Tuyến đường sắt vừa nhanh vừa đẹp xuyên qua khung cảnh thiên nhiên hoang dã Tây Tạng
Tuyến đường sắt nhanh mới mở giúp du khách có thể thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hoang dã vùng núi non Tây Tạng.
Tây Tạng là điểm du lịch khiến rất nhiều tín đồ dịch chuyển say mê bởi vẻ đẹp độc đáo, huyền bí của vùng đất cao nguyên cao nhất thế giới.
Nhưng để đến Tây Tạng việc di chuyển khá khó khăn vì địa hình núi, cao nguyên nên tàu hỏa là phương tiện mà nhiều du khách lựa chọn.
Đi tàu hỏa giúp du khách tận hưởng cảm giác thư thái khi ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ hai bên đường tàu.
Tuyến đường sắt nhanh mới đưa vào hoạt động ở Tây Tạng làm tăng thêm lựa chọn thú vị cho du khách.
Khung cảnh thiên nhiên hoang dã Tây Tạng
Video đang HOT
Tuyến đường sắt dài 435 km nối Lhasa của Tây Tạng với thành phố Nyingchi có 47 đường hầm và 121 cây cầu, bao gồm cầu đường sắt Zangmu dài 525 mét, một trong những cây cầu vòm lớn nhất và cao nhất thế giới.
Việc xây dựng tuyết đường sắt cao tốc ở Tây Tạng, khu vực được mệnh danh là nóc nhà thế giới là một kỳ công. Khoảng 90% tuyến đường phải mất 6 năm để xây dựng, nằm ở độ cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển.
Tàu Fuxing được trang bị cả động cơ đốt trong và động cơ điện chạy nhanh nhất từ trước đến nay ở Tây Tạng.
Tuyến đường sắt xuyên qua khung cảnh thiên nhiên hoang dã Tây Tạng
Do di chuyển ở khu vực có độ cao lớn, con tàu Fuxing chạy trên tuyến đường sắt nhanh được trang bị hệ thống cung cấp oxy tự động giúp giữ mức oxy không đổi 23,6%, cao hơn một chút so với mức trung bình 21% trong khí quyển.
Cửa sổ của các đoàn tàu được trang bị bằng lớp kính đặc biệt, thiết kế để chống lại tia cực tím cao trong khu vực.
Tàu Fuxing chạy cả tuyến đường 435 km hết 2,5 giờ đồng hồ, với tốc độ khoảng 160 km/h, thấp hơn tốc độ tối đa 350 km/h mà du khách có thể trải nghiệm trên nhiều tuyến đường khác của Trung Quốc.
Tuyến đường Lhasa-Nyingchi là một phần của đường sắt Tứ Xuyên – Tây Tạng, tuyến đường dài 1.740 km cuối cùng sẽ nối Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, với Lhasa, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố từ 48 giờ xuống còn 13 giờ.
Việc xây dựng chia thành ba giai đoạn. Phân đoạn đầu tiên, đường sắt Thành Đô-Yaan, khai trương vào năm 2018. Lhasa-Nyingchi là phân đoạn hoàn thành thứ hai. Đường sắt Yaan-Nyingchi cuối cùng sẽ bắt đầu vào năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Trước đó, ở Tây Tạng hiện có tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng, tuyến đường dài 1.142 km, sử dụng tàu chạy bằng đầu máy diesel, đưa vào hoạt động vào năm 2006. Đây là tuyến đường xe lửa cao nhất thế giới, nối Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, với Lhasa.
Mạng lưới đường sắt tốc độ cao đang mở rộng nhanh chóng tại Trung Quốc. Trên khắp đất nước, gần 40.000 km tuyến đường sắt chằng chịt, nối tất cả các cụm thành phố lớn của Trung Quốc. Mạng lưới dự kiến mở rộng lên 70.000 km vào năm 2035.
Giống như tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản vào những năm 1960, Bắc Kinh coi tuyến đường sắt cao tốc là biểu tượng về sức mạnh kinh tế và sự thịnh vượng phát triển của đất nước.
Những điểm đến không thể bỏ qua ở Kenya
Những khu bảo tồn thiên nhiên; Bảo tàng Quốc gia; Pháo đài Jesus là những điểm đến không thể bỏ qua ở Kenya.
Những khu bảo tồn thiên nhiên
Hình ảnh Kenya hay châu Phi gắn với những khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, những đồng cỏ rộng lớn, những cây keo đơn độc, những đàn ngựa vằn, linh dương đầu bò di chuyển rầm rập... Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến Khu bảo tồn quốc gia Masai Mara - nằm ở phía tây nam Kenya và là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất châu Phi. Cùng với Vườn quốc gia Serengeti ở Tanzania, Masai Mara tạo thành hệ thống sinh thái đa dạng nhất, đáng kinh ngạc và ngoạn mục nhất của châu Phi và có thể là hệ sinh thái lớn hàng đầu thế giới safari. Linh dương đầu bò, ngựa vằn, ngựa phi, voi, hươu cao cổ Masai và một số loài linh dương đều gọi Masai Mara là nhà. Nơi đây có số lượng lớn các loài động vật ăn thịt quý hiếm như báo gê-pa, báo hoa mai... và có mật độ sư tử cao nhất trên thế giới.
Bảo tàng Quốc gia
Bảo tàng Quốc gia Kenya là một tòa nhà hùng vĩ nằm giữa khu đất tươi tốt, rợp bóng cây. Đây là nơi tổ chức hàng loạt cuộc triển lãm về văn hóa và lịch sử tự nhiên, giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về văn hóa Kenya. Có thể kể đến những hiện vật nổi tiếng như chiếc áo choàng Kalenjin đặc biệt được làm từ da của khỉ Sykes, bản đồ Kenya được làm từ những con bướm... Hay các phòng triển lãm chuyên đề như triển lãm các loài chim ở Đông Phi với hơn 900 mẫu vật nhồi bông; triển lãm động vật có vú và đặc biệt là triển lãm Cradle of Humankind với nhóm hiện vật Hominid Skull Room - một bộ sưu tập hộp sọ đặc biệt được mô tả là "bộ sưu tập quan trọng nhất của các hóa thạch người sơ khai trên thế giới".
Bên cạnh các cuộc triển lãm, nơi đây còn trưng bày mô hình sợi thủy tinh có kích thước như thật của chú voi nổi tiếng Ahmed, con voi có cặp ngà khổng lồ đã trở thành biểu tượng của Kenya.
Pháo đài Jesus
Pháo đài Jesus được xây dựng bởi người Bồ Đào Nha vào năm 1593, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, là địa điểm được ghé thăm nhiều nhất của Mombasa - thành phố ven biển có lịch sử lâu đời nhất Kenya. Những bức tường dày hàng mét, nội thất được trang trí bằng bích họa, dấu vết của graffiti châu Âu, chữ khắc Ả Rập... không chỉ gợi liên tưởng mà chúng còn là dấu ấn lịch sử của Mombasa.
Thôn Choản Thèn, xã Y Tý được công nhận là điểm du lịch Ngày 7/6/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1926/QĐ-UBND công nhận thôn Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát là điểm du lịch. Choản Thèn có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Đây là kết quả sau nhiều năm huyện Bát Xát vận động nhân dân địa phương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa;...