Tuyên án nhóm thanh niên Việt Nam hỗn chiến trên đất Nhật Bản
Vụ hỗn chiến xảy ra trên đất Nhật Bản, giữa nhóm thanh niên người Việt Nam, khiến một người bỏ mạng.
Ngày 8.5, Lê Mạnh Thắng (28 tuổi, trú tại Phú Thọ) bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt 7 năm tù về tội cố ý gây thương tích trong một vụ án xảy ra tại Nhật Bản.
Cùng tội danh, 6 bị cáo khác tuổi từ 28 – 36, trú tại nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh… đều bị tuyên 6 năm tù.
Nhóm này được xác định là những người gây ra vụ hỗn chiến ở nhà ga Mikawa Chiryu, tỉnh Aichi, Nhật Bản, khiến một người chết, hồi năm 2018.
6 bị cáo trong vụ hỗn chiến trên đất Nhật Bản khiến một người chết. Ảnh PHÚC BÌNH
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Nguyễn Văn Được (33 tuổi, trú tại Bắc Ninh) có mâu thuẫn với Nguyễn Đình Nghĩa (30 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) và một người khác liên quan đến việc thuê và mượn thẻ ngoại kiều.
Trưa 10.3.2018, hai bên hẹn nhau ở công viên gần ga Ushida, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tại đây, Được đánh một người trong nhóm của Nghĩa bị thương.
Đến tối cùng ngày, khoảng 20 người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản đến nhà trọ của Đỗ Mạnh Hùng (31 tuổi, trú tại Quảng Ninh) tổ chức ăn tiệc, trong đó có Nghĩa.
Video đang HOT
Quá trình ăn uống, Được nhiều lần gọi điện thoại, chửi bới và hẹn Nghĩa đến nhà ga Mikawa Chiryu để giải quyết mâu thuẫn.
Do Minh bật loa ngoài, những người còn lại trong bữa tiệc đều nghe rõ sự việc, một số thống nhất sẽ đi cùng Nghĩa.
Khoảng 22 giờ cùng ngày, nhóm Nghĩa gồm 9 người, đi bộ từ khu vực nhà trọ đến nhà ga Mikawa Chiryu; mang theo gậy kim loại, búa, đeo găng tay, khẩu trang. Cả nhóm phân công ngồi trên ghế chờ ở sân ga, trong sân ga và bên ngoài cổng soát vé.
Khi tàu điện dừng, Được từ trên tàu bước xuống, cuộc hỗn chiến bắt đầu. Được dùng kiếm và bình xịt tấn công nhóm đối phương.
Nhưng do số lượng áp đảo, Được thất thế, bị nhóm Nghĩa đấm đá, dùng gậy kim loại và búa đánh, ngã xuống đất.
Gây án xong, nhóm Nghĩa bỏ chạy. Được được đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu nhưng tử vong vì thương tích quá nặng.
Tháng 3.2019, Nghĩa cùng 2 người khác bị cơ quan tố tụng Nhật Bản bắt, xét xử và tuyên phạt mỗi người 3 năm 6 tháng tù về 2 tội “chuẩn bị hung khí và tụ tập” và “gây thương tích làm chết người”.
Đối với những người gây án còn lại, do đã bỏ trốn về Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản có công hàm yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự. Đến nay, 6 bị cáo bị tuyên án như đã nêu.
Nhiều người bị lừa bằng chiêu huy động vốn
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đang điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Công ty TNHH Một thế giới Lành Mạnh (viết tắt là Công ty OHW) và Công ty TNHH Lý tưởng Thuận lợi 3 chìa khóa (viết tắt là Công ty 3KPI), trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.
Quá trình điều tra xác định, đầu năm 2020 bà T.M.T và nhiều cá nhân cư trú ở nhiều tỉnh, thành khác nhau tham gia đầu tư tại Công ty OHW và Công ty 3KPI do ông Nguyễn Hải Hà (SN 1974, HKTT: quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) làm Giám đốc. Ông Hà cho biết Công ty OHW và Công ty 3KPI, có vốn góp 95% của Nhật Bản đầu tư.
Công ty hoạt động theo mô hình áp dụng công nghệ 4.0, triển khai phần mềm bán hàng và máy ImpactTV vào các cửa hàng tạp hóa truyền thống để khai thác dữ liệu, quảng cáo hàng hóa dịch vụ, mua bán sản phẩm, nhằm tạo điều kiện đưa hàng hóa từ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam tiêu thụ... đồng thời cam kết tỷ lệ thành công của dự án lên đến 99%.
Mặc dù ký kết "Hợp đồng" mua máy ImpactTV, nhưng thực tế Giám đốc Công ty 3KPI không thực hiện theo như cam kết với các nhà đầu tư.
Để tham gia đầu tư, từ ngày 13/3/2020 đến ngày 15/3/2021, bà T.M.T đã ký nhiều "Hợp đồng sản xuất phần mềm" và "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" máy ImpactTV với 2 đơn vị nêu trên, đồng thời chuyển 7,5 tỷ đồng vào 3 tài khoản ngân hàng do ông Hà chỉ định.
Tuy nhiên, từ khi ký hợp đồng và chuyển tiền đến nay, bà T và các cá nhân tham gia phát hiện Công ty OHW và Công ty 3 KPI không có bất cứ hợp tác nào với Nhật Bản về việc thực hiện dự án nói trên. Toàn bộ số vốn góp của bà T và các bị hại khác đã bị ông Hà rút ra chiếm đoạt.
Sở dĩ nhiều người bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào 2 công ty trên là bởi nghe theo lời dẫn dụ của ông Nguyễn Hải Hà. Khách hàng đầu tư vào Công ty OHW và Công ty 3KPI cũng chính là đầu tư vào các dự án cuả Nhật Bản, với mô hình hoạt động mới mang tính đột phá, đặc biệt các nhà đầu tư tham gia góp vốn sẽ thu được nhiều lợi ích.
Cụ thể, khi hợp tác đầu tư máy impactTV của Công ty 3KPI, hợp đồng sẽ được ký 2 năm. Theo đó, nếu nhà đầu tư bỏ ra 12 triệu đồng để góp vốn đầu tư 1 máy impactTV, mỗi tháng sẽ nhận được 800.000 đồng. Sau 2 năm sẽ thanh lý hợp đồng và nhà đầu tư sẽ được nhận lại 30% chi phí góp vốn ban đầu.
Như vậy, nếu đầu tư càng nhiều máy impactTV, thì lợi nhuận thu về của nhà đầu tư sẽ càng cao, trong khi họ chỉ có mỗi việc là góp tiền, còn việc mua máy impactTV, tổ chức khai thác vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa máy impactTV trong suốt thời gian hợp tác thì phía công ty sẽ bao hết. Còn đối với gói đầu tư vào Công ty OHW, công ty đưa ra hai sản phẩm, đó là các sản phẩm "phổ thông" và "thương gia". Theo đó, sản phẩm "phổ thông" nhắm đến đối tượng là giáo viên, bà nội trợ, sinh viên, học sinh, công nhân...
Chỉ cần có 24 triệu đồng, gửi tiết kiệm trong Công ty OHW thì sau 3 tháng, DN sẽ hoàn lại tiền cho các nhà đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư sẽ trở thành cổ đông, hưởng cổ tức theo chu kỳ 3 tháng/lần kéo dài đến 50 năm. Số tiền đầu tư này, các nhà đầu tư không sợ mất vì có Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh(?). Còn gói sản phẩm "thương gia", dành cho người có máu đầu tư lớn, dám thách thức bản thân, với mức đầu tư khởi điểm là 24 triệu đồng và thời gian đầu tư là 27 tháng.
Các nhà đầu tư sẽ được nhận cổ tức tương đương 10% (kéo dài 50 năm). Cứ mỗi quý, công ty sẽ tri ân các nhà đầu tư gói bảo hiểm nhân thọ với mức 3 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ trong một năm đầu tiên, người tham gia đầu tư gói "thương gia" sẽ được chi trả 40% cổ tức và 50% bảo hiểm nhân thọ.
Với mức tham gia 24 triệu đồng ban đầu, sau một năm đã được trả về 90%. Ngoài ra, để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, cũng như khẳng định dự án hoạt động hiệu quả sẽ mang lại thu nhập lớn, ông Hà còn gửi nhiều thư tri ân tới khách hàng với cam kết khi công ty cổ phần hóa vào năm 2024 sẽ chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư đã tham gia mua phần mềm...
Ngoài ra, ông Hà còn hứa hẹn, khi dự án trên nhận được tiền từ Nhật Bản chuyển về Việt Nam thì sẽ chia thành nhiều đợt kể từ tháng 7/2020. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chờ mỏi mòn vẫn không thấy lợi ích nào như ông Hà đã hứa.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi chiếm đoạt của Nguyễn Hải Hà thể hiện thông qua việc ký "Hợp đồng sản xuất phần mềm" và "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" với giá trị thấp (trị giá từ 12 đến 24 triệu đồng cho mỗi loại hợp đồng) nhưng thông tin gian dối và cam kết hưởng lợi nhuận với giá trị cao. Bằng thủ đọan lấy tiền của nhà đầu tư sau, trả cho nhà đầu tư trước, Hà đã làm khách hàng tin tưởng dự án có thật, từ đó tiếp cận lôi kéo, mở rộng mạng lưới khách hàng tham gia.
Không ít người bị Hà dụ ký nhiều hợp đồng "Hợp đồng sản xuất phần mềm" và "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" trong cùng một thời điểm. Kết quả xác minh các tài khoản đứng tên 2 pháp nhân công ty do Hà lập ra có rất nhiều cá nhân chuyển tiền với nội dung mua phần mềm và mua máy impactTV với số tiền rất lớn.
Làm việc với cơ quan điều tra, các bị hại khẳng định không biết phần mềm và máy in impactTV đã ký với Công ty OHW và Công ty 3KPI có công dụng gì, thực tế có triển khai mua lắp đặt không và các thông tin, tài liệu mà Hà cung cấp cho các bị hại là gian dối, không có cơ sở về mặt pháp lý...
Để phục vụ công tác điều tra xử lý vụ án, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị ai là bị hại của vụ án trên, đến cơ quan điều tra tại số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh để trình báo.
Vụ chìm tàu du lịch Nhật Bản: Mở rộng phạm vi tìm kiếm người mất tích Ngày 5/5, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã mở rộng phạm vi tìm kiếm 12 người mất tích trong vụ tàu du lịch Kazu I bị chìm ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko ngày 23/4, tới đảo Kunashiri ngoài khơi Hokkaido do Nga kiểm soát, nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền. Các tàu cá tham gia tìm...