Tuyển gần 2.400 lao động sang Hàn Quốc làm nông nghiệp, ngư nghiệp
Trong tháng 7, Bộ LĐ-TB-XH bắt đầu nhận đơn đăng ký thi tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc năm 2022 trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp.
Ngày 2.7, bà Phạm Ngọc Lan, Phó giám đốc Trung tâm Việc làm ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết Bộ LĐ-TB-XH vừa thống nhất với Bộ Việc làm và lao động Hàn Quốc về kế hoạch tổ chức thi tiếng Hàn và kiểm tra kỹ năng nghề năm 2022 cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp.
Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh Hàn Quốc. Ảnh V.HÙNG
Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này.
Lao động về nước đúng hạn được tham gia chương trình
Theo kế hoạch, tổng chỉ tiêu tuyển chọn của cả 2 ngành là 2.370 người, trong đó ngành nông nghiệp tuyển 1.285 người và ngành ngư nghiệp tuyển 1.085 người.
Kỳ thi sẽ được tổ chức 2 vòng: thi năng lực tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề.
Người lao động có thể chọn một trong 4 nghề để đăng ký, gồm: chăn nuôi, trồng trọt (ngành nông nghiệp); nuôi trồng, đánh bắt (ngành ngư nghiệp).
Video đang HOT
Điều kiện tham gia chương trình là người lao động phải đạt độ tuổi từ 18 – 39 (những người sinh trong khoảng thời gian từ 16.7.1982 đến 13.7.2004), không có án tích theo quy định của pháp luật và chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc.
Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.
Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm; không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Riêng người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề.
Ngoài ra, đối với người lao động đăng ký dự thi ngành ngư nghiệp yêu cầu cần có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khoẻ và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển hoặc đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đối với các ngành nghề liên quan đến ngư nghiệp.
Bộ LĐ-TB-XH lưu ý người lao động chỉ được đăng ký dự thi nếu thuộc đối tượng tương ứng với ngành đăng ký, cụ thể:
Với ngành nông nghiệp, người lao động thường trú tại 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15.3,2022 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các xã thuộc các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2022).
Đối với người lao động chuyển đăng ký thường trú từ các địa phương không tuyển chọn trong ngành nông nghiệp hoặc các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2022 đến các địa phương được tuyển chọn nói trên thì phải có thời gian cư trú tối thiểu tại địa phương chuyển đến là 1 năm tính đến ngày 12.7.2022.
Đối với ngành ngư nghiệp, người lao động thường trú tại các huyện ven biển và hải đảo (bao gồm các các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2022).
Nếu người lao động chuyển đăng ký thường trú từ các địa phương không tuyển chọn trong ngành ngư nghiệp hoặc các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2022 đến các địa phương được tuyển chọn nói trên thì phải có thời gian cư trú tối thiểu tại địa phương chuyển đến là 1 năm tính đến 12.7.2022.
Thí sinh gian lận bị cấm tham gia chương trình EPS trong 4 năm
Thời gian tiếp nhận đăng ký dự thi trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp từ 13 – 15.7 tại Trung tâm Lao động ngoài nước.
Thời gian thi từ 16.8 – 19.8 đối với lao động trong ngành nông nghiệp và từ 13 – 16.9 đối với lao động trong ngành ngư nghiệp.
Thông tin về thời gian và địa điểm thi sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo bằng văn bản cho Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phố, đồng thời thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ: http://www.colab.gov.vn.
Ngoài ra, người lao động thi đỗ tiếng Hàn bắt buộc phải tham gia kiểm tra tay nghề. Việc đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề không đảm bảo là người lao động được đi làm việc tại Hàn Quốc mà mới chỉ là điều kiện để người lao động được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Những lao động đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo visa E9 (lao động chương trình EPS) hoặc visa E10 (thuyền viên gần bờ) từ 5 năm trở lên không được tham dự kỳ thi.
Ứng viên chỉ nộp duy nhất khoản tiền Việt Nam tương đương với 24 USD khi đăng ký dự thi tiếng Hàn.
Thí sinh có hành vi gian lận, không trung thực trong kỳ thi sẽ bị cấm tham gia Chương trình EPS trong 4 năm.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam tổ chức đại hội đầu tiên
Trong hai ngày 18 và 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 ra mắt Ban Chấp hành Hội.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, lần đầu tiên cụm từ "Kinh tế tuần hoàn" được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu phát triển bền vững bằng việc tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên qui mô lớn trong 10 năm tới.
Đó cũng là lí do ngày 8/6/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 713/QĐ-BNV thành lập Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam. Theo đó, quy định Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân tự nguyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn. Hỗ trợ, thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật.
Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.
Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần tích cực vào việc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân triển khai có hiệu quả các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Là cầu nối để các bên tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi từ khai thác nông nghiệp kiểu truyền thống sang nông nghiệp tuần hoàn, thuận tự nhiên, khép kín, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây được xem là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững của tương lai.
Sự ra đời của Hội mang ý nghĩa to lớn, nhất là trong bối cảnh Bộ NN&PTNT đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tái cơ cấu theo hướng: Một nền nông nghiệp thông minh, tùy đối tượng sản xuất, tùy vùng sản xuất, mục tiêu sản xuất mà ứng dụng công nghệ cho phù hợp. Nông nghiệp đặc hữu, sản xuất những loại nông sản có tính khác biệt, người ta không có mà mình có. Nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp chia sẻ, không ai bị bỏ lại phía sau. Một nền nông nghiệp tuần hoàn, không bỏ đi thứ gì.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 51 thành viên. Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Xuất khẩu lao động ngành ngư nghiệp sang Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức Ngày 29/11, tại Seoul, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hỗ trợ lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp". Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Incheon, Hàn...