Tuyển tập cosplay cực dễ thương của thành viên OSK39
Video đang HOT
Theo GameK
Nữ nhà văn đăng ký kết hôn 3 lần vẫn không có chồng
Ở đời có quá nhiều người bất hạnh, nhưng bất hạnh như nữ nhà văn Trần Thị Nhật Tân ở thành phố Nam Định thì tôi chưa thấy bao giờ. Một ngày đầu đông, tôi đến thăm, bà khoe mình vừa hoàn thành tiểu thuyết mới. Trong khu vườn mộc mạc, những câu chuyện bà kể khiến người nghe phải cười trong nước mắt. Dí dỏm, vui vẻ trong nói chuyện, nhiệt tình với bạn bè, đó là điều dễ nhận thấy ở bà. Ít ai biết, bà đã từng ba lần đăng ký kết hôn, nhưng vẫn chưa có được một tấm chồng cho mình
Trần Thị Nhật Tân khi còn là cô giáo và bây giờ
Một đời hồng nhan bạc phận
Người đàn bà ngồi trước mặt tôi còn khá mặn mà, dù đã ở tuổi 60. Bà nói, như thế cũng gần hết cuộc đời rồi, nhưng tổng kết lại cuộc đời bà chỉ thấy nỗi cay đắng. Những nỗi cay đắng ấy vẫn cứ trào lên trong mỗi giấc mơ và bà vẫn lấy làm tư liệu gửi gắm vào trong tiểu thuyết. Cay đắng đấy, nhưng giờ bà không tìm cách chữa trị những cay đắng đó. Bà tìm cuộc sống thanh thản trong con chữ, trong những bài thơ thiếu nhi đẫm cảm xúc, trong trẻo và vô tư. Bà tìm niềm vui bằng hoa trái trong vườn nhà, với một con mèo và một con chó nhỏ. Trong ngôi nhà ba gian của bà, chỉ có hai chiếc giường một, bộ bàn ghế cũ kỹ, mấy chồng sách báo. Không có ti vi, không cát-xét. Đó là một cách sống, mà có thể rất ít người có khả năng chịu đựng, nhưng nhà văn Trần Thị Nhật Tân vẫn sống được. Khi tôi vào nhà bà, thì có na, có ổi và nước trà ướp hoa cúc tiếp đãi, nhưng quan trọng hơn là bà tiếp đãi bằng những câu chuyện dài đằng đẵng của đời mình, vừa cay đắng vừa có phần hài hước.
Trần Thị Nhật Tân sinh năm 1949 tại thành phố Nam Định, là con thứ sáu trong một gia đình yêu nước. Người cha hoạt động Việt Minh từ rất sớm, từng bị thực dân Pháp bắt và tù đày. Người mẹ phải một mình buôn bán, bươn trải nuôi đàn con. Vì cuộc sống quá vất vả, nên bà cụ lâm bệnh và mất sớm. Mới mười tuổi, cô bé Nhật Tân đã mồ côi mẹ. Hai năm sau, người cha của cô cũng đau ốm mà qua đời. Để có cái ăn, cô phải tự đi mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày... Tuy đói khổ và phải sống tự lập từ bé, nhưng Nhật Tân lại học rất giỏi. Đầu năm 1961, cô được trường Phổ thông cơ sở Liễu Đề cử lên thành phố Nam Định tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn toán lý toàn tỉnh và đã đoạt giải Nhất.
Nhưng cuộc đời của một nữ sinh học giỏi ấy lại không hề suôn sẻ. Trải qua bao khó nhọc, ganh ghét, đố kỵ của cuộc đời, sẵn có máu văn chương trong người, Nhật Tân quyết viết tiểu thuyết. Vì chỉ có tiểu thuyết mới giúp cô nói được những điều mà cô đang bức xúc. Thế là, khi đêm đến, cô gái nhỏ nhắn lại trằn trọc "cày" lên trang giấy những tâm sự, những cảm xúc và cả nỗi bất bình được chắt ra từ cuộc đời của mình. Năm 1982, Nhật Tân xin đi học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 2, ba năm sau cầm bằng tốt nghiệp, quay trở lại nơi mình ra đi - ngôi trường cũ mà bà đã từng làm giáo viên. Nhưng bà bị từ chối một cách không thương tiếc. Ê chề trong nỗi thất vọng, Nhật Tân phải bước ra khỏi cơ quan cũ. Không có chỗ ở, không việc làm Nhật Tân phải ra ở vỉa hè, sống bằng nghề rửa bát thuê, kéo xe cải tiến, mò cua bắt ốc...
"Đăng ký ba pha chưa có một chồng"
Một cô gái vừa tốt nghiệp đại học, không công việc, không nhà cửa. Trần Thị Nhật Tân đã sống ở vỉa hè suốt từ năm 1985 đến 1994. Những người sống xung quanh đều là phường nghiện hút, trộm cắp. Để tồn tại được ở nơi vỉa hè của chợ búa, công viên, bà đã phải rất khéo léo bắt thân với họ. Ban ngày, người phụ nữ nhỏ bé ấy làm việc cật lực để có cái ăn, đêm về lại làm thơ, viết truyện. Lúc này, tiểu thuyết Dòng xoáy đã được chỉnh lại và cần được in. Nhật Tân đã nghĩ ra cách là nấu phở bán để kiếm tiền in tiểu thuyết. Chưa đầy một năm thuê cửa hàng bán phở, Nhật Tân đã kiếm được số tiền đủ để in tiểu thuyết. Sau đó, bà trả cửa hàng, lại ra ở vỉa hè để viết Dòng xoáy tập 2. Bà bảo, bán phở kiếm được tiền đấy, nhưng phải hy sinh, vì dính đến tiền và mê tiền là không viết được tiểu thuyết nữa. Mãi cho đến năm 1994, sau quãng thời gian dài làm lụng, tích cóp, Nhật Tân cũng mua được một chốn để che mưa che nắng.
Nghe giọng bà, không có dấu hiệu nào của những ngày tháng cơ cực, nhưng khuôn mặt bà hằn lên nhiều nỗi lo toan. Nghe đến đoạn Nhật Tân phải ra ở vỉa hè, tôi thấy được sự quyết liệt của người phụ nữ viết văn này. Tôi hỏi bà rằng, vậy người thân của bà chẳng còn ai hay sao? Bà bảo, bà là con út, hai người anh trai đã hy sinh trong chiến tranh, còn mấy người chị mỗi người mỗi nơi, cũng chẳng ai quan tâm đến bà. "Vậy còn chồng con?" - Tôi thắc mắc. Bà nén một tiếng thở dài: "Từ năm 1970, Công đoàn nhà trường có giới thiệu một cán bộ cho tôi, chúng tôi ưng nhau và đi đăng ký. Nhưng ông này đã tảo hôn với một người vợ ở quê. Chuẩn bị đến ngày tổ chức, cô vợ ở quê ra gặp, cô ấy xin tôi. Tôi không nỡ nhìn thấy cô gái trẻ ấy khóc, đành thôi. Người thứ hai là bộ đội xuất ngũ ở Nam Định. Ngày tổ chức đám cưới lại không có chú rể. Chúng tôi đã đặt cơm hàng rồi, nhưng ngày cưới không thấy chú rể đâu. Bà mẹ chồng từ quê lên nói: Tao bán nó rồi, bán 20 triệu. Mày có 20 triệu thì lấy được nó. Tôi không có tiền, cuối cùng đám cưới không thành. Người ta bảo tôi bạc phận".
Sau lần thứ hai đăng ký kết hôn mà không lấy được chồng, Nhật Tân gửi tâm sự vào thơ: "Hai lần đăng ký chẳng được làm cô dâu/ Càng nghĩ trong tim càng nhói đau/ Đời sao bạc thế tàn ác thế/ Người tốt phải mang nỗi khổ đau".
Nhật Tân tâm sự rằng, thực ra ngày đó người ta lại đồn bà bị pê đê, nên đăng ký kết hôn rồi người ta vẫn bỏ, không cưới. Bà không biết làm sao để thanh minh được. Người thứ ba đến với bà là một sĩ quan quân đội. "Ông ấy biết tôi không phải là người như vậy, nhưng không vượt qua được dư luận. Cái ngày tôi viết tiểu thuyết Dòng xoáy, bị thêu dệt và bị gọi lên Công an, ngành giáo dục tỉnh căm thù tôi. Một thời gian ông ấy đi lấy người khác, cũng là giáo viên".
Sau này, khi đã là một người 60 tuổi, một chuyện khá hài hước đã xảy đến với Trần Thị Nhật Tân. Đó là, một cụ ông chống gậy đến gặp bà, hỏi: "Đây có phải nhà thơ Nhật Tân không?". Nhật Tân nói phải. Ông ấy hỏi: "Có lấy tôi không?" Nhật Tân ngỡ ngàng hỏi lại: "Lấy ông làm gì?". Cụ ông chống gậy vồ vập: "Cô ơi, cô hay giúp người, cô lấy tôi đi. Lấy tôi đi để chăm sóc tôi với". Nhật Tân hỏi: "Thế vợ con ông đâu?". Cụ ông nói vợ mình đã chết, còn các con không đứa nào nuôi nấng. Nhật Tân buồn bã trong lòng và cười ra nước mắt: "Trời ơi, tôi bị bệnh tai biến, làm sao nuôi được ông? Sao thời tôi 20 ông không hỏi? Bây giờ ông già ông chống gậy đến hỏi tôi có lấy ông không?".
Vay thơ để đi thực tế sáng tác
Là người ham viết và ham đi, năm 1988, Trần Thị Nhật Tân muốn đi thực tế để sáng tác nhưng không có tiền. Vay tiền không ai cho, cuối cùng ông Đỗ Đình Thọ là cán bộ của Sở Văn hóa - thông tin tỉnh lúc bấy giờ cho vay 100 cuốn tuyển tập thơ Nguyễn Bính và nói: "Tôi cho bà vay 100 cuốn này, bà đi bán dọc đường và lấy số tiền đó làm lộ phí". Không chần chừ, Nhật Tân nhận tuyển tập thơ và lên đường. Nhưng độ đó, tuyển thơ in bằng giấy vỏ bao xi măng, không ai mua. Vào đến Vũng Tầu mà không biết phải tiếp tục đi như thế nào vì không còn tiền ăn, tiền tàu xe. Cũng từ đây, Nhật Tân đã gặp may mắn hết lần này đến lần khác vì nhiều người đã biết tiếng bà trên báo. Hơn một tháng trời ở Côn Đảo và đảo Bạch Hổ, Nhật Tân sống nhờ vào sự cưu mang của bộ đội và những người mến mộ thơ bà.
Trong suốt hành trình đó, Nhật Tân say sưa nói chuyện và đọc thơ về Nguyễn Bính cho bộ đội nghe và tặng dần hết 100 cuốn tuyển thơ vay được. Sau đó trở về vỉa hè, Nhật Tân viết cảm xúc hơn, nhiều vốn sống và triết lý hơn. Dòng xoáy tập 2 cũng được ra đời mấy năm sau đó và được tái bản nhiều lần. Tiểu thuyết Dòng xoáy, một thời gian gây xôn xao dư luận, cho đến nay, nó vẫn đóng đinh vào cuộc đời bà là chuyện chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Giờ bà vẫn cần mẫn viết trong ngôi nhà nhiều gió, giữa khu vườn nhiều cây, ngòi bút bà cất lên tiếng nói cho những thân phận nghèo, những người bất hạnh. Thời gian trong ngày, bà dành để viết văn, dạy văn cho những đứa trẻ hàng xóm và ngẫm nghĩ về những ngày đã qua. Biết trong người mình có bệnh, nữ nhà văn Trần Thị Nhật Tân đã lo xong chuyện hậu sự cho mình. Ngôi nhà và khu vườn bà đang sống, bà cũng đã làm di chúc dành cho trẻ em nghèo, nếu một mai bà mất đi.
Trong suốt những ngày về Hà Nội, tôi vẫn nghĩ ở cuộc đời này, bà là một trong số những nhà văn cô đơn nhất, một người phụ nữ cá tính, quyết liệt và có phần thích phiêu lưu. Bà vẫn mơ ước viết được một cuốn tiểu thuyết gói gém được tất cả những trăn trở trong một hành trình sống của bà.
Theo ANTD
Tuyển tập platform, cao gót ren long lanh lãng mạn Các teengirl sẽ có cảm giác giống như nàng công chúa khi xỏ chân vào những đôi giày kiêu kỳ này. Bộ sưu tập hoành tráng cho những tín đồ màu trắng Những đôi cao gót ren kiểu đơn giản như thế này vốn rất quen thuộc ở Hollywood. Gần đây, chất liệu này được sử dụng nhiều hơn trong các mẫu giày,...