Tuyên bố khảng khái của TT Putin về vai trò của Nga trong cuộc chiến sống còn ở Idlib, Syria
Tổng thống Nga Putin cho biết Moscow sẽ hỗ trợ quân đội Syria trong các hoạt động nhằm giảm thiểu căng thẳng và xóa bỏ mối đe dọa của khủng bố ở khu vực Idlib.
Theo Ahval, trong một bài phát biểu ngắn sau hội nghị 3 bên về Syria với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Ankara hôm qua, Tổng thống Nga Putin cho biết Moscow sẽ hỗ trợ quân đội Syria trong các hoạt động nhằm giảm thiểu căng thẳng và xóa bỏ mối đe dọa của khủng bố ở khu vực Idlib.
“Tình hình ở Idlib vẫn đầy lo ngại. Khu vực này gần như vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm có liên quan tới tổ chức khủng bố Al Qaeda. Chúng ta không chấp nhận các tổ chức khủng bố. Chúng ta phải chuẩn bị từng bước để giúp người dân không bị gây hại”, ông Putin cho hay.
Ông Putin cũng tuyên bố rằng các ổ nhóm IS đang hoạt động trở lại ở Bắc Syria và rằng việc đảm bảo an ninh ở khu vực này chỉ có thể diễn ra nếu chính phủ Syria kiểm soát được toàn bộ khu vực này. Idlib hiện đang do các nhóm người Kurd được Mỹ hậu thuẫn kiểm soát.
Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Putin đã họp lần thứ 5 ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về tình hình Syria.
Ông Erdogan cũng đóng góp nhiều ý tưởng trong việc xây dựng hiến pháp ở Syria, ông Putin cho hay.
“Chúng tôi rất vui khi IS và các tổ chức khủng bố không còn được hỗ trợ và đòi hỏi chúng ta phải thiết lập nền hòa bình và một môi trường an toàn để người tị nạn có thể trở về”, Tổng thống Erdogan cho hay.
Ông Erdogan nói một trong những quan tâm mà Ankara hướng đến chính là sự căng thẳng ở Idlib và rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể im lặng đối mặt với thảm họa mới đến từ biên giới của quốc gia này, nơi có tác động đến 4 triệu người dân.
Ông Erdogan mới đây đe dọa sẽ mở cửa để người tị nạn tràn sang châu Âu và có kế hoạch đưa 1triệu người Syria đến vùng an toàn dọc biên giới Đông Bắc Syria.
Tổng thống Rouhani cũng tuyên bố rằng sự hiện diện của các tổ chức khủng bố có xu hướng tăng mạnh ở nhiều vùng của Idlib. “Trong 9 năm qua, người dân Syria đã phải sống dưới bàn tay của khủng bố. Chúng ta biết ai đã hỗ trợ khủng bố. Chúng ta phải chiến đấu chống khủng bố và hỗ trợ người dân Syria”, nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh rằng Iran đồng thuận với Nga trong vấn đề này.
Video đang HOT
Chúng tôi tin rằng các phương pháp nhằm thay đổi chính quyền ở Syria sẽ không mang đến giá trị tốt đẹp nào cả, ông Rouhani cho hay.
Tổng thống Putin tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga là 3 quốc gia ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và cả 3 nước đều mong được cùng nhau đàm phán về vấn đề Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu với các nhà báo vào cuối cuộc họp với người đồng cấp Nga và Iran rằng những khác biệt về thành viên cuối cùng của ủy ban đã được khắc phục, mở đường cho ủy ban bắt đầu làm việc sớm nhất có thể.
“Chúng tôi đề cập tới một thái độ mang tính xây dựng và linh hoạt để xác định các thành viên ủy ban hiến pháp và quy trình làm việc. Chúng tôi đã nỗ lực để tiến trình chính trị đạt được bước tiến. Tóm lại, những khó khăn liên quan đến việc thành lập ủy ban đã được gỡ bỏ bởi những nỗ lực chung của chúng tôi”, ông Erdogan nói.
Các nhà lãnh đạo đã không đưa ra khung thời gian hoạt động của ủy ban này – gồm các nhân vật trong chính phủ Syria và phe đối lập – để bắt đầu các thủ tục làm việc. Các quy tắc về mặt thủ tục vẫn phải được thực hiện, ông Putin nói với các phóng viên.
Nga và Iran là đồng minh chủ chốt của Tổng thống Syria Bashar Assad trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phe nổi dậy Syria.
Ông Rouhani cho biết ông hy vọng cuộc bầu cử ở Syria sẽ diễn ra vào năm 2020 hoặc 2021.
Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý giảm leo thang tình hình bất ổn ở Idlib – thành trì cuối cùng của phe nổi dậy ở Syria – đồng thời chống lại những lực lượng cực đoan và bảo vệ thường dân.
Theo nguoiduatin
Vì sao khủng bố al-Qaeda vẫn sống khỏe 18 năm sau thảm kịch 11/9?
18 năm sau khi gây ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ giết hại gần 3.000 người, mạng lưới khủng bố al-Qaeda vẫn chưa bị tiêu diệt bất chấp các chiến dịch quân sự quy mô và tốn kém của Mỹ.
Nhóm này được cho là đang trải qua quá trình tái cơ cấu chậm nhưng ổn định.
Các chiến binh khủng bố al-Qaeda vẫn là một mối đe dọa
Từ một nhóm gần như ít được biết đến, al-Qaeda đã trở thành nhóm khủng bố khét tiếng nhất thế giới khi những tên không tặc trung thành với chúng cướp 4 máy bay chở khách và đâm vào các mục tiêu bao gồm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Lầu Năm góc ở Washington DC và một cánh đồng ở Virginia vào ngày 11/9/2001. Vụ tấn công khiến gần 3.000 người thiệt mạng và hạ gục hai trong số những tòa nhà chọc trời nổi tiếng nhất thế giới.
Khủng bố al-Qaeda ít được biết đến cho đến sau vụ tấn công 11/9/2001
Vài giờ sau, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush tuyên bố nước này sẽ tiêu diệt hoàn toàn những kẻ khủng bố và tài trợ khủng bố.
Trong vài tuần, một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã xâm chiếm Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban khi đó, về cơ bản đang che chở cho al-Qaeda và thủ lĩnh của mạng lưới này, Osama bin Laden - kẻ chủ mưu thảm kịch 11/9.
Bin Laden cuối cùng đã bị bắt và giết trong một cuộc đột kích của Mỹ vào năm 2011, và al-Qaeda đã phải chịu những thất bại đáng kể khác kể từ đó.
Thủ lĩnh al-Qaeda, Osama bin Laden
Kẻ kế nhiệm bin Laden, Ayman al-Zawahiri hiện được cho là đang bị bệnh nặng và đang ẩn náu ở Pakistan hoặc Afghanistan. Tháng trước, cái chết của con trai của bin Laden, Hamza bin Laden - đã giáng một đòn nặng khác vào mạng lưới khủng bố này.
Cuộc tấn công lớn cuối cùng của các phần tử al-qaeda chống lại một mục tiêu phương Tây là cuộc tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo năm 2015 tại Paris khiến 12 người thiệt mạng. Vụ tấn công xảy ra giữa lúc thế giới chứng kiến sự trỗi dậy tàn bạo của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi xem nhẹ al-Qaeda hiện nay, Lydia Khalil, một chuyên gia về khủng bố của Viện Lowy bình luận.
Các nhóm liên kết với al-Qaeda ở Châu Phi đứng sau vụ đánh bom xe năm 2016 bên ngoài khách sạn tráng lệ ở Ouagadougou, Burkina Fas.
Theo Lydia, al-Qaeda đang theo đuổi chiến lược phát triển "chậm nhưng ổn định".
"Al-Qaeda đã được chứng minh chúng là một tổ chức cực kỳ kiên cường. Và ý tưởng cốt lõi đằng sau chúng - thánh chiến - đã được chứng minh là một hệ tư tưởng rất kiên cường", bà Lydia nhấn mạnh.
Bà nói trong những năm gần đây, các thủ lĩnh của al-Qaeda đã rất hài lòng khi thấy IS thu hút sự chú ý của phương Tây và trở thành mục tiêu của một chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Trung Đông, thay vì chúng.
Ngoài thực hiện các cuộc tấn công khủng bố để nâng cao danh tiếng, al-Qaeda cũng đã chứng tỏ sự lão luyện, khôn ngoan khi xâm nhập vào các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và giành được sự ủng hộ từ người Hồi giáo Sunni.
Ngày nay, al-Qaeda có các tổ chức liên kết trên khắp Tây Phi, bán đảo Ả Rập, tiểu lục địa Ấn Độ, Somalia, Đông Phi, Syria, Ai Cập và Philippines.
Mạng lưới khủng bố này có khoảng 30.000 đến 40.000 chiến binh chiến đấu trên khắp thế giới. Nhiều kẻ là cựu tín đồ IS. Al-Qaeda vẫn theo đuổi mục tiêu thiết lập một "vương quốc" của riêng chúng từ Jerusalem đến Tây Ban Nha.
Al-Qaeda cũng tỏ ra rất táo bạo và ranh mãnh trong các phương thức tấn công của chúng: Không từng có chuyên gia chống khủng bố nào tưởng tượng chúng sẽ sử dụng máy bay làm vũ khí tấn công cho tới vụ tấn công 9/11.
Cựu phó chỉ huy không gian mạng của Mỹ, Trung tướng Vince Stewart mới đây cảnh báo nhóm này đang ráo riếng xâm nhập không gian mạng, Jerusalem Post đưa tin.
Tại hội nghị của Viện chống khủng bố quốc tế tuần này, ông Stewart cảnh báo, al-Qaeda có khả năng quét sạch các cơ sở hạ tầng của một quốc gia với sự trợ giúp của tin tặc bên ngoài hoặc bằng cách mua vũ khí không gian mạng.
Theo Danviet
Đại chiến Syria: Nga ra tuyên bố nóng sau vụ Mỹ tấn công Idlib Hoạt động của Mỹ ở Idlib của Syria gây nguy hiểm cho việc tuân thủ chế độ im lặng, kích động khủng bố pháo kích các vị trí của lực lượng chính phủ Syria, Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Mỹ tấn công địa ngục Idlib ngày 31/8. Mặc dù vậy, lệnh cấm hành vi thù địch nhằm ổn định ở Idlib vẫn...