Tuyên án vụ bác sĩ Trung tâm y tế huyện “bắt tay” làm giả giấy khám sức khỏe
Sau 1 tuần xét xử và nghị án, chiều 24/4, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo là bác sỹ và bảo vệ Trung tâm Y tế huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, cùng 4 bị cáo là cộng tác viên Trung tâm dạy nghề Thanh niên Kiên Giang và Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Kiên Giang tổng cộng 68 năm tù về tội Giả mạo trong công tác.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021, Trần Thanh Phong (SN 1981) là nhân viên bảo vệ, Huỳnh Long (SN 1979), Danh Chánh Tuy (SN 1968) và Lâm Thị Minh Phụng (SN 1971) là bác sỹ thuộc Trung tâm Y tế huyện Gò Quao (Kiên Giang) đã thỏa thuận với các bị cáo Tuy, Long, Phụng nhận làm giả giấy khám sức khỏe (mà không có người đến khám trực tiếp) để bổ sung hồ sơ thi sát hạch lái xe hạng A1.
Các đối tượng đã làm giả giấy khám sức khỏe cho 2 bị cáo Nguyễn Thị Huyền Nga (SN 1957) và Lê Hoàng Xuân là cộng tác viên Trung tâm dạy nghề Thanh niên Kiên Giang và 2 bị cáo khác là Nguyễn Chí Lợi (SN 1967) và Lê Thị Hồng Gấm (SN 1982) là cộng tác viên Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Kiên Giang.
Bị cáo Trần Thanh Phong là bảo vệ, nhưng là người chủ mưu trong vụ án bị tuyên phạt mức án cao nhất là 13 năm tù.
Mặc dù biết mình không được phân công nhiệm vụ ký kết luận giấy khám sức khỏe nhưng bị cáo Long, Phụng và Tuy đã thực hiện việc ký xác nhận kết luận khống giấy khám sức khỏe cho 4 bị cáo nói trên tổng cộng gần 1.700 giấy, thu lợi bất chính số tiền trên 48 triệu đồng.
Riêng bị cáo Phong đã lợi dụng việc được giao giữ chìa khóa tủ con dấu của Trung tâm Y tế huyện Gò Quao, Phong đã sử dụng đóng dấu vào các giấy khám sức khỏe khống nói trên, thu lợi bất chính số tiền gần 23 triệu đồng.
Đối với Nga, Lợi, Gấm, Xuân là công tác viên của các Trung tâm và Trường dạy lái xe, nhận thức được việc khám sức khỏe mà không có người trực tiếp đến khám là không đúng theo quy định. Nhưng vì mục đích muốn thu hút học viên tham gia học ngày càng nhiều để được hưởng lợi trong quá trình dạy lý thuyết. Từ đó, Nga, Lợi, Gấm và Xuân đã cấu kết với Phong và Phụng làm khống giấy khám sức khỏe cho học viên dự thi giấy phép lái xe hạng A1 (mà không cần phải trực tiếp đến khám) tổng cộng gần 750 giấy, thu lợi bất chính số tiền gần 17 triệu đồng.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phong 13 năm tù, 3 bị Phụng, Long, Nga mỗi bị cáo lãnh 12 năm tù. Bị cáo Tuy 8 năm tù, Lợi 7 năm tù, Gấm 3 năm tù và Xuân 1 năm tù về tội Giả mạo trong công tác, buộc các bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính để sung vào công quỹ Nhà nước.
Ông Trần Quí Thanh khóc khi nói lời sau cùng
Nói lời sau cùng, ông Trần Quí Thanh thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm của mình và mong HĐXX xem xét khách quan, công minh.
Chiều 24-4, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm ông Trần Quí Thanh và hai con gái về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sau khi kết thúc phần tranh luận, các bị cáo nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.
Dự kiến 10 giờ sáng mai, 25-4, toà sẽ tuyên án.
Video: Ông Trần Quí Thanh nói lời sau cùng
Bị cáo Trần Quí Thanh gửi lời cảm ơn HĐXX đã phân tích để bị cáo nhận thức rõ về sai lầm của bị cáo; cảm ơn giám thị và cán bộ trại giam đã động viên, giải thích cho bị cáo.
Bị cáo Thanh bật khóc và cho biết, bản thân trưởng thành từ cô nhi viện, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng vẫn luôn vượt qua, làm gương cho các con và cộng sự của mình. Bị cáo sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Bị cáo Trần Quí Thanh trình bày lời sau cùng trước HĐXX. Ảnh: THUẬN VĂN
Bị cáo và gia đình đã lao động hàng chục năm với mong muốn đóng góp cho xã hội thông qua nghĩa vụ, chính sách và tạo công ăn việc làm cho người lao động, làm từ thiện. Mong muốn xây dựng một tập đoàn vươn xa thế giới nên gia đình luôn không tiêu xài phung phí, xa hoa và lợi nhuận luôn được tái đầu tư.
"Ai rồi cũng phải chết, không mang theo gì. Dù 70 tuổi nhưng bị cáo vẫn đóng góp cho ngành công nghiệp và mang doanh nghiệp vươn ra thế giới. Vụ việc này không làm thay đổi quyết tâm, nguyện vọng của bị cáo. Bị cáo khẳng định mình không bỏ cuộc, thẳng thắng nhìn nhận sai lầm..." - bị cáo Thanh nói.
Bị cáo Thanh khẳng định, vụ án này không liên quan đến doanh nghiệp và gia đình bị cáo đang điều hành. Bị cáo cảm ơn vợ vì đang bệnh nhưng vẫn điều hành doanh nghiệp, đồng thời cảm ơn các con đã cố gắng vì doanh nghiệp nhưng vì bị cáo mà phải đứng tại đây ngày hôm nay.
"Bị cáo không kể chi tiết về thành công của mình để biện minh cho hành động của bị cáo trong vụ án. Mong HĐXX xem xét khách quan, công minh để bị cáo tiếp tục thực hiện mong muốn, đóng góp của mình" - bị cáo Thanh trình bày.
Bị cáo Trần Quí Thanh. Ảnh: THUẬN VĂN
Bị cáo Trần Ngọc Bích cảm ơn VKS, HĐXX đã phân tích cho bị cáo nhận ra hành vi sai của mình. Cảm ơn CQĐT đã cho bị cáo thời gian điều hành công ty trong khi xảy ra vụ án.
Bị cáo Bích trình bày, cha của bị cáo (ông Trần Quí Thanh - PV) thường nói con là con gái nên chọn con đường dễ dàng. Tuy nhiên, sống là cống hiến xã hội, cho đất nước, sống tiết chế vừa đủ vì chết không mang theo gì. Cả bị cáo và chị Trần Uyên Phương đều mời chuyên gia nước ngoài về để xây dựng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.
"Bị cáo nuối tiếc cho cái sai của mình nhưng đây là cơ hội để bị cáo trưởng thành. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo, cha của bị cáo và chị của bị cáo. Cha của bị cáo bị đề nghị quá nặng, với thời gian này, sẽ khó để cha mẹ bị cáo gặp lại nhau..." bị cáo Trần Ngọc Bích nói lời sau cùng.
"Bị cáo nuối tiếc cho cái sai của mình nhưng đây là cơ hội để bị cáo trưởng thành. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo, cha của bị cáo và chị của bị cáo. Cha của bị cáo bị đề nghị quá nặng, với thời gian này, sẽ khó để cha mẹ bị cáo gặp lại nhau..." - bị cáo Bích trình bày.
Trần Uyên Phương trình bày, rất hối tiếc cho cái sai của mình. 12 tháng tạm giam, bị cáo có nhiều bài học trong cuộc sống, đã trải qua các giai đoạn thăng trầm của cảm xúc, chất vấn bản thân rất nhiều.
"Bị cáo là tác giả, là doanh nghiệp đầu tiên kể câu chuyện thương hiệu Việt tại nước ngoài, để truyền cảm hứng cho doanh nghiệp Việt. Ngày hôm nay, bị cáo vẫn khẳng định một ngày còn thở là một ngày còn cống hiến.
Bị cáo đã lớn và trưởng thành hơn, mức án của cha bị cáo là quá nặng nề. Mong HĐXX xem xét, khoan dung cho cha của bị cáo và bị cáo; đặc biệt là bị cáo Bích để về điều hành công ty. Xin cho bị cáo có cơ hội bù đắp những thiếu sót" - bị cáo Phương nói lời sau cùng.
VKS đề nghị HĐXX cân nhắc, giảm hình phạt thể hiện khoan dung Tại phần luận tội, VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Quí Thanh từ 9-10 năm tù, Trần Uyên Phương 5-6 năm tù và Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo VKS, bị cáo Trần Quí Thanh phải chịu trách nhiệm chính; chịu trách nhiệm tiếp theo là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích. Các bị cáo che giấu việc vay tài sản bằng kí hợp đồng vốn góp; có biến động sang tên, chuyển nhượng thậm chí khởi kiện tranh chấp ra toà. Bị hại khi chuẩn bị đủ tiền thì bị cáo lấy lí do không trả lại tài sản. Các bị cáo có tình tiết giảm nhẹ: thành khẩn khai báo, đóng góp cho xã hội và khắc phục hậu quả. Các bị cáo có tình tiết tăng nặng là phạm tội hai lần trở lên. Tại phần đối đáp, VKS cũng cho rằng, việc LS bào chữa xin cho bị cáo Trần Ngọc Bích hưởng án treo, VKS thấy rằng thuộc thẩm quyền của HĐXX. Cạnh đó, đối với việc LS xin giảm nhẹ cho các bị cáo, đây là tình tiết mới trong quá trình tranh luận, VKS đề nghị HĐXX cân nhắc giảm nhẹ hình phạt một phần cho các bị cáo để thể hiện nhân đạo, khoan dung. |
Cựu Chủ tịch Vimedimex kêu oan, tòa bất ngờ trả hồ sơ điều tra bổ sung Trước việc cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex kêu oan và luật sư cho rằng vụ án còn nhiều 'điểm mờ', tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Chiều 22.4, sau 6 ngày xét xử và nghị án, theo dự kiến, TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với vụ án sai phạm về đấu giá đất liên quan...