Tuyên Quang phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 2% vào năm 2025
Ngày 20/9/2021, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND về việc thực hiện “Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030″ trên địa bàn tỉnh.
Người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, sử dụng hiệu quả thời gian lao động để nâng cao năng suất lao động; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần xây dựng nông thôn mới; tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo bền vững, giáo dục nghề nghiệp gắn với tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Về mục tiêu cụ thể, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 30% và đến năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ khoảng 40%; 100% học viên tham gia đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các kỹ năng công nghệ thông tin.
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp khoảng 42% và tăng lên khoảng 35,5% vào năm 2030. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 7%/năm
Tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 45% và đến năm 2030, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 60%; trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5,5% lực lượng lao động trong độ tuổi vào năm 2025 và chiếm khoảng 7,5% vào năm 2030.
Video đang HOT
Đến năm 2025 và năm 2030, có 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được hướng nghiệp. Năm 2025, có 25% và năm 2030 có 30% lao động được Trung tâm Dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm có việc làm.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Tuyên Quang đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong đó có việc hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại; tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù. Đồng thời triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho lao động trong quá trình làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng lao động. Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, thúc đẩy phát triển du lịch – dịch vụ, nông nghiệp thông minh.
Tỉnh cũng sẽ phối hợp triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người lao động; lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung theo cấp tỉnh, cấp vùng và trung ương; có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích, khai thác và dự báo về cung – cầu lao động phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp…
Hỗ trợ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19
Ngày 11/9, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ xuất quân tiễn đoàn cán bộ y tế tỉnh tham gia hỗ trợ thành phố Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19.
Tiễn đoàn cán bộ, y, bác sĩ hỗ trợ thành phố Hà Nội chống dịch COVID-19. Ảnh: Nam Sương/TTXVN
Theo đó, đoàn công tác gồm 100 cán bộ, y, bác sỹ có kinh nghiệm, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chống dịch theo yêu cầu chuyên môn của Bộ Y tế, thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thành phố và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn biểu dương tinh thần tình nguyện, sẵn sàng nhận nhiệm vụ vào nơi khó khăn, nguy hiểm của các cán bộ, nhân viên y tế trong tỉnh. Các y, bác sỹ này chính là những "chiến sỹ thầm lặng, đi chống giặc trong trận chiến không tiếng súng".
Phát huy tinh thần của quê hương cách mạng, thủ đô kháng chiến, các cán bộ y tế tỉnh Tuyên Quang sẽ vững bước lên đường cùng thủ đô Hà Nội chống dịch, cũng là giúp tỉnh Tuyên Quang và cả nước chống lại đại dịch. Sự dũng cảm xung kích tình nguyện vào tâm dịch của các cán bộ sẽ là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang giao Sở Y tế là đầu mối, cùng với các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội phối hợp để hỗ trợ tốt nhất cho đoàn cán bộ làm nhiệm vụ tại vùng dịch. Đồng thời, Sở Y tế Tuyên Quang và các đơn vị liên quan cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết để đoàn công tác đi thực hiện nhiệm vụ được tuyệt đối an toàn; thường xuyên liên lạc, động viên tinh thần các cán bộ y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thủ đô Hà Nội.
* Ngày 11/9, tại nút giao Quốc lộ 2 ngã tư Kim Anh - Nội Bài, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội đã đón nhận 60 tấn nhu yếu phẩm do Tỉnh đoàn Hà Giang gửi tặng, nhằm giúp đỡ nhân dân và thanh, thiếu nhi Thủ đô vượt qua khó khăn trong những ngày cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.
Tròn 60 tấn nhu yếu phẩm với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng gồm có 26,8 tấn gạo, 14 tấn nông sản các loại, 3.000 thùng mì tôm, 650kg bún/miến, 800kg lạc, 289 hộp cá, thịt các loại...
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến (bên trái) tiếp nhận nguồn lực ủng hộ từ Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Hà Giang Thèn Văn Quân. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Tiếp nhận nguồn ủng hộ này, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến đã trân trọng cảm ơn tấm lòng của tuổi trẻ và đồng bào các dân tộc Hà Giang gửi tặng nhân dân Thủ đô. Hà Nội đang trong cao điểm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, những nhu yếu phẩm được các địa phương quan tâm và gửi tặng là động lực giúp nhân dân yên tâm hơn trong cuộc chiến với dịch COVID-19.
Ngay sau khi tiếp nhận, một phần các nhu yếu phẩm được Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình Việt Nam PVC vận chuyển về các địa điểm phong tỏa, khu cách ly trên địa bàn thành phố theo điều phối của Thành đoàn. Số lượng nhu yếu phẩm còn lại được phân bổ, sử dụng cho các hoạt động an sinh xã hội khác.
* Chiều cùng ngày 11/9, tại Trạm thu phí Km6 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) Đoàn Thanh niên Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 15.000 khẩu trang, 1.000 găng tay, 500 kính chắn giọt bắn và 4,5 tấn rau, củ, quả do Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Lào Cai bàn giao để hỗ trợ, góp phần giúp đỡ người dân Thủ đô sớm vượt qua đại dịch.
Đoàn thanh niên Công an tỉnh Lào Cai trao quà cho Đoàn thanh niên Công an TP Hà Nội để hỗ trợ những người yếu thế, người dân có hoàn cảnh khó khhăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Ngay trong chiều và tối cùng ngày, các chi đoàn thanh niên của Công an thành phố Hà Nội phân loại số rau xanh kèm theo nhiều nhu yếu phẩm khác chia thành từng túi quà nhỏ gửi tặng 910 người có hoàn cảnh yếu thế, gồm: người vô gia cư, lao động ngoại tỉnh, sinh viên ở trọ, người nghèo... trên địa bàn các quận Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân. Danh sách những người khó khăn đã được cảnh sát khu vực khảo sát, kiểm tra.
Cũng trong ngày 11/9, Đoàn Thanh niên Công an thành phố đã tiếp nhận món quà gồm 5.000 khẩu trang y tế N95, 15.000 khẩu trang y tế 4 lớp, 1.000 găng tay y tế, 2.500 kính chắn giọt bắn... từ nhóm cựu học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên gửi tặng. Số vật tư này đã được Đoàn Thanh niên Công an thành phố nhanh chóng chuyển tới 12 tổ công tác đặc biệt của Công an thành phố làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch.
* Thông tin từ Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 11/9 cho biết, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn cán bộ y tế chi viện cho TP Hồ Chí Minh điều trị bệnh nhân COVID-19, gồm 42 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên kỹ thuật.
Đoàn sẽ chia thành 3 nhóm và lên đường vào những thời điểm khác nhau nhằm để các hoạt động tại Bệnh viện Thể thao không bị ảnh hưởng nhiều. Trong đợt xuất quân ngày 10/9, Bệnh viện đã lựa chọn 15 cán bộ ưu tú, tinh thần vững vàng, sẵn sàng lên đường vào sáng 12/9. Khi vào tới TP Hồ Chí Minh, Đoàn cán bộ y tế của Bệnh viện Thể thao Việt Nam sẽ hoạt động dưới sự phân công của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh trong việc tiếp nhận, khám và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Tại lễ xuất quân, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao và biểu dương tinh thần xung kích tình nguyện của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên kỹ thuật sẵn sàng tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Thời gian qua, bên cạnh sự tàn phá về kinh tế, hoạt động xã hội có nhiều thay đổi, tâm lý của người dân về dịch COVID-19 bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng của nhân loại, của đồng bào ta, đặc biệt các tỉnh phía Nam trong đó TP Hồ Chí Minh chịu tác động lớn nhất. Mỗi cán bộ của ngành văn hóa, thể thao và du lịch luôn hướng về đồng bào miền Nam, nơi ấy nhân dân cần nhận được sự cảm thông, sẻ chia để không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch bệnh.
42 thành viên Đoàn cán bộ y tế của Bệnh viện Thể thao đều là những gương mặt ưu tú đại diện cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch hướng tới miền Nam ruột thịt. Họ đã gác lại mọi công việc riêng, tình nguyện, xung phong sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ khi đồng bào, Tổ quốc cần. Xa gia đình, đồng nghiệp và một chặng đường vất vả, hiểm nguy phía trước đang chờ họ.
Bộ trưởng mong muốn mỗi bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ kỹ thuật của Đoàn hãy luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trở về an toàn, khỏe mạnh. Hoạt động này là một nghĩa cử cao cả, không chỉ thể hiện phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ y tế mà còn là tình cảm, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động ngành văn hóa, thể thao và du lịch chung sức, đồng lòng cùng cả nước giúp đỡ Thành phố Hồ Chí Minh sớm đẩy lùi dịch COVID-19.
Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam Võ Tường Kha chia sẻ, trong đợt 1 này, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đã chuẩn bị rất chu đáo cho Đoàn cán bộ vào Nam từ những thứ nhỏ nhất cho đến trang bị bảo vệ cá nhân, trang thiết bị để làm việc.
Trước khi lên đường, các thành viên của Đoàn cán bộ y tế chi viện cho TP Hồ Chí Minh đã được tập huấn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chữa bệnh, phòng chống lây nhiễm; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, được khám sức khoẻ đầy đủ và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV 2.
Hà Nội: Nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, đối phó với dịch bệnh có thể kéo dài Trước diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, có thể kéo dài nên việc mỗi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước nhất là trong việc chi trả khám chữa bệnh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về hướng tới mục tiêu bảo hiểm...