Tuyến metro số 1 của TP HCM nguy cơ chậm tiến độ
Trung ương chậm chi vốn ODA khiến thành phố nợ các nhà thầu thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) hơn 1.300 tỷ đồng, dẫn đến khả năng dự án bị chậm.
Ngày 27/4, ông Lê Nguyễn Minh Quang – Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM – cho biết, hiện số tiền nợ nhà thầu thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên lên đến 1.339 tỷ đồng, do chưa được Trung ương bố trí vốn.
“Thành phố thúc nhà thầu làm càng sớm càng tốt. Nhà thầu chấp thuận và làm quyết liệt, song họ cũng gay gắt yêu cầu thanh toán đúng tiến độ. Thành phố đã kiến nghị nhưng hầu như các bộ đang án binh bất động”, ông Quang nói.
Theo ông Quang, từ tháng 9/2016, Bộ Tài chính yêu cầu Kho bạc Nhà nước không thanh toán tiếp bởi đã thanh toán vượt vốn ODA của năm. Trước Tết, TP HCM ứng khoảng 900 tỷ đồng để chủ đầu tư trả tiền nhà thầu thanh toán cho công nhân.
Trong năm nay tuyến số 1 cần hơn 5.400 tỷ đồng, trong khi vốn Trung ương bố trí về chỉ 2.100 tỷ – chỉ đủ trả nợ nhà thầu và tiền tạm ứng của thành phố.
Tuyến metro số 1 của TP HCM có nguy cơ chậm tiến độ do Trung ương chậm bố trí vốn. Ảnh: Duy Trần.
Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị cho hay, khi đặt vấn đề về vốn cho một số tuyến metro khác, JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) nói thẳng “trước khi bàn chuyện đó thì phải bàn việc thanh toán”.
Video đang HOT
“Mục tiêu thành phố theo đuổi hiện nay không phải là từng đợt phân bổ vốn, mà là xin cơ chế thanh toán theo tiến độ thi công dự án. Các nhà tài trợ rất bức xúc, cho rằng tiền họ lo được nhưng chúng ta bị vòng lẩn quẩn và không thanh toán được”, ông Quang nói.
Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch – Đầu tư mới đây, UBND TP HCM cho biết, chỉ tính 2 dự án lớn sử dụng vốn ODA (tuyến đường sắt đô thị TP HCM, tuyến Bến Thành – Suối Tiên và dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2), thành phố kiến nghị 7.000 tỷ đồng nhưng Bộ dự kiến chỉ phân bổ 3.500 tỷ.
Vốn ODA bố trí như vậy, theo TP HCM, là không đáp ứng nhu cầu giải ngân của hai dự án. Một số nhà thầu đã đề nghị giãn tiến độ thi công trong tháng 4 và có thể dừng thi công nếu tiến độ giải ngân tiếp tục chậm trễ như hiện nay.
Trong năm 2016, hồ sơ thanh toán dự án đường sắt đô thị thành phố tuyến Bến Thành – Suối Tiên và dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 cũng gặp khó khăn trong giải ngân do Bộ Kế hoạch – Đầu tư giao vốn ODA không kịp theo tiến độ thực tế.
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Hữu Công
Theo VNE
Một loạt đường ở Sài Gòn đổi hướng đi khi làm ga ngầm metro
Để phuc vu thi công (giai đoạn 2) nhà ga Bến Thành thuộc tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, Sở Giao thông Vận tải TP HCM điều chỉnh giao thông một loạt đường ở khu trung tâm.
Tư 9h ngay 22/4, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (đoạn từ Cống Quỳnh đến Nguyễn Thị Nghĩa) xe máy được đi 2 chiều, ôtô chỉ được đi chiều từ Cống Quỳnh đến Nguyễn Thị Nghĩa.
Đoạn từ Calmette đến Phó Đức Chính và đoạn từ Nguyễn Thị Nghĩa đến Yersin các loại xe đi một chiều.
Riêng đoạn từ Yersin đến Trần Hưng Đạo, các xe bị cấm do rào chắn chiếm dụng toàn bộ mặt đường. Chỉ cho xe của người dân trong khu vực và các xe phục vụ thi công đi vào.
Giao thông trên một loạt tuyến đường ở khu vực vòng xoay trước chợ Bến Thành (quận 1) sẽ được điều chỉnh để xây ga ngầm tuyến metro số 1. Ảnh: Hữu Công.
Đối với đường Yersin, đoạn từ Phạm Ngũ Lão đến Trần Hưng Đạo cho xe đi một chiều; từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm các loại xe được đi 2 chiều.
Trên đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Yersin đến Calmette, quận 1), cho xe một chiều; đường Ký Con (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm) xe đi 2 chiều. Còn khu vực công trường Quách Thị Trang xe đi một chiều theo hướng từ đường Hàm Nghi đến đường Lê Lai.
Trên đường Lê Lai (đoạn từ Phan Chu Trinh đến Nguyễn Thị Nghĩa) xe đi một chiều; đoạn từ Nguyễn Thị Nghĩa đến Nguyễn Trãi, xe máy được đi 2 chiều, ôtô đi một chiều.
Cũng liên quan đến dự án metro Bến Thành - Suối Tiên, khu vưc thi công ga Ba Son (giai đoạn 3), tư ngay 10/4 đến 9/10 trên đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Ngô Văn Năm đến Nguyễn Hữu Cảnh) được rào chắn một phần lòng đường để phục vụ công tác thi công.
Để tranh un tăc, Sở GTVT TP HCM lưu ý, người dân cần chấp hành theo hướng dẫn của hệ thống biển báo hoặc lực lượng điều tiết giao thông.
Ga ngầm Bến Thành thuộc dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng mức đầu tư 2,4 tỷ USD, hoàn thành vào năm 2020. Công trình được xây dựng phía trước chợ Bến Thành (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang) và nối dài đến Công viên 23/9, ở độ sâu khoảng 40 m dưới lòng đất. Sau khi hoàn thành, phía trước chợ là nhà ga ngầm, phía trên nhà hình tròn là giếng trời (nơi lấy ánh sáng) và là điểm lên xuống nhà ga ngầm.
Nhà ga Bến Thành có 4 tầng ngầm (sâu nhất khoảng 30 m). Tầng một là sảnh thu phí, văn phòng ga, phòng máy nhà ga. Tầng 2 là ke ga của tuyến số 1. Tầng 3 là sảnh thu phí dùng trung chuyển trong tương lai. Tầng còn lại là ke ga của tuyến số 2.
Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro, nhà ga này còn có hệ thống thương mại dịch vụ - kinh phí đầu tư xây dựng gần một tỷ USD.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Vé metro ở TP HCM được đề xuất giá 15.000 đồng Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, giá vé metro được đơn vị tư vấn đưa ra là 15.000 đồng, song quyền quyết định là của thành phố. Ngày 5/1, ông Hoàng Như Cương - Phó Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM - cho biết, đơn vị tư vấn đưa ra giá vé tuyến metro số 1...