Tuyến đường sắt Bắc-Nam bị trôi nền đường ray, tê liệt vì bão số 9
Do ảnh hưởng của bão số 9, tuyến đường sắt Bắc-Nam qua khu vực Nam Trung bộ bị trôi nền đường và hư hỏng nặng, tê liệt, không thể chạy tàu từ trưa hôm qua (24/11) đến sáng nay (25/11).
Ảnh minh họa. (Ảnh: Xuân Trường/TTXVN)
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đường sắt qua Ninh Thuận từ km 1382 600-km1383 300 khu gian Kà rôm-Phước Nhơn (Ninh Thuận), nước ngập quá đỉnh ray 300mm, trôi nền đường, nền đá hai cầu ray, phải phong tỏa khu gian, không cho tàu qua bắt đầu từ 22 giờ 10 phút.
Cá biệt, nền đường đoạn km1382 775-km1382 795 dài 20m và km1382 822-km1382 842 dài 20m bị trôi sâu tới 1,8m, khiến đường ray bị treo lơ lửng; đất đá tràn vào đường sắt km1306 100-1306 450, phải phong tỏa khu gian Lương Sơn-Nha Trang lúc 21 giờ 30 tối 24/11; nước chảy xiết, ngập đỉnh ray 300mm từ km1422 950-1423 300 phải phong tỏa khu gian Hòa Trinh-Cà Ná vào lúc 5 giờ 23 phút sáng nay.
Theo lãnh đạo VNR, hệ thống hạ tầng đường sắt hư hỏng do bão số 9 đã làm nhiều chuyến tàu bị ách tắc. Ngành đường sắt sẽ thực hiện chuyển tải các đoàn tàu đang nằm chờ đường ở các ga trong khu vực như SE1, SE2, SE10… với cả nghìn hành khách.
Để khắc phục hư hỏng và thông tuyến đường sắt, VNR đã huy động các đơn vị đường sắt ra khu vực bị hư hỏng khẩn trương cứu chữa, khắc phục để thông tàu qua từng vị trí bị hư hỏng một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, lãnh đạo VNR thừa nhận, công tác cứu chữa gặp nhiều khó khăn do nước lũ vẫn đang gây ngập nhiều vị trí như ga Cây Cầy ngập hết đường sắt trong ga, tàu công trình không thể đi qua để ra vị trí hư hỏng nên chưa thể dự kiến thời gian thông đường./.
Theo vietnamplus
Video đang HOT
Di dời khẩn hơn 500 dân ở Cần Giờ để tránh bão số 9
Chính quyền địa phương đã chia ra nhiều tổ đi vận động, di dời hơn 500 người dân ở xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) đến nơi tránh bão an toàn.
Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 9 (bão Usagi) đang dịch chuyển xuống phía Nam, sáng 24.11, lực lượng dân quân tự vệ, bộ đội Biên phòng cùng chính quyền huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã đến từng nhà dân sát biển, các bến tàu ở xã đảo Thạnh An để vận động, di dời người dân đến nơi tránh bão an toàn. Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, UBND xã Thạnh An đã chia ra 3 tổ đi vận động, giúp người dân di dời người và tài sản.
Thị trấn Cần Thạnh có 2 điểm sơ tán người dân là Trường THCS Cần Thạnh và một trường mầm non tại khu phố Miễu Nhì. Xe buýt được bố trí chạy dọc các tuyến đường để đón người dân đến điểm sơ tán.
Theo lãnh đạo xã Thạnh An, dự kiến trước 12h, công tác di dân trú bão sẽ hoàn tất với hơn 500 người dân.
Bộ đội Biên phòng vận động, hỗ trợ người dân huyện Cần Giờ di chuyển đến nơi trú bão an toàn. Ảnh: Tuổi Trẻ
Trao đổi với báo chí, thượng tá Trần Thanh Đức, phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM, cho biết từ chiều 23.11, đơn vị đã triển khai trực 100% quân số và khẩn trương đề ra các biện pháp ứng phó với bão số 9.
Đến sáng 24.11, các đơn vị biên phòng ở tuyến Cần Giờ đã huy động hàng trăm lượt cán bộ chiến sĩ xuống địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền, sẵn sàng thực hiện các phương án di dời người dân đến các địa điểm tạm cư đảm bảo an toàn.
Liên quan đến tình hình mưa bão, vào lúc 8h45 sáng 24.11, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực UBND TP.HCM, Sở đề nghị tất cả các trường học ngưng tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác bắt đầu từ 12 giờ ngày 24.11 để tránh bão số 9.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 4h sáng 24.11, vị trí tâm bão số 9 (bão Usagi) cách đảo Phú Quý khoảng 110km, cách Phan Thiết khoảng 210km, cách Vũng Tàu khoảng 300km, cách Ba Tri 340km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 12.
Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.
Bão số 9 đang di chuyển xuống phía Nam. Ảnh: TT Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 16h chiều 24.11, vị trí tâm bão ngay trên vùng biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và đi vào đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 7-8 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h sáng 25.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/h), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm bão.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Tại TP.HCM, chiều và đêm nay có mưa rất to (phổ biến 200-250mm) và có khả năng dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 9, ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa-Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 4-6m, vùng gần bờ cao 3-5m.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ trưa và chiều nay (24.11), trên đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.
Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh cấp 6-7 và nguy cơ dông mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ trong chiều nay (24.11).
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ nay đến 26.11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa rất to (300-500mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).
Cảnh báo lũ: Từ ngày 24 đến 27.11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên khả năng ở mức báo động 1 - 2 và trên 2; các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ở mức báo động 2 - báo động 3 và trên báo động 3.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.
Theo Danviet
Nha Trang: Xác thứ 19 trong vụ sạt lở núi đã được tìm thấy Thi thể ông Lê Hăng đã được các lực lượng chức năng tìm thấy vào chiều nay (22.11) tại khu vực đỉnh núi thôn Thành Phát, Phước Đồng, TP.Nha Trang. Theo ông Nguyễn Tiến Luật - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đồng, các lực lượng đã phát hiện thi thể ông Lê Hăng vào khoảng 14h45. Hiện thi thể đã được đưa...