Tuyến Nha Trang – Đà Lạt bị tê liệt do sạt lở
Mưa lớn kéo dài làm gần 2.000 m3 đất đá trên đèo Khánh Lê sạt lở xuống đường làm giao thông chia cắt, nhiều nơi bị ngập lụt, chiều 29/11.
Tài xế Võ Văn Lâm, 46 tuổi, lái ôtô 45 chỗ chở hơn 30 người khách từ Nha Trang đi Đà Lạt, xuất bến hơn 14h. Lúc xe chạy trên quốc lộ 27C, trời mưa lớn, nước từ trên đèo Khánh Lê chảy xuống “như thác”.
Khi đến xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, đất đá trên núi đổ xuống chắn hết lối đi, ông phải lùi ôtô chừng 50 m để đảm bảo an toàn. “Chúng tôi dừng xe ở đây hơn 5 giờ vẫn chưa đi được, nhiều ôtô cũng rơi vào cảnh tương tự”, ông Lâm nói.
Đèo Khánh Lê trên quốc lộ 27C qua Khánh Hòa bị sạt lở, giao thông bị tê liệt. Ảnh: Thế An .
Ông Tạ Thanh Tình, Trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ 3 cho biết, trên đèo đang có mưa, tầm nhìn bị hạn chế. Nhiều ôtô phải quay đầu vì không thể qua điểm sạt lở. Lực lượng chức năng đã đặt biển cảnh báo hai đầu đường đèo, cử người chốt chặn để thông báo tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt không thể đi được.
Trong khi đó, mưa lớn, nước chảy xiết đã cuốn sập mố cầu bêtông bắc qua sông Trang nối xã Liên Sang với xã Khánh Thượng, Giang Ly (huyện Khánh Vĩnh). Người dân phải đi bằng cầu treo cách đó 50 m, còn ôtô chạy vòng hơn một km.
Nước lũ cuốn trôi mố cầu bắc qua sông Trang ở huyện Khánh Vĩnh. Ảnh: Thế An.
Tối nay, một số xã vùng trũng ở TP Nha Trang như xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, xã Phước Đồng… bị ngập. Người dân kê đồ đạc lên cao, tát nước ra ngoài. Đường 23 Tháng 10 nối trung tâm thành phố đi huyện Diên Khánh bị ngập sâu khoảng 50 cm. Nhiều xe đi qua bị chết máy, dắt bộ.
Để tránh mưa lũ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho hơn 286.000 học sinh từ mầm non đến THPT nghỉ học từ ngay mai.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Khánh Hòa, tỉnh có 31 hồ chứa nước, tổng dung tích 225 triệu m3. Các hồ chứa đang xả lũ. Tỉnh đã sơ tán hơn 1.700 người ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Những ngày qua, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn kéo dài. Phú Yên , gần 20 ngày sau trận lũ, tại xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Thịnh (huyện Tây Hòa), nước dâng cao gây ngập cầu, có nơi khoảng một mét. Chính quyền dựng barie, biển cảnh báo và cử lực lượng ngăn người dân qua lại. Nhiều cánh đồng ở xã An Định, An Nghiệp (huyện Tuy An) mênh mông nước.
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết mưa kéo dài cùng việc ảnh hưởng của lũ đợt trước đã làm nhiều vị trí của tuyến đường Phú Yên – Gia Lai bị sạt lở. Huyện Đồng Xuân đã cử lượng túc trực tại các điểm nguy hiểm, không cho người dân hay xe qua lại để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Khu vực xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa (Phú Yên) ngập nước, chiều 29/11. Ảnh: Phước An.
Nhiều nơi ở Ninh Thuận cũng bị ngập cục bộ. Tỉnh này đã cho hơn 140.000 học sinh trên toàn tỉnh nghỉ học ngày 30/11. Trong khi đó, lũ xuất hiện bất ngờ đã cuốn trôi 4 du khách đi qua cầu treo tham quan Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), làm hai người mất tích.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao, từ 29/11 đến 1/12, các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có mưa to, lượng mưa 140-280 mm, có nơi 300 mm. Lượng mưa ở Tây Nguyên 80-120 mm, có nơi trên 150 mm. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở.
Quảng Nam: Khuyết tật đôi tay, 8x "đánh liều" thế chấp nhà đất làm nông nghiệp hữu cơ
Vượt qua số phận nghiệt ngã, chàng trai đã mất 2 tay Nguyễn Thế Cường đã mạnh dạn thuê 3ha đất để làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Anh Nguyễn Thế Cường (sinh năm 1982, quê Quảng Nam) từng là sinh viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Năm thứ 2 đại học, khi đang làm thêm phụ hồ để trang trải chi phí sinh hoạt, anh bị điện giật và mất 2 cánh tay. Biến cố cuộc đời khiến anh phải dừng lại việc học từ đó.
Anh Nguyễn Thế Cường. Ảnh NVCC
Từ chàng sinh viên với tương lai tươi sáng, sau biến cố anh Cường trở thành người khuyết tật. Vượt qua mọi khó khăn, anh bắt đầu lại cuộc sống mà không có đôi tay.
Anh Cường kể, anh mất một năm để hồi phục sức khoẻ. Để có tiền phụ giúp mẹ và em trai ăn học, anh xin đi làm trông xe, nhưng cũng không ai nhận. Sau đó anh chuyển sang nuôi cá cảnh, rồi mở quán internet và sửa chữa máy tính được 9 năm thì chuyển sang làm nông nghiệp sạch.
Dù mất đôi cánh tay nhưng anh Nguyễn Thế Cường vẫn đảm nhiệm hết các công việc ở nông trại. Ảnh NVCC
Nói về lý do từ bỏ công việc ổn định để chuyển sang làm nông nghiệp sạch, anh Cường nói: "Tôi mở quán thấy khách lạm dụng internet nhiều quá, có nhiều người thân đến quán nói. Cộng với lúc đó, tôi nhận thấy nhu cầu của thị trường về thực phẩm sạch rất lớn. Trong khi tình trạng rau quả nhiễm hoá chất đầy rẫy, còn thực phẩm sạch khan hiếm nên có giá cao. Tôi mới đặt ra câu hỏi tại sao mình lại không làm nông sản sạch mà giá cả phải chăng?".
Nghĩ là làm, năm 2017, anh lặn lội vào Bình Dương, Đà Lạt để tìm hiểu, học hỏi các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Vườn dưa lưới của anh Nguyễn Thế Cường. Ảnh NVCC
Đúng lúc đó, Đà Nẵng có đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thế là anh quyết "liều" thế chấp sổ đỏ nhà đất để vay vốn ngân hàng hơn 1 tỷ đồng thuê 3ha đất tại xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) để khởi nghiệp.
"Tôi đầu tư nhà kính trồng dưa lưới hết khoảng 2,3 tỷ đồng, trong đó huyện Hoà Vang hỗ trợ gần 1 tỷ đồng để xây lắp khung vườn kính", anh Cường cho biết.
Anh Cường kể, lúc anh cầm sổ đỏ thế chấp, vợ anh cũng buồn và lo lắng vì biết khởi nghiệp với nông nghiệp không dễ dàng, làm nông nghiệp lại rất rủi ro. Tuy nhiên, từ lúc lấy nhau, chị luôn là người đồng hành, ủng hộ anh trong tất cả mọi việc.
Anh Cường đã đầu tư gần 7.000m2 nhà kính, nhà màng trồng các loại rau củ quả. Ảnh NVCC
"Chỉ là lo lắng lúc đầu, giờ vợ tôi là lao động chính của nông trại, vừa trồng, chăm sóc, đóng gói, tiêu thụ...", anh Cường cười nói.
Còn anh Cường, dù bị mất 2 tay nhưng anh vẫn làm hết tất cả mọi công việc ở nông trại như xới đất, trồng cây, cố định cây, gieo hạt, điều chỉnh nước, bón phân, thu hoạch... chỉ ngoại trừ duy nhất 1 việc là leo lên nhà màng, nhà lưới để vệ sinh.
Với mô hình này, vợ chồng anh Cường đã tạo công ăn việc làm cho 11 lao động địa phương.
Theo anh Cường, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nhà màng, nhà kính phải đầu tư lớn nhưng giảm được bệnh tật, sâu bọ, ảnh hưởng của thời tiết.
Năm thứ 3 khởi nghiệp với nông nghiệp, đáng ra nhà vườn đã có lãi, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh NVCC
Hầu hết tất cả kỹ thuật đều do anh tự mày mò, tìm hiểu. Lúc đầu trồng thử nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ nên lại khó khăn và vất vả hơn. Để đảm bảo năng suất, chất lượng, đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc cẩn thận.
"Nhất là xuất hiện bọ trĩ, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì dịch sẽ bùng phát, lây lan. Mình không sử dụng thuốc trừ sâu, hoá học mà sử dụng các chế phẩm vi sinh, sinh học từ măng tre, gừng, tỏi, ớt, hành... để diệt sâu bệnh", anh Cường cho hay.
Còn phân bón cho cây cũng được làm từ phân bón hữu cơ do anh Cường ủ từ các loại rau, củ quả hư hỏng.
Vườn trồng có tổng cộng 10.000 gốc dưa lưới, cứ 10 ngày anh lại xuống giống một đợt khoảng 1.000 gốc, mỗi đợt thu hoạch được khoảng 1,2 tấn dưa. Vì thế, nhà vườn luôn đảm bảo nguồn cung đều đặn quanh năm. Giá dưa lưới dao động từ 50.000-60.000 đồng/kg.
Tất cả các sản phẩm đều được trồng theo hướng hữu cơ. Ảnh NVCC
Ngoài trồng dưa lưới, anh Cường đầu tư thêm một nhà màng trồng đủ loại rau củ như cà chua, dưa leo, cải thìa, cải bó xôi, mồng tơi, rau muống, cải cúc..., cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch phong phú. Hiện nay, anh Cường còn trồng thử nghiệm cả nho không hạt, nho móng tay...
Đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định. Rau quả cung cấp cho chợ, các cửa hàng thực phẩm, nhà hàng ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.
Sau 3 năm khởi nghiệp, năm đầu tiên vợ chồng anh lỗ, năm thứ 2 hoà vốn, đáng ra năm nay, dự kiến vườn trồng bắt đầu có lãi từ 200-300 triệu thì dịch bệnh bùng phát, hàng hóa bị dồn ứ, tiêu thụ chậm do nguồn thu mua chính là nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa.
Ngoài diện tích trồng trong nhà màng, nhà kính, khoảng 10.000m2 được anh trồng đủ các loại rau, cung cấp thực phẩm đa dạng, phong phú. Ảnh NVCC
"Dịch bệnh đã khiến mình biết việc quản lý, hoạt động lộ ra nhiều yếu điểm. Trước đây, mình chỉ tập trung sản xuất, vấn đề thị trường đầu ra lại chưa đủ mạnh, ít nhắm đến phân khúc siêu thị. Làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhưng chưa có chứng nhận, chưa chú trọng tem, nhãn mác, bao bì. Khi thị trường biến động thì hàng hoá bị ùn ứ", anh Cường nói.
Chính vì thế, anh Cường tâm sự, hiện tại anh đang làm các thủ tục để làm bộ tiêu chuẩn VietGap để phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp tục quản lý tốt 17.000m2 diện tích nông nghiệp theo hướng hữu cơ, phát triển sản xuất, đảm bảo chất lượng.
Anh cũng hi vọng, sẽ có thêm nhà đầu tư để cùng anh mở rộng quy mô, phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
7 nhân viên sân bay tiếp xúc gần giám đốc người Nhật đều âm tính với SARS-CoV-2 Lãnh đạo Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng) cho biết kết quả 7 mẫu xét nghiệm tại đơn vị đều âm tính với SARS-CoV-2 . Trưa 2/8, lãnh đạo Cảng hàng không Liên Khương (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết vừa gửi báo cáo về hành khách nghi mắc COVID-19 đi qua Cảng hàng không này tới Ban chỉ đạo phòng...