Tuyển bằng đại học, trả lương… trung cấp (!?)
Nhiều giáo viên mầm non tại TP Đà Nẵng dù có trình độ ĐH nhưng đang bị xếp hạng chức danh nghề nghiệp hạng IV, hưởng hệ số lương 1,86.
Ngoài việc nuôi dạy trẻ, giáo viên một trường mầm non ở quận Hải Châu phải vất vả đi xách nước do đợt nhiễm mặn vừa qua ở TP này – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngoài ra, Thanh tra TP Đà Nẵng còn xác định việc tuyển dụng giáo viên mầm non với trình độ ĐH là chưa đúng quy định.
Trình độ ĐH, lương… trung cấp
Mới đây, tại một trường mầm non ở quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) có hai giáo viên tốt nghiệp ĐH chính quy đến phỏng vấn tuyển dụng. Hai giáo viên này được thông báo là từ khi có quyết định của UBND quận về hợp đồng ngân sách thì sẽ hưởng theo hạng IV – mức lương dành cho giáo viên tốt nghiệp trung cấp. Nghe vậy, cả hai cô hoang mang và tính nghỉ việc ra ngoài trường tư để làm.
Trước tình thế này, nhà trường và công đoàn phải động viên rất nhiều, hai giáo viên này mới quyết định ở lại làm việc. “Cơ chế như vậy gây thiệt thòi rất nhiều cho giáo viên” – đại diện trường này cho hay.
Hiệu trưởng một trường khác bức xúc cho biết theo quy định, các trường mầm non có thể tuyển dụng giáo viên hạng IV (tốt nghiệp trung cấp) nhưng TP Đà Nẵng vẫn đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng là phải tốt nghiệp ĐH (nhưng vẫn hưởng lương trung cấp).
Đại diện một phòng GD-ĐT của TP Đà Nẵng cho hay do yêu cầu của TP là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dạy học nên đã đặt ra tiêu chuẩn giáo viên mầm non phải có trình độ từ ĐH trở lên.
“Tuy nhiên, quá trình này diễn ra quá nhanh, có quận huyện đã nới xuống trình độ CĐ nhưng vẫn không tuyển đủ giáo viên vì lâu nay hệ này gần như đã không còn” – vị này cho hay.
Thông báo tuyển dụng viên chức giáo dục của các quận ở Đà Nẵng yêu cầu phải có bằng ĐH trở lên – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Video đang HOT
Bà Trần Thị Thúy Hà – trưởng Phòng GD-ĐT quận Hải Châu – cho biết có tình trạng một số giáo viên đã trúng tuyển nhưng phải bỏ nghề vì thu nhập quá thấp. Trước đây, số giáo viên này làm việc theo dạng hợp đồng với các trường thì hưởng lương theo bằng ĐH nhưng hiện giờ khi tổ chức thi tuyển, họ thi đậu rồi nhưng lại xếp hạng lương theo trung cấp, hệ số 1,86.
“Trừ 6 tháng tập sự ra, cứ 3 năm nâng lương một lần, dài đằng đẵng biết khi nào mới hưởng lương theo bằng ĐH” – bà Hà nói.
Chưa phù hợp
Liên quan đến vấn đề nêu trên, Thanh tra TP Đà Nẵng đã có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại UBND quận Hải Châu.
Theo đó, thanh tra xác định UBND quận Hải Châu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT quận năm học 2018-2019 được Sở Nội vụ phê duyệt, xác định hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo nhu cầu tuyển dụng là giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng IV (trình độ chuyên môn trung cấp trở lên), giáo viên THCS hạng III (trình độ chuyên môn CĐ trở lên).
Tuy nhiên, kế hoạch nêu trên yêu cầu trình độ chuyên môn ĐH trở lên là chưa phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại các thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ.
Vì vậy, khi thực hiện kế hoạch tuyển dụng nêu trên, các giáo viên có trình độ trung cấp, CĐ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với hạng chức danh viên chức giáo viên hạng III, hạng IV nhưng lại không được tham gia dự tuyển. Trái lại, việc tuyển dụng giáo viên có trình độ ĐH trở lên nhưng xếp ngạch viên chức hạng III, hạng IV là chưa phù hợp với chế độ tiền lương.
Thanh tra cũng chỉ ra việc xác định chức danh nghề nghiệp viên chức tuyển dụng là giáo viên hạng II (trình độ chuyên môn ĐH trở lên), hạng III nhưng không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng tương ứng là chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, được quy định tại các thông tư liên tịch kể trên.
Thanh tra đã kiến nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT, các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND TP hướng dẫn thống nhất các quy định về trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức giáo dục trên địa bàn TP theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện một phòng GD-ĐT tại TP Đà Nẵng đặt vấn đề: Có một bất cập mang tầm vĩ mô ở chỗ tại sao các ngành nghề ra trường tốt nghiệp ĐH hưởng lương ĐH nhưng riêng giáo dục ra trường nhưng đầu vào lại “ăn” lương hạng IV, sau đó mới tăng dần lên và để lên hạng I, II, III mất đến 6, 7 năm?
“Đầu vào phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của kỳ thi tuyển chứ không phải phụ thuộc vào bằng cấp. Chưa chắc người có bằng ĐH nhưng đã tốt hơn trung cấp” – vị này nhấn mạnh.
Theo tuoitre
Trưởng phòng dùng bằng chị gái: Lấy chồng bằng tên chị?
Liệu ông Sơn có biết vợ mình mang tên giả, dùng bằng cấp 3 của chị gái làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk?
Sáng ngày 12/10/2019, trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, đứng dưới góc độ gia đình, rất khó tin khi người chồng bà Trần Thị Như Thảo (44 tuổi, trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) không biết vợ mình mang tên giả, dùng bằng chị gái để làm việc tại cơ quan Nhà nước và theo học trung cấp, đại học, thạc sĩ.
Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, việc xem xét trách nhiệm chỉ dừng ở mức cá nhân bà Như Thảo và nhiều đơn vị cơ quan nhà nước khác ở Đắk Lắk.
"Theo thông tin mới nhất thì hồ sơ tư pháp của bà Thảo tại TP. Buôn Mê Thuật, Đắk Lắk tại giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển khẩu, nhập khẩu cũng mang Trần Thị Ngọc Ái Sa. Điều này bất thường.
Bởi một người đi đăng ký kết hôn phải trình CMTND và sổ hộ khẩu. Nếu như cơ quan quản lý tư pháp cấp xã làm đúng quy định thì chắc chắn bà Thảo sẽ không giả thân phận của mình được. Những giấy tờ này đều thể hiện hình ảnh và các nội dung khác liên quan đến nhân thân của một con người, trong khi bà Thảo và chị gái không phải trường hợp sinh đôi, chắc chắn có điểm khác nhau..." - ông Hòa cho biết.
Chính vì thế, theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, ngoài việc xem xét trách nhiệm người giới thiệu bà Thảo vào Đảng, người bổ nhiệm bà Thảo tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk thì có thể còn phải xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ tịch, nhân khẩu ở TP. Buôn Ma Thuột.
Nói về trách nhiệm người chồng bà Trần Thị Như Thảo - ông Lê Thanh Sơn (hiện đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Đắk Lắk), ông Hòa cho rằng, nhiều khả năng chồng bà Thảo biết được việc làm sai trái của của vợ mình.
Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật ngoài tính nghiêm minh thì cũng phải mang tính chất nhân văn.
"Trong trường hợp này chỉ nên xem xét trách nhiệm chính thuộc về bà Thảo, còn đối với chồng và chị gái của nữ cán bộ này thì không nên truy cứu, chỉ cần yêu cầu họ kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Bởi sau sự việc, bà Thảo chắc chắn đã phải trả giá rất nhiều cho hành động của mình" - ông Hòa bày tỏ.
Bàn về sự việc này với Đất Việt, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cũng đánh giá, trường hợp của bà Trần Thị Ngọc Thảo ở Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhiều nét giống như vụ "nâng đỡ không trong sáng" bà Quỳnh Anh ở Thanh Hóa trước kia.
Ông Nhưỡng cho biết, hiện nay công tác cán bộ đang có vấn đề và nhiều tiêu cực nên mới dẫn đến tình trạng được "nâng đỡ". Tuy nhiên, chỉ có người trong cuộc mới biết nâng đỡ với mục đích gì, là kiếm tiền, kiếm tình, trả nợ hay bị ép buộc...
Ông Nhưỡng cho rằng, cần phải xem xét trách nhiệm của người được tuyển vào lẫn những người bổ nhiệm, không thể chỉ dừng lại ở mức cho bà Thảo nghỉ việc và kỷ luật.
Giấy đăng ký kết hôn của ông Lê Thanh Sơn với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) - Ảnh TPO.
"Từ lúc tuyển dụng vào, qua bao nhiêu lần xét mới lên được chức trưởng phòng, tại sao bằng cấp lại không phát hiện ra, để đến thời điểm này mới phát hiện ra? Trường hợp này cần phải xử lý người đứng đầu và tập thể đã đưa cô ấy lên vị trí đó theo quy định của pháp luật.
Biện pháp để bà Thảo viết đơn xin nghỉ việc là hình thức tẩu tán nhân sự, những người lãnh đạo lạm dụng quyền lực nhằm giải quyết êm thấm trong nội bộ của mình", ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích.
Theo thông tin trên báo Tiền phong, giấy đăng ký kết hôn của ông Lê Thanh Sơn với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) được UBND P. Tự An, TP. Buôn Ma Thuột cấp vào năm 2000.
Nhưng trong một bản khai khác tại P. Tự An vào năm 2002, ông Sơn lại khai lập gia đình với bà Ái Sa (giả) vào năm 1997.
Khi bị phát hiện dùng bằng của chị gái để học trung cấp, đại học, thạc sĩ, bà Thảo cũng khai giai đoạn 1997 - 1999 lấy chồng và sinh sống với gia đình nhà chồng ở TP. Buôn Ma Thuột.
Trong lời khai này, bà Thảo cũng thông tin từ năm 1997 đến nay đều sống tại TP. Buôn Ma Thuột và chỉ một nơi cư trú là nhà chồng ở đường Thăng Long nội thành.
Thế nhưng trong tàng thư tại Đội Quản lý hành chính Công an TP Buôn Ma Thuột có một bản khai nhân khẩu của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) với nội dung: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk làm nội trợ; từ 2001 đến nay ở nhà số 47 Thăng Long và làm kế toán.
Nhận xét về những thông tin này, ông Nhưỡng đánh giá, trong vụ việc này còn có sự "tiếp tay" của những người thân trong gia đình.
"Đối với người thân của bà Thảo (chồng, chị gái) cũng là những người trực tiếp tiếp tay cho bà Thảo, cho bà Thảo mượn bằng cấp để tiến thân thì làm sao mà nói vô can được, trừ trường hợp cô chị chứng minh được em gái ăn cắp bằng", ông Lưu Bình Nhưỡng nói.
Văn Thanh
Theo baodatviet
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học vừa thừa vừa thiếu Thượng tầng muốn thay đổi, hạ tầng xã hội là các trường, người dân... đều muốn thay đổi, muốn tự chủ để tiến lên nhưng hệ thống ở giữa không muốn chuyển động. Ngay 28/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Toa đam: "Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ...