Tuyên Quang: Máy ATM gạo đến với người nghèo xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, nhất là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội. Với thông điệp “Chia sẻ yêu thương để không ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian gần đây, Ủy ban MTTQ xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã kêu gọi được nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm chung tay góp sức, hỗ trợ người dân trên địa bàn vượt qua khó khăn.
Người dân xếp hàng chờ nhận gạo hỗ trợ.
Trước những khó khăn của người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhất là người dân nghèo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty sách Thái Hà, Thành phố Hà Nội, nhà tài trợ chính hỗ trợ chiếc máy ATM gạo trị giá 15 triệu đồng để phát gạo miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu gạo khi giáp hạt trên địa bàn xã Hợp Hòa và địa bàn một số xã lân cận của huyện Sơn Dương, với ý nghĩa “lá lành đùm lá rách” trong mùa dịch. Đồng hành cùng Công ty sách Thái Hà, nhóm từ thiện Minh Tâm Đại Đức tại Thành phố Hà Nội đã kêu gọi, vận động ủng hộ gạo để hỗ trợ người gặp khó khăn trên địa bàn xã Hợp Hòa, cây ATM gạo được phát từ ngày 21/4 đến ngày 28/4/2020. Ngay trong ngày đầu tiên, nhóm từ thiện Minh Tâm Đại Đức đã phối hợp với UBND xã Hợp Hòa phát 2 tấn gạo chất lượng cao trị giá khoảng 40 triệu đồng với 665 suất cho người có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất 3 kg).
Anh Phạm Văn Thuận, một người con của quê hương Sơn Dương đang hoạt động cùng nhóm từ thiện Minh Tâm Đại Đức chia sẻ: Chiếc máy ATM gạo với phương châm người thiếu thì đến lấy, người có điều kiện thì đóng góp thêm, ai có công góp công, ai có của thì góp của, với mục đích không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhằm góp phần cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chị Trần Thị Hậu, thôn Trung Tâm, xã Kháng Nhật nghe tin nhóm Từ thiện Minh Tâm Đại Đức tổ chức phát gạo tại đây, chị đã tình nguyện góp công hỗ trợ phát gạo cho bà con.
Chiếc máy ATM gạo miễn phí được thực hiện đầu tiên ở xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương là mô hình tiêu biểu để nhân rộng trong cộng đồng. Trong quá trình phát gạo miễn phí cho người nghèo, người còn thiếu gạo ngày giáp hạt, Ban tổ chức tiếp tục vận động, kêu gọi và nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cùng góp tiền, gạo để tất cả người gặp khó khăn đều được hỗ trợ. Ông Đặng Văn Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hợp Hòa cho biết: Đó là những tấm lòng vàng, biết đồng cảm để sẻ chia với những khó khăn của cộng đồng, cần được nhân lên trong mùa dịch. Cùng với đó, Ủy ban MTTQ xã Hợp Hòa cũng đã vận động nhân dân trong xã ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm trị giá trên 74 triệu đồng phục vụ nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở huyện Sơn Dương.
Hà Đình Cường – Ủy ban MTTQ huyện Sơn Dương
Trai làng nuôi thỏ New Zealand, cứ nuôi lớn, bán đã có người lo
Lựa chọn nuôi giống thỏ New Zealand, với đặc điểm tai dài, mắt hồng đang là hướng đi giúp cho anh Nguyễn Công Định, trú tại xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Đến nay trang trại thỏ của anh đã có trên 3.000 con thỏ New Zealand các loại.
"Khởi nghiệp" chỉ với 3 cặp thỏ
Video đang HOT
Anh Định chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh đã qua thời gian quân ngũ, sau khi xuất ngũ về quê, bản thân anh cũng bôn ba làm nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên, với đồng lương bấp bênh, thu nhập không ổn định nên anh đã quyết tâm tìm một hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình.
Nhờ nuôi giống thỏ New Zealand, anh Nguyễn Công Đinh, xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Đình Quân.
Nhận thấy diện tích đất vườn nhà mình rộng, trong khi trồng một số cây ăn quả đều không mang lại hiệu quả kinh tế, nên anh đã quyết định xây dựng chuồng trại, hàng rào, lưới ngăn để phát triển chăn nuôi.
Theo đó, năm 2015, qua tìm hiểu cũng như được bạn bè giới thiệu anh Định biết đến giống thỏ New Zealand. Thấy đây là giống thỏ nhập ngoại, trọng lượng lớn, dễ nuôi, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, mà giá bán ngoài thị trường có giá cao. Nghĩ là làm, ban đầu anh đã mua 3 cặp thỏ bố mẹ về nuôi thử.
Giai đoạn đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi thỏ nên anh Định đã gặp không ít khó khăn, thỏ thường xuyên bị bệnh. Để khắc phục, anh Định đã mày mò, tìm hiểu kinh nghiệm nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ qua nhiều sách, báo, trong đó tập trung vào các thông tin hướng dân kỹ thuật nuôi giống thỏ New Zealand.
Theo anh Định, giống thỏ New Zealand là giống nhập ngoại, vóc dáng to con, trọng lượng lớn, dễ nuôi, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, mà giá bán ngoài thị trường có giá cao. Hiện tại, anh Định đang xuất bán thỏ thịt với giá từ 70.000- 80.000 đồng/kg. Ảnh: Đình Quân.
Anh Định kể, có nhiều lần phải lặn lội về tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Giang tìm đến các mô hình nuôi thỏ, các trang trại nuôi thỏ lớn để học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi thỏ cũng như cách chăm sóc thỏ.
"Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới đối với tôi, trong quá trình nuôi thấy thỏ phát triển chậm, thường xuyên mắc bệnh tiêu chảy. Thời điểm đó tâm lý cũng chán nản, cũng định bỏ, nhưng được gia đình động viên nên tôi tiếp tục cố gắng vượt qua", anh Định chia sẻ.
Sau khi đi nhiều nơi học hỏi, anh Định đã tích lũy được riêng cho mình nhiều kinh nghiệm, thuần thục kỹ thuật nuôi thỏ. Với số vốn tích góp được của 2 vợ chồng, cộng thêm vay mượn của người thân anh Định đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng chuồng nuôi thỏ trên diện tích 200m2, mua thêm con giống để nâng số lượng đàn.
Trong quá trình nuôi thỏ, anh Định không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi thỏ, cũng như đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh.
Không phụ lòng người, đàn thỏ của anh phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ sinh sản của các cặp thỏ bố mẹ ngày càng cao. Đến nay, anh Định đã chủ động được nguồn con giống, việc nuôi gối đàn của anh cũng trở nên thuận lợi hơn.
"Thỏ sinh sản theo cấp số nhân, để đáp ứng được chuồng trại cho đàn thỏ, tôi tiếp tục mở rộng thêm khu vực chăn nuôi, đầu tư thêm lồng, lắp hệ thống quạt thông gió để thỏ được phát triển tốt", anh Định cho hay.
Đến nay, với việc chủ động được con giống, anh Định tiếp tục đầu tư 500 triệu đồng để mở rộng lên diện tích nuôi thỏ lên 500m2. Chuồng nuôi thỏ được anh lắp đặt hệ thống quạt thông gió, hút mùi, tấm làm mát.
Sau 5 năm trải qua nhiều khó khăn, lăn lộn với nghề nuôi thỏ, anh Định đã sở hữu cho mình đàn thỏ trên 3.000 con, trong đó có 250 cặp thỏ New Zealand bố mẹ.
"Bỏ túi" 200 triệu đồng/năm
Theo kinh nghiệm nuôi thỏ của anh Định, giống thỏ New Zealand là loài ăn tạp, lượng thức ăn chỉ bằng 30- 40% trọng lượng cơ thể. Đối với thức ăn thừa của thỏ cần thay thế bằng thức ăn mới, tránh ẩm, mốc làm thỏ bị tiêu chảy. Ngoài ra cần chú ý thân nhiệt cho và tiêm phòng thường xuyên để thỏ luôn khỏe mạnh.
Ngoài xuất bán thỏ thịt, trang trại của anh Định cũng cung cấp thỏ giống, giá từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Để chủ động được đầu ra, anh Định đã ký hợp đồng xuất bán thỏ thịt và thỏ giống với HTX chăn nuôi Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Ảnh: Đình Quân.
Về thời gian và khẩu phần ăn trong ngày cho thỏ, anh Định cho thỏ ăn 2 lần/ngày, thời kỳ vỗ béo để chuẩn bị xuất bán là 3 lần/ngày. Thức ăn chủ yếu là cám, ngoài ra phải bổ sung rau để tăng sức đề kháng cho thỏ.
Anh Định cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, giống thỏ New Zealand là giống thỏ có nhiều ưu điểm, vóc dáng lớn, thể trọng lớn, nếu chăm sóc, nuôi đúng kỹ thuật thì tăng trọng nhanh. Về sinh sản, trung bình một con thỏ mẹ đẻ được từ 6 - 9 lứa, mỗi lứa khoảng 7 - 10 con. Thỏ thịt thời kỳ xuất bán có trọng lượng bình quân 2,3kg/con. Thỏ con sau khi sinh nuôi khoảng hơn 4 tháng sẽ đạt trên 2kg là có thể xuất bán được...
Để chủ động được đầu ra, năm 2018, anh Định ký hợp đồng xuất bán thỏ thịt và thỏ giống với HTX chăn nuôi Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Theo anh Định, HTX chăn nuôi Tam Đảo là đơn vị cung cấp thỏ thương phẩm cho Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (doanh nghiệp Nhật Bản có nhà máy chế biến sản phẩm thỏ thương phẩm tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Hiện trung bình mỗi tháng anh Định xuất bán từ 400 - 450 con thỏ thịt, giá bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Ngoài ra anh còn xuất bán thỏ giống, giá từ 70.00 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi chi phí bình quân anh Đinh thu về khoảng 17 triệu đồng/tháng. Vào những tháng cao điểm, thỏ được giá thì thi nhập có thể đạt 22 triệu đồng/tháng. Mỗi năm trừ chi phí anh Định có thu nhập trên 200 triệu đồng từ nuôi thỏ.
Theo anh Định, nuôi thỏ New Zealand, đối với chuồng trại cần chú trọng phải thoáng mát, sạch sẽ, nguồn thức cho thỏ phải đa dạng. Ảnh: Đình Quân.
Theo anh Định, nuôi thỏ New Zealand quan trọng nhất là đòi hỏi về kỹ thuật chăn nuôi thú y, khâu chọn giống. Tuy nhiên nuôi giống thỏ New Zealand cũng rất đơn giản, đối với chuồng trại cần chú trọng phải thoáng mát, sạch sẽ, nguồn thức cho thỏ phải đa dạng gồm thức ăn xanh và thức ăn tinh.
Với nghị lực cũng như hướng đi đúng đắn, trong thời gian gần đây, trang trại chăn nuôi thỏ của anh Định luôn là điểm đến để bà con trong địa phương có nhu cầu chăn nuôi thỏ đến để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi thỏ.
GNI mong muốn gắn kết với các cơ quan ban ngành tại tỉnh Tuyên Quang Vừa qua, GNI đã tổ chức "Hội nghị tổng kết hoạt động các nhóm sinh kế năm 2019" tại Tuyên Quang nhằm mục đích gắn kết bền vững giữa các nhóm sinh kế và các cơ quan ban ngành tại địa phương. Toàn cảnh hội nghị. Nhằm tổng kết và đánh giá kết quả hoạt động của 14 nhóm sinh kế do GNI...