu. Ngày tôi chỉ nấu 1 bữa vào buổi tối, tiền mua đồ ăn trung bình hết khoảng 50.000 đồng. Nấu xong tôi chia đôi đồ ăn, một phần để ăn tối, phần còn lại cất ngăn mát tủ lạnh hôm sau bỏ vào cặp lồng cơm đem đi làm để ăn trưa. Gạo ăn hàng tháng được bố mẹ tài trợ đều đặn.
5 năm đi làm ăn tiêu tằn tiện, anh Vinh đắn đo không biết có nên mua nhà với khoản tiền hơn 1 tỷ mà mình tiết kiệm được hay không (ảnh minh họa)
Thỉnh thoảng có ngày cùng bạn bè đi ăn bên ngoài, nhưng một tháng cũng không quá 3-4 lần. Mỗi lần đi ăn như vậy, chúng tôi đều thống nhất cùng nhau đóng góp, đỡ tạo gánh nặng người này mời người kia. Thế nên, mỗi tháng tiền ăn uống hết khoảng 2 triệu đồng.
Ngoài tiền thuê trọ, tiền ăn, các khoản khác như xăng xe, điện thoại, mua sắm, cà phê với bạn bè, hiếu hỷ,... hết hơn 2 triệu đồng. Cộng lại, mỗi tháng tôi chỉ tiêu không quá 6 triệu đồng.
Hai năm đầu tiên đi làm, lương được 20 triệu đồng/tháng, trừ khoản tiền ăn tôi tiết kiệm được gần 170 triệu đồng/năm. Ba năm trở lại đây, lương tôi được tăng lên mức 25 triệu/tháng nên mỗi năm để dành được khoảng 230 triệu đồng. Số tiền này tôi đều gửi ngân hàng lấy lãi.
Nghe tôi chia sẻ, chắc nhiều người sẽ thắc mắc, đi làm bao nhiêu năm như vậy, nhận lương mỗi tháng ngoài chi tiêu sinh hoạt thì đều gửi tiết kiệm, vậy không biếu bố mẹ đồng nào ư? một số người sẽ cho rằng tôi sống bủn xỉn, chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không lo cho bố mẹ?
Nhưng đó là tôi chỉ tính mỗi khoản lương. Ngay từ đầu, tôi đã có kế hoạch tiêu lương, thưởng rõ ràng. Ngoài lương hàng tháng, cơ quan tôi có thưởng các ngày lễ, tết. Mỗi quý lại xếp loại nhân viên một lần để có phần thưởng để khích lệ những người luôn cố gắng, chăm chỉ trong công việc. Số tiền này tuy không lớn, nhưng tôi cũng được nhận thưởng vài triệu đồng một quý.
Riêng tiền thưởng Tết âm lịch hàng năm khá lớn, thường 2-2,5 tháng lương. Theo đó, tất cả những khoản tiền thưởng được nhận trong năm, ngoài mua đồ làm một bữa ăn thịnh soạn đãi cả gia đình, phần còn lại tôi đều để biếu bố mẹ mình.
Suốt 5 năm trời, mỗi năm chỉ đi du lịch đúng 1 lần cùng công ty vì không mất tiền, không yêu đương, mọi chi tiêu sinh hoạt đều ở mức tối giản nên thành quả nhận được là tôi có khoản tiền tiết kiệm gần 1,2 tỷ đồng.
Gần 2 tháng nay, tôi bắt đầu tìm hiểu các căn hộ chung cư tầm trung, khoảng 60-70 mét vuông. Nhưng nếu mua nhà chung cư ngay, tôi sẽ phải vay ngân hàng ít nhất 500 triệu đồng.
Trước nay tôi chưa vay khoản tiền nào lớn như vậy nên rất đắn đo, nhất là áp lực phải trả nợ và lãi ngân hàng.
Tôi tính có khi sẽ lùi kế hoạch mua nhà lại 1 năm. Khoản tiền 1,2 tỷ tôi gửi ngân hàng, 1 năm sẽ nhận được 70-80 triệu tiền lãi, chưa kể, tiền lương cũng để dành thêm 230 triệu đồng nữa. Như vậy, số tiền phải vay sẽ ít đi.
Bạn bè tôi 1-2 năm gần đây tiết kiệm được vài trăm triệu đồng đã quyết tâm vay thêm tiền, vay thêm vàng mua nhà. Mà mua nhà vay tiền gánh lãi còn đỡ, một số người vay vàng giờ vàng tăng giá méo mặt trả nợ. Tôi nghĩ đến cũng thấy hoảng.
Nhưng thấy tôi định lùi kế hoạch mua nhà, vài anh chị đồng nghiệp cùng công ty khuyên nên mua luôn vì càng mua chậm càng tăng giá. Mua nhà có mấy người đủ tiền, vay nợ vài trăm triệu cũng không quá nhiều.
Theo các bạn, tôi có nên vay thêm tiền mua nhà không hay chờ 1 năm nữa gần đủ tiền hãy mua? Em trai tôi sang năm vào đại học, nếu có nhà thì hai anh em không phải ở trọ. Song, mua nhà phải vay nợ, gánh lãi, nếu công việc không thuận lợi thì áp lực rất lớn vì không biết đào đâu ra để trả cả gốc lẫn lãi?
Hãy kiên trì làm rung động trái tim em nhé Mọi người xung quanh bảo em hiền lành, tốt bụng, biết quan tâm, săn sóc, là người phụ nữ của gia đình. Gửi anh của tương lai, em biết anh đang ở đâu đó xung quanh em, chỉ là em chưa tìm thấy mà thôi. Liệu rằng anh có đang tìm em như em đi tìm anh hay không? Em thường tự nhủ...