Tuyến metro số 1 giảm được 3.400 tỉ đồng tổng mức đầu tư
Sau khi rà soát lại các hạng mục, tổng mức đầu tư của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ được điều chỉnh giảm khoảng 3.400 tỉ đồng, còn 43.600 tỉ đồng.
Sáng 13-11, bên lề hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông” giai đoạn 2018-2020, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đã chia sẻ với báo chí xung quanh việc điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan trao đổi với báo chí sáng 13-11.
“Trong hôm nay, UBND TP HCM sẽ phê duyệt tổng mức đầu tư mới để làm căn cứ pháp lý và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để trình HĐND TP vào kỳ họp cuối năm, xem xét ra Nghị quyết bố trí phần vốn đối ứng từ ngân sách TP. Còn phần vốn TP vay lại của trung ương thì UBND TP sẽ đề xuất để trung ương, Bộ Kế hoạch – Đầu tư bố trí vốn” – ông Võ Văn Hoan cho biết.
Theo ông Võ Văn Hoan, sau khi rà soát tất cả các hạng mục, tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 giảm từ 47.000 tỉ đồng xuống còn 43.600 tỉ đồng. “Tuy giảm bớt 3.400 tỉ đồng nhưng tất cả các hạng mục còn lại đều được đảm bảo. Lý do nữa là dự án này đã hoàn thành được 75% tổng khối lượng công việc, về cơ bản có thể nhìn thấy tất cả các yếu tố tác động và rất ít khả năng phát sinh thêm” – ông Võ Văn Hoan cho hay.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói thêm tính đến nay TP đã 3 lần tạm ứng vốn từ ngân sách để thi công tuyến metro số 1 với tổng số tiền hơn 5.000 tỉ đồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Bộ Kế hoạch – Đầu tư sẽ bố trí vốn để tiếp tục thi công dự án, hoàn vốn lại cho ngân sách TP.
Về nguyên tắc, sau khi UBND TP HCM ký quyết định điều chỉnh vốn hai dự án metro thì trung ương sẽ chi tiền nhưng thủ tục chuyển tiền, thanh toán còn nhiều bước phức tạp, cần có thêm thời gian nên có thể đến tháng 3, tháng 4 năm sau mới nhận được tiền. Vì vậy, TP đã chủ động tính toán tạm ứng tiếp 1.700 tỉ đồng để thanh toán cho các nhà đầu tư, đơn vị thi công và người lao động tiếp tục làm việc.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM thông tin thêm năm 2020, TP phải hoàn tất tất cả các công việc, như: thi công hoàn thành các phần việc còn lại, tiếp nhận đầu máy, toa xe, đào tạo đội ngũ nhân viên để chuẩn bị cho tuyến metro số 1 vận hành vào năm 2021.
Riêng tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, ông Võ Văn Hoan cho hay sau khi điều chỉnh, dự kiến tổng mức đầu tư sẽ đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Tài chính là 48.000 tỉ đồng.
Dự án tuyến metro số 1 (dài gần 20 km) đã được UBND TP HCM phê duyệt từ năm 2007 với tổng mức đầu tư 17.400 tỉ đồng, đến năm 2010 được phê duyệt lại trên cơ sở điều chỉnh thiết kế cộng với sự thay đổi tỷ giá đồng yen Nhật, nâng tổng mức đầu tư lên 47.000 tỉ đồng, song chưa được cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Sau đó, Quốc hội đã cho phép TP có thẩm quyền phê duyệt lại tổng mức đầu tư trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành trung ương. Hiện dự án này đạt khoảng 77% khối lượng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, sau nhiều lần điều chỉnh ngày về đích.
Nguyễn Hải
Theo Người lao động
TP.HCM cần 3,6 tỉ USD để "khơi thông" các dự án giao thông trọng điểm
Trong giai đoạn 2021-2025, UBND TP HCM dự kiến cần 83.061 tỉ đồng (tương đương hơn 3,6 tỉ USD) để thực hiện 19 dự án giao thông lớn trên địa bàn và kết nối các tỉnh.
Trong công văn khẩn gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, UBND TPHCM cho biết TP có 12 dự án đề xuất được sử dụng vốn ngân sách trung ương, với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 45.161 tỉ đồng.
Trong đó, có 4 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 5.536 tỉ đồng sử dụng nguồn vốn ODA,?gồm: dự án Cải thiện môi trường nước TP, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ giai đoạn 2; dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Phát triển giao thông xanh TP (SECO); dự án giao thông đô thị bền vững cho tuyến metro số 2 và dự án đầu tư xây dựng tuyến metro số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương).
8 dự án còn lại cần 39.625 tỉ đồng từ ngân sách trung ương do Bộ Giao thông Vận tải quản lý gồm cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; 4 dự án thành phần thuộc đường Vành đai 3; hai nút giao trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm; dự án Nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 3) và dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL.
Khi các dự án này được "khơi thông" và hoàn thành sẽ góp phần giải quyết được tình trạng kẹt xe ở TP HCM
Bên cạnh đó, UBND TP HCM còn báo cáo thêm danh mục các dự án sử dụng nguồn ngân sách TP và đầu tư theo hình thức PPP có tính chất liên vùng hoặc kết nối với các tỉnh lân cận, 9 dự án với tổng vốn là 37.900 tỉ đồng. Trong đó, dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài vừa được Thủ tướng phê duyệt giao TPHCM chủ trì với 10.668 tỉ đồng.
8 dự án còn lại là dự án đường song song quốc lộ 50 (kết nối TP HCM với tỉnh Long An); 3 đoạn khép kín đường Vành đai 2; dự án cải tạo mở rộng đoạn quốc lộ 1 (từ nút giao Tân Kiên đến ranh tỉnh Long An);dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa); dự án nâng cấp Quốc lộ 50, đoạn qua TP HCM (từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) và dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu).
Đây đều là những dự án trọng điểm, có tác động lớn của TP HCM nhưng thời gian qua chưa thể triển khai, triển khai nhưng tiến độ chậm. Mà thiếu vốn là một trong những nguyên nhân.
Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, UBND TP HCM dự kiến cần 83.061 tỉ đồng (tương đương hơn 3,6 tỉ USD) để thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn và kết nối các tỉnh.
Theo Phan Anh
Người lao động
CIENCO4: Những chỉ số tài chính đáng lo ngại Cổ phiếu đang lao dốc, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của CIENCO4 là 6 lần. Dư nợ phải trả 6.014 tỷ đồng trong lúc vốn chủ sở hữu chỉ 1.187 tỷ đồng. Với lượng tiền hiện có CIENCO4 hoàn toàn không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ trong vòng 3 tháng. Theo BCTC 6...