Tuyển thủ nữ Việt Nam khổ sở vì mất nước
Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam chịu ảnh hưởng của sự cố vỡ ống dẫn nước khiến nhiều tuyển thủ phải đi tắm nhờ.
Để chuẩn bị cho vòng chung kết Asian Cup trên sân nhà, thầy trò HLV Trần Vân Phát đã bắt đầu bước vào tập luyện ngay sau khi lượt đi giải quốc gia kết thúc. Sau hai chuyến tập huấn thể lực tại Tam Đảo và Đà Lạt, đội nữ trở lại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của VFF (Hà Nội) để rèn chiến thuật.
Tuyển nữ chịu chung cảnh ngộ với nhiều người dân Hà Nội. Ảnh: MH.
Tại đây, các nữ tuyển thủ đã gặp sự cố trớ trêu. Ngày 1/4, tuyến ống truyền tải nước sạch từ Hòa Bình về Hà Nội bị vỡ tại địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội. Sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục nghìn hộ dân thuộc các quận như Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy… và cả Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF tại khu vực Mỹ Đình. Đội nữ được thông báo sẽ bị mất nước nguyên một ngày và các tuyển thủ đã có sự chuẩn bị, nhưng với nhu cầu dùng nước lớn sau những buổi tập, không ít người rơi vào cảnh khổ sở vì thiếu nước.
Thủ môn Kiều Trinh cho biết VFF có thông báo trước nên ngay từ sáng sớm 2/4, các cầu thủ trong đội chuẩn bị nhiều xô, chậu để chứa nước sạch. Tuy nhiên, với hai buổi tập trong ngày, số nước trên không đủ để các cầu thủ tắm, dù đã dùng tiết kiệm hơn so với mọi ngày. “Nhiều cầu thủ đã phải sang đại bản doanh của đội nữ Hà Nội II cách đó khá xa để xin tắm nhờ. Đây là lần đầu tiên ở trên tuyển chúng tôi rơi vào tình cảnh khổ sở vì thiếu nước như vậy”, Kiều Trinh chia sẻ.
Theo thủ môn số một tuyển nữ Việt Nam, ở CLB cô cũng từng nhiều lần rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nên có kinh nghiệm đối phó. “Chỉ tội những em lần đầu rơi vào cảnh này, cứ chạy toán loạn cả lên”, Kiều Trinh dí dỏm. Tuy nhiên, đó cũng là một kỷ niệm khó quên với các nữ tuyển thủ và tất cả đều vượt qua được khi họ đã quá quen với những điều kiện khó khăn, thiệt thòi.
Video đang HOT
Năm nay, tuyển nữ có nhiệm vụ quan trọng là giành vé tham dự World Cup 2015. Chính vì thế, ngay từ đầu năm VFF cho biết sẽ có sự đầu tư đặc biệt với đội. Tuy nhiên, chế độ ăn hay tiền công của họ vẫn không có gì thay đổi so với những lần tập trung trước đây. Sự khác biệt lớn nhất có lẽ chỉ là hai chuyến tập huấn tại Trung Quốc và Hàn Quốc sắp tới.
Theo kế hoạch, đội nữ đội sẽ lên đường tập huấn tại Quảng Châu – Trung Quốc từ ngày 11-25/4 và tại Hàn Quốc từ ngày 26/4 đến 8/5. Đội sẽ có những trận giao hữu với tuyển Trung Quốc, Hàn Quốc cùng một số quân xanh chất lượng khác, trước khi quay trở lại TP HCM tham dự vòng chung kết giải nữ châu Á – Asian Cup ngày 9/5.
Khu vực châu Á có 5 suất dự World Cup 2015 tại Canada. Sau khi đội tuyển CHDCND Triều Tiên bị FIFA cấm thi đấu, suất thứ 5 sẽ là cuộc cạnh tranh gay quyết liệt giữa 3 đối thủ thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan, Myanmar. Lý do là 4 suất đầu tiên thuộc về Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Trung Quốc. Tại vòng chung kết Asian Cup 2014, đội nữ Việt Nam cùng bảng với Nhật Bản, Australia và Jordan.
Theo VNE
Vỡ ống nước: Lộ "bí mật" khó tin của Vinaconex
"Khi dự án đường Láng - Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ "phớt lờ", không nghe..."
Nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội qua các lần đều được đổ lỗi là do nền địa chất trên Đại lộ Thăng Long không ổn định.
Trước sự việc này, trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Sỹ Trung, Kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải) khẳng định: Việc vỡ đường ống nước mà cứ "đổ" lỗi cho tuyến Đại lộ Thăng Long là không chính xác.
"Khi làm đường, chúng tôi đã phải xử lý nền đất yếu rất tốn kém và mất thời gian, chờ đến khi nền ổn định mới xây dựng công trình nên bây giờ có thể khẳng định, tuyến đường rất ổn định. Tôi khẳng định đường ống không nằm trong nền đường cao tốc, mà đặt cách vai đường Láng - Hòa Lạc tới 12 mét, độ sâu từ 4-6 mét so với mặt đất tự nhiên. Mặt khác, độ rung từ mặt đường cao tốc do ô tô đi lại gây ảnh hưởng đến đường ống về mặt định lượng gần như bằng không", ông Trung khẳng định.
Một trong số những lần khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
Vậy trước khi thực hiện dự án đường ống nước sông Đà, chủ đầu tư Vinaconex có khảo sát và được cảnh báo về nền đất yếu?
Ông Trung cho hay: Khi dự án đường Láng - Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ "phớt lờ", không nghe mà cứ làm khi không xử lý nền đất yếu.
"Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đều không áp dụng công nghệ vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Vật liệu này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải". - Ông Nguyễn Sỹ Trung, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
Theo ông Trung, tuyến đường này có chiều dài gần 30km, chạy qua nhiều vùng địa chất khác nhau. Đặc biệt, có 5,4km chạy qua nền đất yếu, nằm rải rác tại 29 điểm với độ sâu trung bình từ 5-30m, dài 20-200m.
"Có lẽ do "ngại" việc đội chi phí cùng việc mất thêm nhiều thời gian mà chủ đầu tư cứ làm cho kịp tiến độ mà không xử lý móng của tuyến ống nên mới có kết cục vỡ đường ống nhiều lần. Chính những điểm xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước đều trùng khớp với các điểm có nền đất yếu mà chúng tôi từng cảnh báo chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công dự án nước sạch sông Đà", ông Trung nói rõ nguyên nhân.
Trên trang website của Tổng Công ty CP Vinaconex có giới thiệu: ống dẫn nước là ống cốt sợi thủy tinh do Vinaconex sản xuất. Liệu loại ống này có được dùng phổ biến trong để làm đường ống dẫn nước sinh hoạt?
Nói về vấn đề này, ông Trung cho hay ở các nước tiên tiến trên thế giới, đường ống dẫn nước sinh hoạt đều không áp dụng công nghệ vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản vật liệu ống sợi thủy tinh này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải.
Theo kỹ sư Nguyễn Sỹ Trung, với nền đất yếu không được xử lý từ trước thì bây giờ việc khắc phục vỡ ống đường dẫn nước chỉ là việc làm thụ động. Và khó tránh khỏi việc đường ống dẫn nước này sẽ còn tiếp tục vỡ nhiều lần nữa.
Nhà máy nước Sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội thuộc dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư. Công trình này là một trong hai công trình mà Vinaconex được trao tặng "Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam" năm 2010. Tuy nhiên, chỉ sau ít năm vận hành, đường ống dẫn nước này liên tục bị vỡ khiến hàng chục ngàn hộ dân tại Hà Nội và lân cận khốn đốn, đảo lộn sinh hoạt vì mất nước.
Theo Nguyễn Lê (Infonet.vn)
70 nghìn hộ dân Hà Nội bị cắt nước vì vỡ ống Với 5 lần liên tiếp xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước, 70 nghìn hộ dân Hà Nội (tương đương 280 nghìn người) lại tiếp tục bị mất nước trong vài ngày tới. Khoảng 14h (1/4), đường ống nước sạch từ sông Đà về Hà Nội lại tiếp tục bị vỡ tại vị trí km 22 660 (thuộc địa phận huyện...