Tùy mức độ phạm tội mà áp dụng biện pháp ngăn chặn
Theo quan điểm của các chuyên gia, tuỳ tội, tuỳ tính chất hành vi phạm tội mà áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam hay mở rộng áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền…
Ông Hồ Quốc Thái, nguyên Phó viện trưởng Viện phúc thẩm 1 (VKSNDTC): Đối với những đối tượng lưu manh, côn đồ, việc sử dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam là cần thiết. BLTTHS cũng quy định rõ, tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS áp dụng đối với người bị bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, người có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn họ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hay cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Ông Hồ Quốc Thái, nguyên Phó Viện trưởng viện Phúc thẩm 1 (VKSNDTC).
Tôi đồng tình với đề xuất cơ quan tố tụng nên bớt lạm dụng tạm giữ, tạm giam để thay thế bằng các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền… nhằm đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền chỉ nên áp dụng với những trường hợp nhất thời phạm tội và phạm tội ít nghiêm trọng. Theo tôi, phải chia thành các miền nghiên cứu cụ thể để áp dụng, đó là bắt khẩn cấp, bắt quả tang và bắt tạm giam.
Bắt để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Từ đó, cần quy định cụ thể về việc lựa chọn hình thức tạm giữ, tạm giam hay bão lĩnh, đặt tiền.
Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người bị tạm giữ, tạm giam, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự và bảo đảm sự nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật, một số ý kiến cho rằng cần mở rộng phạm vi bào chữa, quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó, cần quy định rõ cơ chế giám sát việc tạm giữ, tạm giam, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giám sát định kỳ và đột xuất nhằm ghi nhận được tình trạng thực tế của nơi giam giữ. Tôi cũng đề xuất xem xét nên chăng giao cho một cơ quan chuyên trách quản lý trại giam hoàn toàn độc lập với cơ quan tiến thành tố tụng để bảo đảm khách quan, tránh vụ oan sai từ bức cung, nhục hình và các vi phạm quyền khác của người bị tạm giữ, tạm giam.
Luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm: Đừng để quy định chỉ nằm “trên giấy”
Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS áp dụng đối với người bị bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, người có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đó là biện pháp tối cần thiết. Tuy nhiên, tôi đồng tình với quan điểm không nhất thiết mọi trường hợp đều áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam, tạm giữ. Có những trường hợp khi xét về nhân thân, điều kiện cụ thể xác định họ không trốn hoặc không thể trốn, cũng như không có những hành vi khác cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì có thể cho bảo lĩnh, đặt tiền.
Trên thực tế, Điều 92, 93 BLTTHS đã có quy định cụ thể về các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm… nhưng trên thực tế chưa được áp dụng theo đúng mục đích khi xây dựng luật. Các nhà làm luật đã tính đến từng trường hợp cụ thể, nhưng trên thực tế cũng có tình trạng nảy sinh tiêu cực, “bôi trơn” để được áp dụng biện pháp đặt tiền. Thế nên, chúng ta không thể đưa ra quy định chung chung, quy định trên giấy mà phải được áp dụng vào thực tế.
BLTTHS hiện hành đang xác định đối tượng có thể bị tạm giam theo tính chất của tội phạm. Yếu tố này chưa phản ánh hết các vấn đề của bị can, bị cáo có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ không phải trường hợp nào phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng có hoạt động cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ngược lại, không ít người phạm tội ít nghiêm trọng nhưng lại có hành vi chống đối, cản trở hoạt động tố tụng. Vì vậy, cần sửa đổi BLTTHS theo hướng xác định điều kiện tạm giam căn cứ vào nhân thân và điều kiện hoàn cảnh của bị can, bị cáo cùng những hành vi phạm tội cụ thể của họ.
Chúng ta không nên chỉ tính đến các quy định mới mà không có biện pháp thực hiện khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Theo tôi, cần giải thích kỹ cho người bị tạm giam, tạm giữ quyền của họ. Đồng thời, bổ sung quyền im lặng trong BLTTHS trong trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ có yêu cầu cần có sự chứng kiến của luật sư hay người giám hộ, người bào chữa khác. Có như vậy mới tránh được tình trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình và như vậy mới tránh được sai sót trong giai đoạn điều tra.
Video đang HOT
Cần quy định cụ thể điều kiện đối với cá nhân đứng ra bảo lĩnh
Việc mở rộng áp dụng các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, theo các chuyên gia pháp lý, cần có quy định cụ thể điều kiện đối với cá nhân đứng ra bảo lĩnh, quy định chế tài phạt tiền áp dụng đối với người nhận bảo lĩnh trong trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn. Đối với biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì cần sửa quy định theo hướng chỉ quy định đặt tiền, không quy định đặt tài sản nhằm nhanh chóng áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.
ANH VĂN – NGÂN GIANG – VŨ PHƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Điều 'mờ ám' trong vụ Huyền Như: Nuốt ngàn tỉ, chỉ thu hồi trăm tỉ
Thu lợi bất chính 1.186 tỉ đồng, tòa sơ thẩm chỉ tuyên thu hồi 150 tỉ!
Trước đó tòa xét hỏi cả các bị cáo cho vay nặng lãi không có kháng cáo sau khi xử sơ thẩm để làm rõ số tiền đã thu lợi bất chính trong vụ án.
Đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Thị Lành khai từ tháng 3-2008 đến tháng 9-2011, bị cáo này đã cho Huyền Như vay tổng cộng gần 7.842 tỉ đồng với lãi suất 0,4% đến 2%/ngày. Như đã phải trả hơn 9.000 tỉ đồng. Tiền thu lợi bất chính tính ra hơn 1.186 tỉ đồng.
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM chỉ tuyên buộc bị cáo Lành giao nộp 150 tỉ đồng tiền thu lợi bất chính và tuyên phạt bị cáo này hai năm tù về tội cho vay nặng lãi.
Tòa hỏi bị cáo Lành: "Sự chênh lệch quá lớn giữa kết luận điều tra và số tiền bị cáo bị án sơ thẩm quy buộc sung quỹ, sao bị cáo không kháng cáo?". Lành đáp: "Bị cáo nghĩ là số tiền nhiều hay ít thì bị cáo không khắc phục được nên bỏ mặc".
Chủ tọa nhấn mạnh: "Bỏ mặc hay ở đây có gì mờ ám?". Lành im lặng.
Còn theo đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm thì: "Bị cáo chấp nhận án sơ thẩm đã tuyên vì số tiền thu lợi bất chính phải sung công quỹ nhà nước quá nhỏ so với thực tế".
Từ đây HĐXX cho biết sẽ xem xét lại việc này để giải quyết cho thấu đáo.
Tương tự, với trường hợp còn lại, cáo trạng xác định qua việc cho Huyền Như vay nặng lãi, bị cáo Nguyễn Thiên Lý hưởng lợi bất chính hơn 735 tỉ đồng nhưng án sơ thẩm buộc Lý chỉ nộp lại hơn 414 tỉ đồng; bị cáo Phạm Văn Chí thu lợi bất chính 5,9 tỉ đồng nhưng án sơ thẩm chỉ buộc nộp 570 triệu đồng sung quỹ.
Đến nay, cơ quan tố tụng chỉ thu hồi của Huỳnh Thị Huyền Như 229 tỉ đồng, trong đó bao gồm cả 12 khối bất động sản. Số tiền còn lại đi đâu?
Ngày 22-12, phiên xử phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục với phần xét hỏi những người cho Huyền Như vay nặng lãi. Từ đây mới hé lộ số tiền gần 4.000 tỉ đồng mà Huyền Như lừa đảo đã "đi đâu về đâu" và vì sao đến nay cơ quan tố tụng chỉ thu hồi lại con số rất nhỏ.
Thấy ống kính của các phóng viên đưa lên, các bị cáo vội cúi đầu, che mặt. Ảnh: HOÀNG YẾN
Huyền Như &'phân chia' 4.000 tỉ đồng cho ai?
Ngoài công việc ở ngân hàng, Huyền Như còn kinh doanh bất động sản và vay mượn tiền từ nhiều nguồn ở ngoài. Năm 2008, khi việc kinh doanh bất động sản không thuận lợi, Huyền Như đã bị nợ đến 200 tỉ đồng. Để trả nợ, Như đã đi vay một số lượng lớn tiền (có khi lên đến hàng ngàn tỉ đồng) và trả lãi suất rất cao cho hàng chục người, trong đó có Nguyễn Thiên Lý và Đào Thị Tuyết Dung...
Từ việc vay tiền với số lượng lớn cũng không giải quyết hết nợ nần, Như đã nghĩ đến lừa các công ty, ngân hàng dưới hình thức huy động vốn hoặc ủy thác đầu tư vốn... để chiếm đoạt thông qua ngân hàng mình làm việc. Đó là lời trình bày của Huyền Như khi tham gia đối chất để xem xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thiên Lý về tội cho vay nặng lãi.
Tại tòa, bị cáo Lý cho rằng: "Bị cáo chỉ là một nạn nhân, mức án hai năm tù là quá nặng. Bị cáo xin xem xét lại tội danh". Khi tòa truy: Nếu bị cáo không phạm tội cho vay nặng lãi thì phạm tội gì, Lý đáp: "Tội tin Huyền Như".
Theo bị cáo Lý, thông qua một người bạn giới thiệu "Huyền Như là một người làm ăn lớn", Lý biết và gặp Như. Ban đầu cả hai hợp tác làm ăn, sau đó mới chuyển sang cho vay.
Đối chất, Như phủ nhận chuyện có hợp tác làm ăn mà cả hai chỉ quan hệ vay mượn. Cụ thể, Như khai: "Giữa Như và Lý vay mượn bằng hình thức nhận tiền mặt và chuyển khoản. Nếu vay trả tiền mặt, thời gian đầu Lý giao trực tiếp cho Như, sau đó Lý giao tiền cho người giúp việc của Như là Đỗ Quốc Thái hoặc chị của Như là Huỳnh Thị Mỹ Hạnh. Còn vay tiền bằng tài khoản thì Lý chủ yếu chuyển đến tài khoản của Công ty Hoàng Khải (công ty riêng của Như)".
Vay 500 tỉ, trả hơn 1.200 tỉ đồng
Tại tòa, Như xác nhận kết luận điều tra tổng kết từ ngày 1-12-2009 đến 14-9-2011, Lý đã cho Như vay tổng cộng trên 554 tỉ đồng và 340 triệu USD. Lý đã nhận của Huyền Như tổng số tiền gốc và lãi hơn 1.296 tỉ đồng. Lãi suất do Lý đưa ra từ 0,4%/ngày (tính theo năm là 144%, gấp 10 lần so với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất), có thời điểm cao nhất 3,7%/ngày.
Ngược lại, Lý cho rằng con số mà cơ quan điều tra tính toán là chưa chính xác, vì trước đó còn nhiều khoản vay đưa cho Như bằng tiền mặt và được ghi vào sổ tay cá nhân nhưng cơ quan chức năng chưa tính vào. "Khi khám nhà, cơ quan điều tra có thu giữ được cuốn sổ tay ghi chép các khoản vay mượn với Huyền Như. Tuy nhiên cơ quan điều tra chỉ đưa vào những khoản ứng với sao kê còn những khoản vay mượn khác không thấy đưa vào" - Thiên Lý bật khóc trước tòa.
Đáp lại, Như khẳng định các con số đã làm việc với cơ quan chức năng là chính xác. Như nói: "Có những khoản vay từ bị cáo Lý bằng tiền mặt không có giấy tờ chứng minh không được cơ quan chức năng đưa vào. Nhưng cũng có những khoản lãi suất bị cáo trả cho Lý bằng tiền mặt cũng không được tính vào". Và những con số mà cơ quan chức năng tính toán chủ yếu dựa vào sổ tay ghi chép của Lý và đã đối chất khớp mới đưa vào. "Làm việc tại cơ quan điều tra khi đối chất, tình trạng của bị cáo Lý là rất bình tĩnh" - Như đáp với tòa.
Tòa đặt vấn đề với Lý: "Vậy bản án sơ thẩm kết luận bị cáo thu lợi bất chính hơn 735 tỉ đồng là chưa bằng một nửa số tiền mà bị cáo thu lợi sao?". Lý không trả lời.
Hình ảnh "siêu lừa" Huyền Như và đồng phạm tại phiên xử phúc thẩm
Lôi kẻ cho vay thành người cùng lừa đảo
Tòa chuyển sang thẩm vấn Tuyết Dung, giám đốc Công ty TNHH Dung Vân, bị tòa sơ thẩm phạt hai năm tù về tội cho vay nặng lãi. Huyền Như đã vay bị cáo này 265,7 tỉ đồng và đã trả 440,4 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi.
Bị cáo Dung khai: "Việc cho Huyền Như vay hàng trăm tỉ chỉ bằng... niềm tin. Số tiền này hoàn toàn không ghi vào sổ sách, tài sản thế chấp cũng không có chứng thực của cơ quan chức năng".
Án sơ thẩm quy kết bị cáo Dung thu lãi bất chính hơn 174 tỉ đồng. Dung cho là kết luận này là không đúng nhưng không đưa ra được lý lẽ để bác lại việc này. Bị cáo này chỉ nêu được số tiền 150 tỉ đồng cho Huyền Như vay mà chưa lấy được lại nên mong tòa dựa trên cơ sở này để xem xét giảm nhẹ.
Còn Huyền Như khai: Bị cáo đã "nhờ" tài khoản của Dung mở tại Ngân hàng Eximbank để chuyển tiền chiếm đoạt từ ngân hàng ra ngoài chuyển trả nợ cho Dung và những người khác. Trong vụ án này, vì muốn có tiền thu hồi nợ của Như, Dung đã giúp sức Huyền Như lừa đảo 15 tỉ đồng của Ngân hàng VIB Chi nhánh TP.HCM.
Dung biết khi vay tiền tại ngân hàng, người ký hồ sơ vay tiền phải chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng; muốn vay tiền ngân hàng phải có tài sản thế chấp. Thế nhưng dù không có tiền gửi tại VietinBank Chi nhánh Nhà Bè, theo yêu cầu của Như, Dung vẫn ký vào hợp đồng tiền gửi với ngân hàng này rồi dùng hợp đồng đó làm tài sản đảm bảo, ký các thủ tục bảo lãnh để vay 15 tỉ đồng tại Ngân hàng VIB. Với hành vi đồng phạm này, án sơ thẩm tuyên phạt Dung 10 năm tù về tội lừa đảo.
Theo Pháp luật TP.HCM
Hiếp dâm hụt, bị đòi 100 triệu đồng Nếu bị can đưa 100 triệu đồng thì bị hại sẽ bãi nại, rút đơn tố cáo. ảnh minh họa Nguồn tin từ xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết ngày 9/12, tại ấp Đất Cháy xã này diễn ra một vụ thỏa thuận liên quan đến một vụ án hiếp dâm mà cơ quan tố tụng huyện Trần...