Tuyên Quang: Thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Những ngày gần đây, tỉnh Tuyên Quang liên tục ghi nhận số ca F0 trong cộng đồng tăng đột biến và diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát diện rộng dẫn đến quá tải hệ thống y tế.
Trước tình hình trên, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Các trạm y tế phường, xã tiếp nhận khai báo y tế của người từ các tỉnh khác trở về địa phương. Ảnh: Nam Sương/TTXVN
Cụ thể, người đứng đầu các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình, phân tích làm rõ nguyên nhân, nguồn lây dẫn đến số F0 tăng và kịp thời có các biện pháp khắc phục; kiên quyết ngăn chặn, khống chế sự lây lan của dịch bệnh. UBND tỉnh sẽ xem xét làm rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu lơ là, chủ quan, buông lỏng quản lý trong công tác phòng, chống dịch.
Các huyện, thành phố của tỉnh quán triệt phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và “tiêm chủng vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước” đẩy mạnh tuyên truyền và thần tốc hơn nữa việc tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý I năm 2022; hoàn thành tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi trong tháng 2/2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
UBND tỉnh chỉ đạo giám đốc các sở, ban, ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch theo đúng chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phân công; đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động trên địa bàn theo đúng phân loại cấp độ dịch hiện hành, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang diễn biến rất phức tạp, số ca F0 trong cộng đồng tăng đột biến. Theo Sở Y tế những ngày gần đây, số ca mắc mới liên tục tăng (ngày 21/2 ghi nhận 833 ca; ngày 22/2 là 845 ca; ngày 23/2 là 1.277 ca).
Tin sáng 3-1: Cả nước gần 6.400 bệnh nhân COVID-19 nặng, số ca mới ở Hà Nội vẫn tăng
Báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho biết 975 bệnh viện cả nước đang điều trị gần 6.400 ca COVID-19 nặng, trong đó có 948 ca phải thở oxy, thở máy.
Nhân viên y tế chăm sóc cho các trường hợp F0 đang điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo báo cáo này, tổng số ca từ đầu vụ dịch lên tới trên 1,76 triệu ca COVID-19, trong đó có trên 1,38 triệu ca đã khỏi (79,6%), 32.860 người đã tử vong (1,9%).
Trong số người đang điều trị, có 116.284 người điều trị tại bệnh viện, với gần 6.400 ca trong tình trạng nặng.
Video đang HOT
So với trung bình 7 ngày trước, số ca COVID-19 mới ngày 2-1 giảm 33,3%, số ca tử vong tăng 3,1%, số ca nặng giảm 12,2%.
So sánh tuần này với tuần trước, số ca COVID-19 mới tăng 6%, số ca tử vong giảm 7,2%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 8,7%, số ca nặng, nguy kịch giảm 6,5%.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Hà Nội ca mắc liên tục gia tăng
Số ca COVID-19 ngày 2-1 ở Hà Nội đã vượt mốc 2.000 ca, đây là ngày có số mắc mới cao nhất từ trước đến nay ở Hà Nội.
Cộng dồn đến ngày 2-1, Hà Nội ghi nhận 53.240 ca COVID-19, trong đó riêng từ giai đoạn thực hiện bình thường mới (11-10-2021 đến 2-1-2022), tổng số ca COVID-19 mới ghi nhận 48.693 ca.
Hà Nội có 12 quận huyện đang ở cấp độ dịch 3 (vùng cam), trong đó 3 quận huyện mới chuyển thành vùng cam là Thanh Xuân, Thanh Trì và Gia Lâm.
Từ 12h trưa nay 3-1, quận Thanh Xuân bắt đầu siết chặt hoạt động, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống chỉ được bán mang về, tạm dừng tổ chức dạy và học trực tiếp cho khối lớp 12 các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, dừng buôn bán kinh doanh tại chợ cóc, chợ tạm...
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
TP.HCM: Thêm 9 người nhập cảnh cần giải trình tự gene
Song song với công tác điều trị cho các bệnh nhân, việc phòng ngừa lây nhiễm tại bệnh viện được thực hiện rất nghiêm túc và nâng cao cảnh giác cao nhất.
Đại diện Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết trong hai ngày 31-12-2021 và 1-1-2022 bệnh viện tiếp nhận 9 người nhập cảnh bằng đường hàng không và đường biển dương tính với COVID-19.
Cụ thể, 9 người nhập cảnh này có 1 người đến từ Tây Ban Nha, 1 người đến từ Nga, 1 người đến từ Trung Quốc và 6 người Việt Nam về từ Mỹ. Trong số này có 1 người 60 tuổi, cao huyết áp, đã tiêm 3 mũi vắc xin.
Trong ngày 1-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã gửi mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân này đến Viện Pasteur TP.HCM để giải trình tự gene nhằm xác định có nhiễm biến chủng Omircon hay không. Hiện sức khỏe tất cả các bệnh nhân đều ổn định.
Vị này cho biết thêm, việc cần giải trình tự gene cho những người nhập cảnh nêu trên là theo quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh của Bộ Y tế.
Trước đó, từ ngày 7-12, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Bệnh viện dã chiến số 12 là nơi tiếp nhận, điều trị các trường hợp nhập cảnh nhiễm COVID-19. Tính đến nay đã có 12 trường hợp xuất viện, kết quả giải trình gene đều nhiễm biến chủng Delta, không triệu chứng.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân nằm trong vùng đỏ ở phường 3, quận Bình Thạnh - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đã phân bổ 176,8 triệu liều vắc xin COVID-19, đã tiêm gần 153 triệu liều
Bộ Y tế cho biết đến ngày 2-1, bộ đã phân bổ 176,8 triệu liều vắc xin COVID-19 trong số 192 triệu liều đã tiếp nhận, đã tiêm gần 153 triệu liều, hiện còn khoảng 15,2 triệu liều đang chờ thủ tục xuất xưởng vắc xin.
Trong số này có trên 77,7 triệu mũi 1, trên 69 triệu mũi 2 và trên 6 triệu mũi 3.
Về tình hình tiêm chủng theo khu vực, đến nay khu vực miền Nam đã bao phủ mũi 1 cho 100% người từ 18 tuổi trở lên, mũi 2 đạt 92,7%, cao nhất trong các khu vực.
Nhiều địa điểm tại Hà Nội bị phong tỏa vì phát hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN
Tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh thành
- Tối 2-1, Hà Nội thông báo 24 giờ qua TP ghi nhận 2.045 ca bệnh, trong đó có 555 ca cộng đồng, 1.462 ca tại khu cách ly và 28 ca tại khu phong tỏa. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (232); Thanh Xuân (227); Thanh Trì (225); Gia Lâm (163); Hoàn Kiếm (148); Ba Đình (147); Hoàng Mai (132).
Thanh Xuân, Thanh Trì, Gia Lâm là 3 địa phương mới chuyển lên "vùng cam" theo thông báo cấp độ dịch của Hà Nội từ ngày 31-12. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 có 52.725 ca, trong đó số ca cộng đồng 17.578 ca, số ca đã được cách ly là 35.147 ca.
- Sơn La ngày 2-1phát hiện 44 ca COVID-19. Lũy kế từ ngày 5-10-2021 đến ngày 2-1-2022, tỉnh đã phát hiện 1.177 ca COVID-19. Hiện có 756 F0 đang điều trị và 1.094 người theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà...
- Hà Nam trong ngày 2-1 ghi nhận 85 ca COVID-19. Trong đợt dịch mới đến nay, Hà Nam ghi nhận 2.576 ca COVID-19. Hiện toàn tỉnh còn 3.021 F1 đang cách ly y tế (134 người cách ly tập trung và 2.887 người cách ly tại nhà).
- Từ 6h ngày 1-1 đến 6h ngày 2-1, Quảng Bình ghi nhận thêm 54 ca COVID-19 tại cộng đồng, trong đó 36 ca liên quan đến chùm ca bệnh Quảng Phú (Quảng Trạch); trong ngày có 33 ca xuất viện.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.853; số ca điều trị khỏi là 3.364, còn 225 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 206 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà. Hiện 95,61% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 89,91%.
- Vĩnh Long, liên tục 3 ngày qua ghi nhận số ca COVID-19 ở mức cao hơn 1.000 ca. Cụ thể, ngày 31-12: 1.080 ca, ngày 1-1-2022: 1.223 ca và từ 18h ngày 1-1 đến 7h ngày 2-1 ghi nhận 1.046 ca.
Tính từ đầu đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 33.400 ca COVID-19, trong đó điều trị khỏi hơn 19.800 người, có 365 người tử vong. Vĩnh Long vừa công bố cấp độ dịch, có 8 huyện, thị xã, thành phố ở cấp độ 3 (nguy cơ cao); 36 xã ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao).
- Từ 18h ngày 1-1 đến 11h ngày 2-1, Bến Tre ghi nhận 49 ca COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 26.091 ca. Trong đó, có 18.528 ca kết thúc điều trị, 196 ca tử vong.
Trong ngày, tỉnh tiêm vắc xin COVID-19 cho 849 đối tượng trên 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho 13.639 người trên 18 tuổi. Tỉ lệ tiêm chủng người trên 18 tuổi đạt 99,8%, trong đó 96,1% dân số tiêm mũi 2; 23,1% dân số tiêm mũi 3; 100% trẻ từ 12-17 tuổi hoàn thành mũi 1; 95,6% trẻ hoàn thành mũi 2.
Tuyên Quang tạm dừng hoạt động 5 chốt kiểm dịch ở cửa ngõ ra vào tỉnh Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, từ 21h ngày 18/12, tỉnh Tuyên Quang đã tạm dừng hoạt động 5 chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19. Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Ảnh: Báo Tuyên Quang). UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành...