Tuyên 15 năm tù nguyên chủ tịch huyện tham ô tiền xây dựng nghĩa trang liệt sĩ
Sau 3 ngày xét xử, chiều nay, 21/12, Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên án đối với Nguyễn Hồng Lam (SN 1972, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ) và các đồng phạm tội tham ô tài sản và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai, vào năm 2005, ông Lam được bổ nhiệm là Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Đức Cơ. Năm 2011, ông Tứ là Phó Trưởng phòng, ông Dương là kế toán của Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện.
Vào năm 2007, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ giao ông Lam làm chủ tài khoản, ông Tứ là kế toán của Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện. Đến tháng 10/2010, Hội đồng này đã ngừng hoạt động, không được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mở rộng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ mà chỉ được thực hiện các dự án trước đó chưa làm xong.
Đến năm 2012, UBND huyện Đức Cơ giao cho Phòng Tài chính-Kế hoạch thực hiện dự án mua sắm thiết bị cho Đài tưởng niệm Nghĩa trang Liệt sĩ huyện này. Trong đó, có nội dung đi công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng để xem chuông đồng, hạc đồng… Thời điểm này, kinh phí hoạt động thường xuyên của phòng đã hết. Để phục vụ cho chuyến công tác và việc tiêu xài cá nhân, các đối tượng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tạm ứng tổng số tiền hơn 524 triệu đồng.
Số tiền này được rút ra từ ngân sách nhà nước thông qua Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã ngừng hoạt động. Thủ đoạn của các bị can là lập thủ tục hoàn ứng trái quy định bằng cách cấp ngân sách bổ sung cho Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện sau đó làm thủ tục hoàn ứng. Nhưng vì không có chứng từ kèm theo nên không quyết toán được và hành vi phạm tội bị phát hiện.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Hồng Lam (đứng trước vành móng ngựa) bị tuyên 15 năm tù giam
Viện Kiểm sát Nhân dân Gia Lai xác định ông Lam đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ký lệnh chi số tiền này về tài khoản của Hội đồng giải phóng mặt bằng. Ông Lam biết việc tạm ứng như vậy là trái quy định nhưng vẫn thực hiện, sau đó để bị can Tứ và Dương sử dụng số tiền này. Khi đã giữ cương vị Chủ tịch UBDN huyện Đức Cơ, một lần nữa, ông Lam lại để Tứ, Dương tham mưu, đề xuất quyết định cấp ngân sách huyện hoàn ứng số tiền các bị can đã bàn bạc với nhau rút ra từ năm 2012.
Ông Tứ người trực tiếp tham mưu bàn bạc cùng Lam để tạm ứng số tiền ngân sách, sau đó lại in lệnh chi tiền đưa cho Dương ký với tư cách là kế toán rồi trình Lam ký. Năm 2011, Khi đoàn Thanh tra tỉnh yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan đến việc tạm ứng trái quy định thì Tứ đã chỉ đạo và nhờ một số cá nhân đánh máy và ký nháy lại bản photo quyết định số 42; chỉ đạo thuộc cấp photo chữ ký ông Võ Thanh Hùng (Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ thời điểm đó) rồi điền số, ngày, tháng và đóng dấu của UBND huyện Đức Cơ vào để hợp thức hoá.
Đối với bị cáo Dương, ban đầu không tham gia cùng Tứ và Lam bàn bạc cách thức tạm ứng tiền từ ngân sách thông qua Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện nhưng sau khi nhận tiền về với tư cách là kế toán trưởng, Dương nhận thức được việc tạm ứng số tiền trên là trái quy định, Dương đã giữ số tiền này mà không nhập quỹ, không mở sổ theo dõi. Số tiền này Dương đã chi hết nhưng không chứng minh được các khoản chi.
VKSND tỉnh Gia Lai xác định đây là hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, tổ chức cũng như tình hình trật tự trên địa bàn. Ngoài ra, bị can Tứ còn có hành vi, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của Nhà nước. Thời điểm phát hiện ra sự việc, bị can Lam đang đương chức Chủ tịch UBND huyện. Trong suốt nhiều ngày xét xử, bị cáo Nguyễn Hồng Lam cho rằng mình không có tội.
Kết thúc 3 ngày xét xử, Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên Nguyễn Hồng Lam 15 năm; Nguyễn Đông Dương 7 năm tù và Nguyễn Xuân Tứ 9 năm 6 tháng tù về tội Tham ô tài sản. Riêng bị can Nguyễn Xuân Tứ bị phạt thêm 6 tháng tù về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”, tổng hình phạt dành cho Tứ là 10 năm tù giam../.
Tận dụng sóng tăng, Thành viên HĐQT Phát triển Nhà Bà Rịa Vũng Tàu (HDC) bán ra cổ phiếu
Lãnh đạo tại Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Mã chứng khoán: HDC - sàn HOSE) đã bán ra cổ phiếu.
Theo đó, bà Bùi Thị Thịnh, Thành viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng đã bán ra 50.000 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 0,69% về còn 0,61% vốn điều lệ HDC, giao dịch thực hiện từ 04/12/2020 đến 18/12/2020.
Bên cạnh đó, bà Bùi Thị Việt, em gái bà Bùi Thị Thịnh đăng ký bán ra 50.000 cổ phiếu HDC, nếu giao dịch thành công sẽ giảm sở hữu từ 0,16% về còn 0,086% vốn điều lệ HDC, giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/12/2020 đến 21/01/2021.
Việc bán ra cổ phiếu HDC trùng với giai đoạn tăng nóng của cổ phiếu, nếu như giai đoạn đầu tháng 6/2020 cổ phiếu chỉ giao dịch vùng 16.000 đồng/cổ phiếu thì tới ngày 18/12 đã là 34.450 đồng/cổ phiếu, tăng tới 115% trong thời gian ngắn.
Được biết, trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 557 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 109 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 18% và 73% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Năm 2020, HDC đặt kế hoạch 1.030 tỷ đồng tổng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 25% và 27% so với kết quả thực hiện năm 2019. Như vậy, sau 3 quý, doanh nghiệp đã hoàn thành 54% chỉ tiêu doanh thu và 55% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 2.568 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho trị giá gần 966 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 306 tỷ đồng, chiếm 11,9%; tài sản dở dang dài hạn là 271 tỷ đồng, chiếm 10,5%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/12, cổ phiếu HDC tăng 2.250 đồng lên 34.450 đồng/cổ phiếu.
Thành viên HĐQT Biwase (BWE) vừa mua vào 760.000 cổ phiếu Lãnh đạo tại Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã chứng khoán: BWE - sàn HOSE) vừa mua vào cổ phiếu. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Thành viên HĐQT Biwase vừa mua vào 760.000 cổ phiếu BWE để nâng sở hữu từ 2 triệu lên 2,76 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ 20/10 đến...