‘Tuyển Indonesia nên học theo Việt Nam, Thái Lan’
Trưởng đoàn Sumardji mới đây gửi đề xuất về việc đội tuyển Indonesia cần những huấn luyện viên châu Á nhằm thay thế vị trí của Simon McMenemy.
Tương lai huấn luyện viên trưởng Simon McMenemy đang là chủ đề được giới truyền thông và người hâm mộ bóng đá Indonesia nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Thành tích bết bát giai đoạn đầu của vòng loại thứ hai World Cup 2022 khiến chiến lược gia người Scotland chịu nhiều chỉ trích và đứng trước nguy cơ phải ra đi vào tháng 11.
Theo Trưởng đoàn Akbp Sumardji của đội tuyển Indonesia, việc bổ nhiệm HLV Simon được xem như sai lầm của Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI). HLV người Scotland vẫn còn thời hạn hợp đồng, và hai bên đã có vài cuộc trao đổi để sớm đi đến quyết định cuối cùng trước khi trở lại chiến dịch vòng loại World Cup sắp tới.
“Indonesia nên học theo Việt Nam và Thái Lan trong việc chiêu mộ những HLV châu Á”, Trưởng đoàn Sumardji nhận định. Ảnh: Minh Chiến.
Trong trường hợp Simon chủ động từ chức, PSSI sẽ phải nhanh chóng tìm ra phương án thay thế trong giai đoạn còn lại. Một trong số những ứng viên nhận được nhiều lời đề cử là cựu thuyền trưởng Luis Milla Aspas. Tuy nhiên, Trưởng đoàn Sumardji lại muốn đưa về những HLV châu Á thay vì đi vào “vết xe đổ” của bóng đá Indonesia.
“Mọi người đều muốn đưa Milla trở lại đội tuyển, điều này rất sai lầm. Indonesia có lẽ chỉ cần chiêu mộ những HLV châu Á thay vì mang về những HLV châu Âu”, trang Bola dẫn lời Trưởng đoàn Akbp Sumardji.
Ông Sumardji cho rằng nếu bóng đá nước nhà muốn đi World Cup trong tương lai, Indonesia cần học tập những người láng giềng như Việt Nam và Thái Lan, sau khi chứng kiến những thành công gần đây của đối thủ.
“Tôi lấy ví dụ như ở Đông Nam Á, Việt Nam và Thái Lan đang là tấm gương sáng. Họ đang được dẫn dắt bởi các HLV tài năng, Nishino từng dự World Cup 2018, Park Hang-seo cũng có nhiều kinh nghiệm ở đấu trường này. Tôi đã đề xuất lên PSSI và sẽ chờ quyết định của họ”, Sumardji nói.
Video đang HOT
Quan điểm của ông Sumardji nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều nhà báo Indonesia. Trong cuộc trao đổi với Zing.vn, cây viết Ario Yosia của trang Bola cho rằng Indonesia cần những HLV châu Á đủ tầm như HLV Park Hang-seo, thay vì đưa về những HLV châu Âu không am hiểu cầu thủ Indonesia.
“Có lẽ Indonesia cần học theo Thái Lan và Việt Nam, đưa những chiến lược gia Nhật Bản và Hàn Quốc về. Đây đều là những nền bóng đá tiêu biểu của châu Á. Tôi nghĩ họ hiểu Indonesia cũng như đặc trưng của các cầu thủ châu Á khác. Tôi và nhiều người hâm mộ Indonesia mong chờ đội tuyển sẽ tìm được vị HLV giỏi”, Ario Yosia chia sẻ.
Theo Zing
Ba nguyên nhân khiến đội tuyển Indonesia rơi vào khủng hoảng
Đội tuyển Indonesia có vị trí thấp nhất trong các đội bóng của bảng G dự vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Tuy nhiên việc thầy trò Simon McMenemy thua liên tiếp cả bốn trận và đều thua đậm vẫn là bất ngờ. Vậy nguyên nhân vì đâu khiến tuyển Indonesia khủng hoảng?
1. Đội tuyển thiếu khát khao cống hiến
Các tuyển thủ Indonesia dường như không tin vào họ có thể tạo nên bất ngờ ở một bảng đấu có UAE, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Cho nên đội bóng của xứ vạn đảo thi đấu với tinh thần quyết tâm không cao, ngay cả khi họ thi đấu trên sân nhà thì các tuyển thủ Indonesia cũng không có được sự tự tin, quyết tâm giành chiến thắng bằng mọi giá.
Trong mỗi trận đấu, sự tập trung của các cầu thủ Indonesia chỉ duy trì trong một quãng thời gian ngắn, nhiều nhất cũng chỉ được trong một hiệp. Sau đó họ thường xuyên mắc sai lầm dẫn tới các bàn thua khá dễ dàng. Sau khi bị thủng lưới, các cầu thủ Indonesia không thể hiện được ý chí quật khởi vùng lên, thậm chí không ít người còn tư tưởng buông xuôi để rồi thủng lưới thêm.
Tinh thần thi đấu của các cầu thủ Indonesia (áo đỏ) cũng là dấu hỏi lớn
Sai lầm nói tiếp sai lầm khiến Indonesia nhận những trận thua đậm, có bốn trận đấu họ thủng lưới 14 bàn, không trận nào thủng lưới dưới ba bàn. Như ở hai trận thua gần nhất trước UAE và Việt Nam, Indonesia thủng lưới tới 8 bàn thì có tới 6 lần xuất phát từ chính các lỗi của cầu thủ của đội bóng này, thậm chí là lỗi khá sơ đẳng. Rõ ràng nếu cầu thủ Indonesia thi đấu với khát khao cao hơn thì sẽ không mắc lỗi triền miên, rồi khiến đội bóng mình của trở thành "kẻ lót đường" của bảng G.
2. Chính sách nhập tịch thiếu chính xác
Nhập tịch cầu thủ để giúp đội bóng mạnh lên, điều đó chẳng xa lạ gì với bóng đá thế giới và Indonesia cũng thực hiện chính sách này từ lâu. Tuy nhiên họ cũng vẻ không thực sự sáng suốt trong việc lựa chọn những nhân tố "ngoại nhập" cho tuyển quốc gia. Như ở trận gặp Việt Nam, Indonesia có sử dụng ba cầu thủ nhập tịch
Đầu tiên là tiền đạo Beto Goncalves, 38 tuổi. Beto từng ghi hai bàn vào lưới Malaysia ở lượt trận đầu tiên của vòng loại thứ hai World Cup 2022, nhưng sau đó anh lộ rõ gánh nặng của tuổi tác khi phải đối đầu với những hàng thủ mạnh hơn. 7/10 bàn thắng của Beto ghi được cho Indonesia đến từ các trận giao hữu với các đội bóng yếu như Myanmar, Hongkong hay Vanuatu.
Beto ăn mừng bàn thắng vào lưới Malaysia
Ngay trước thềm trận đấu với Việt Nam, Indonesia hoàn tất thủ tục tập tịch cho Otavio Dutra, nhưng cầu thủ 34 tuổi gốc Brazil thi đấu chệch choạc, không đáp ứng được kì vọng của người hâm mộ. Ngay cả ngôi sao nhập tịch kỳ cựu là Stefano Lilipaly hiện cũng thi đấu không ổn định, chỉ duy nhất trận đấu gặp Thái Lan anh thi đấu đủ 90 phút, còn lại đều bị thay ra sân trước khi hết giờ.
Huấn luyện viên McMenemy cũng thử nghiệm hàng loạt các cầu thủ nhập tịch khác cho tuyển Indonesia như Ilija Spasojevi (32 tuổi), Greg Nwokolo (33 tuổi), Osas Saha (32 tuổi), Marc Klok (26 tuổi), song rồi không ưng ý và không triệu tập các cầu thủ này cho đợt tập trung tháng 10 vừa qua.
Có thể nhận thấy phần lớn các cầu thủ nhập tịch của Indonesia đều thuộc hàng "lão tướng". Với những cầu thủ "sức mòn, tinh thần mỏi" như vậy, Indonesia sẽ rất khó để nâng tầm đội tuyển, đặc biệt khi các đối thủ trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đều đã có những bước tiến rất rõ nét về chuyên môn.
3. HLV Simon McMenemy quá "cùn"
McMenemy nói sau thất bại trước Việt Nam rằng ông đang trong quá trình xây dựng đội tuyển Indonesia và mục tiêu hướng tới là AFF Cup 2020 mà không phải vòng loại World Cup 2022. Tuy nhiên có thể thấy đó chỉ là lợi ngụy biện của McMenemy.
McMenemy dường như đã hết bài vở sau gần 10 năm ở Đông Nam Á
Chiến lược 41 tuổi người Scotland chẳng có "bài vở" gì đặc sắc, lối chơi của Indonesia trong các trận đấu không rõ ràng, điều đó khiến họ dễ dàng sụp độ sau chính những sai lầm của mình. Khả năng đọc và điều chỉnh chiến thuật của McMenemy cũng rất mờ nhạt.
Như ở trận đấu với Malaysia ở lượt trận đầu tiên. Indonesia dẫn 2-1 sau hiệp một, McMenemy bất ngờ tung hai sự điều chỉnh người chỉ sau 6 phút của hiệp hai. Tuy nhiên đội bóng của ông vẫn bị ép và bị gỡ hòa. Sự điều chỉnh người thứ ba của McMenemy chỉ là thay đổi người ở hàng thủ dù đội bóng của ông bị dồn ép mạnh mẽ, kết quả là Indonesia bị thua 2-3.
Số lượng cầu thủ Indonesia trong mỗi đợt tập trung được McMenemy triệu tập khá đông, ông liên tục làm mới đội tuyển bằng việc thay đổi nhân sự, tuy nhiên kết quả thì vẫn là sự thất vọng. Việc điều chỉnh con người, chiến thuật là cần thiết, nhưng điều chỉnh quá nhiều (ví dụ như bốn trận dùng tới ba thủ môn), hay quá nhanh, sẽ tạo ra sự thiếu gắn kết và như thể thì không thể giúp đội bóng có sức mạnh để thi đấu tốt hơn.
Theo Việt Bách (Dantri)
Cựu sao Real sẵn sàng giải cứu tuyển Indonesia Theo cựu tổng thư ký Ade Wellington của Liên đoàn Bóng đá Indonesia, huấn luyện viên Luis Milla sẵn lòng trở lại dẫn dắt đội tuyển Indonesia trong tương lai gần. "Chúng tôi vẫn thường gặp mặt và thảo luận nhiều thứ về bóng đá, cũng như cuộc sống bên ngoài sân cỏ của nhau", ông Wellington nói với CNN Indonesia. Vị cựu...