Tuyên Quang bố trí 80 trạm, chốt bảo vệ rừng tại gốc
Tỉnh Tuyên Quang có 48 xã, thị trấn nằm trong khu vực nguy cơ cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm), ngoài ra còn khoảng 30 xã khác nguy cơ cháy rừng cấp III (cấp cao).
Lực lượng Kiểm lâm tổ chức đi tuần tra, bảo vệ trong khu rừng đặc dụng có các loại cây quý, hiếm tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Thực tế, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn được đảm bảo, chưa ghi nhận dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, qua kiểm tra của tổ công tác tại một số địa phương trên địa bàn huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn, tình trạng người dân đi rừng mang lửa theo để sưởi ấm, nấu thức ăn, bắt ong, đốt thực bì chuẩn bị vào vụ trồng rừng vẫn diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã chủ động lên phương án phòng chống cháy rừng; trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các điểm có nguy cơ cháy cao; huy động lực lượng kiểm lâm viên thường trực 24/24h tại các chốt, nghiêm cấm người dân mang lửa và vật dụng tạo ra lửa vào khu vực rừng. Đối với đội ngũ tuần rừng thực hiện tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, đường mòn, lối mở nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý sớm nguy cơ cháy rừng xảy ra.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường thông tin về tình hình rừng, cảnh báo cháy rừng, khuyến cáo bà con không đốt thực bì trên diện tích rừng trồng đã khai thác trong thời điểm mùa hanh khô như hiện nay nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng xảy ra.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm các huyện yêu cầu các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghiêm các yêu cầu về bảo vệ rừng, tuyệt đối không sử dụng lửa để tiêu hủy tàn dư rừng trong thời điểm hanh khô; xây dựng đường băng cản lửa giữa các khu rừng.
Ông Dương Văn Xy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, chi cục đã bố trí 80 trạm, chốt bảo vệ rừng để thực hiện bảo vệ rừng tại gốc, trong vùng lõi các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ và các khu rừng giáp ranh với các tỉnh bạn.
Đồng thời, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm cháy rừng trên điện thoại thông minh của các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, lãnh đạo các hạt, các trạm kiểm lâm. Khi có thông tin về điểm cháy, lực lượng kiểm lâm đều được cảnh báo sớm và chỉ đạo kiểm tra xác minh, xử lý đám cháy ngay từ khi mới phát sinh.
Đội cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng cũng sẵn sàng lực lượng, phương tiện nhận nhiệm vụ khi tình huống xấu xảy ra, duy trì 1.650 tổ đội bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 16.100 người tham gia.
Bắc Bộ và Trung Bộ chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cho biết, bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam.
Lực lượng kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc cây rừng. Ảnh: ĐỨC THÀNH
Dự báo từ khoảng ngày 14-12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 14-12, ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ có mưa; từ đêm 14-12, ở Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ ngày 14-12, ở Bắc Bộ chuyển rét. Từ ngày 15-12 các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ xảy ra đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay với nhiệt độ thấp nhất từ 11 đến 14oC, vùng núi từ 8 đến 11oC, vùng núi cao dưới 5oC và có khả năng xảy ra băng giá. Trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai.
Trên biển, từ ngày 14-12, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Ở vịnh Bắc Bộ, gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2 đến 3 m; khu vực bắc Biển ông, gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3 đến 5 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
ể chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển, ngày 12-12, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, nhất là với người già, trẻ nhỏ, học sinh và triển khai các biện pháp để giảm mức độ thiệt hại về sản xuất, chú trọng đàn đại gia súc và các cơ sở chăn nuôi tập trung ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng. Các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của gió mạnh, sóng lớn trên biển; thông báo cho các phương tiện tàu, thuyền biết để chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn...
UBND tỉnh Kon Tum vừa yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng có diện tích rừng và các công trình hạ tầng lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai lập phương án khắc phục. ối với 5,61 ha rừng trồng bị thiệt hại, các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Rẫy và ăk Glei có kế hoạch trồng lại rừng ngay trong mùa vụ trồng rừng năm 2021. ối với 3,78 ha rừng tự nhiên bị thiệt hại, các công ty lâm nghiệp Kon Rẫy, ăk Glei, Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham và các đơn vị chủ rừng liên quan xây dựng kế hoạch khắc phục, phục hồi rừng đối với diện tích rừng bị thiệt hại hoàn toàn (trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên) trong năm 2021.
Tỉnh Tuyên Quang đã gieo, ươm khoảng bốn triệu cây giống phục vụ trồng rừng vụ xuân 2021. ể nâng cao chất lượng cây rừng, tỉnh tiếp tục hỗ trợ hơn 1.200 ha giống cây lâm nghiệp chất lượng cao cho người dân. Vụ xuân năm 2021, cơ cấu giống có nhiều thay đổi, tỷ lệ giống chất lượng cao chiếm từ 30 đến 40% cơ cấu giống trồng rừng.
Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2020, đến nay, các địa phương, đơn vị của tỉnh Khánh Hòa đã trồng xong hơn 1.285 ha rừng. Trong đó, có 320,78 ha rừng trồng thay thế, đạt 100% kế hoạch và 964,78 ha rừng sản xuất, vượt 10,1% kế hoạch. Ngoài ra, các địa phương cũng đã trồng được hơn 636 nghìn cây phân tán, đạt 68,93% kế hoạch.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương xác định 10 trọng điểm phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, TP Chí Linh có sáu trọng điểm, thị xã Kinh Môn có bốn trọng điểm. Mức cảnh báo cháy rừng đang ở cấp IV, cấp nguy hiểm. Ngành kiểm lâm tỉnh đề nghị chủ rừng thuộc các địa phương thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
Theo Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), đến nay, nông dân trên địa bàn đã xuống giống được gần 900 ha hành tím sớm, tập trung tại các địa phương như Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Vĩnh Hiệp... Hiện, thời tiết thuận lợi, người dân tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, diện tích trồng hành đang tăng nhanh, nhằm phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Trụ (Long An) cho biết, toàn huyện có hơn 9.300 con gia súc và hơn 400.000 con gia cầm. ể chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, thời gian qua huyện thực hiện tiêm phòng miễn phí và tiêm phòng thu tiền 214.460 liều vắc-xin cho 213 hộ, đạt 72% trong vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.
Trường Quốc tế Nhật Bản (JIS) (phường Vạn Phúc, quận Hà ông, TP Hà Nội) vừa trao 100 triệu đồng ủng hộ Trường tiểu học Quảng Minh A, xã Quảng Minh, thị xã Ba ồn (Quảng Bình) nhằm khắc phục hậu quả bão lũ vừa qua.
Hà Tĩnh: Người dân bắt được cá thể cu li nằm trong Sách đỏ thế giới Người dân xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn bắt được cá thể cu li nằm danh mục nguy cấp nên đã tự nguyện giao nộp cho công an xã và Hạt Kiểm lâm Hương Sơn. Đại diện Hạt Kiểm lâm Hương Sơn và Vườn Quốc gia Vũ Quang bàn giao, tiếp nhận để chăm sóc cá thể cu li nhỏ trước khi tái...