Tuyên Quang: Khẩn trương khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 2
Liên tiếp trong các ngày từ 10 – 13/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện mưa to, kèm dông, với lượng mưa nhiều nơi trên 100 mm/24 giờ gây thiệt hại về người, nhà ở, tài sản và hoa màu của người dân ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Tuyên Quang, mưa to, kèm dông đã làm hư hỏng 4 nhà dân. Một cháu nhỏ (H.K.A, sinh năm 2016) ở thôn 8, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang bị lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn tại thôn 15, xã Kim Phú. Hiện thi thể của cháu đã được tìm thấy cách khu vực bị nước cuốn trôi khoảng 100 m.
Ngoài ra, mưa lũ còn làm gần 40 ha lúa, ngô, hoa màu của người dân bị ngập úng; một số tuyến đường liên thôn, xã bị sạt lở. Cụ thể, tuyến đường xã từ đèo Tượng đi đèo Trám, xã Công Đa, huyện Yên Sơn bị sạt lở ta-luy dương khoảng 400 m3; đường giao thông thôn tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương bị sạt lở ta-luy dương khoảng 100 m3…
Video đang HOT
Ngay sau khi thiệt hại xảy ra, UBND các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn, phụ trách xuống các xã bị thiệt hại nắm tình hình và thống kê, cập nhật tình hình thiệt hại; chỉ đạo lực lượng xung kích thực hiện san, hót đất ta-luy bị sạt lở đảm bảo giao thông đi lại của người dân, đồng thời huy động lực lượng tại chỗ để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại về nhà ở, ổn định cuộc sống.
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ngày 13/8, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn tiếp tục có mưa to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn.
Trước đó, nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng, thấp thường xuyên xảy ra ngập úng triển khai lực lượng xung kích ở cơ sở để sẵn sàng phương án ứng phó, chủ động di chuyển nhân dân tại nơi có nguy cơ cao đến nơi an toàn; đồng thời kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình giao thông, thủy lợi (đặc biệt là các công trình đang có sự cố, đang thi công, hồ chứa đã tích đầy nước, cầu, ngầm, tràn, đê, kè, cống dưới đê); bố trí lực lượng thường trực 24/24h để tiếp nhận và xử lý kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra. Khi có thiên tai xảy ra phải chủ động sử dụng ngân sách dự phòng cấp huyện để khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân sớm ổn định đời sống, sản xuất; báo cáo, đề xuất kịp thời với UBND tỉnh Tuyên Quang các trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan có phương án bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu; hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn giao thông tại các cầu, đập tràn khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục nhanh nếu xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
Quảng Ninh cảnh giác với mưa lũ và sạt lở
Đêm 10/2, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền và suy yếu dần.
Đến 8 giờ ngày 11/8, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thông tin thiệt hại nào về người và tài sản do cơn bão số 2 gây ra.
Người dân di chuyển dưới những đợt mưa liên tục trong sáng 11/8. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Hồi 7 giờ ngày 11/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc, 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Toàn tỉnh Quảng Ninh có mưa phổ biến từ trung bình đến rất to, cấp độ rủi ro ở cấp 1 (cấp thấp nhất). Lượng mưa phổ biến từ 70-120mm, riêng huyện đảo Cô Tô lên đến 180-190mm; khu vực Móng Cái và Vân Đồn mưa ít hơn, lượng mưa phổ biến 30-70mm. Gió phổ biến đạt cấp 2-3, riêng vùng biển Cô Tô có gió cấp 3-5, cấp độ rủi ro đạt cấp 3 (cấp thấp nhất). Về lũ, mực nước xu thế lên chậm, đã xuất hiện lũ trên sông Ba Chẽ, cảnh báo rủi ro cấp 1.
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, rãnh áp thấp đi qua Bắc Bộ được thiết lập và duy trì đến ngày 16/8. Vì vậy, mưa lớn còn tiếp tục kéo dài đến ngày 16/8, cường độ mưa giảm, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 30-70mm/24 giờ. Do mưa lớn nhiều ngày nên nguy cơ cao xuất hiện sạt lở ở những khu vực có kết cấu yếu. Đồng thời, triều cường còn duy trì trong 1-2 ngày tới, kết hợp mưa lớn, làm gia tăng mức độ ngập lụt.
Để đảm bảo an toàn, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân ra sông, suối bắt cá, vớt củi, bơi lội; sẵn sàng giải tỏa các điểm du lịch dã ngoại tự phát ven sông, suối khi xuất hiện tình huống mưa lũ trên địa bàn.
Các địa phương tiếp tục chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó, tổ chức khắc phục hậu quả kịp thời, nhất là lưu ý hình thái mưa lớn kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến các khai trường, bãi thải mỏ gần khu dân cư, vùng hạ du các hồ chứa nước, công trình trên đồi cao nằm trong khu đô thị, gần khu dân cư. Các địa phương khơi thông hệ thống thoát nước, dọn dẹp đất đá từ trên cao tràn xuống khu dân cư, đường giao thông. Đặc biệt, các địa phương cần rút kinh nghiệm trong thời gian qua, rà soát lại và vận động nhân dân tạm di dời xa các vị trí kè chắn đất tự xây không đảm bảo, đề phòng trường hợp mưa kéo dài gây sạt lở; bố trí người trực canh, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại các vị trí ngập sâu, nước siết, sạt lở.
Hòa Bình: Mưa lớn làm 2 người mất mạng và 1 người mất tích Mưa lớn đã làm 2 người tử vong, 1 người mất tích và gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đường đi xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) bị sạt lở gây, gây ách tắc. Ảnh minh họa: baohoabinh.com.vn Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm...