Tụt lợi gây hậu quả gì?
Bố tôi hơn 60 tuổi bị tụt lợi, hở chân răng, ăn uống hay bị ê răng. Mong bác sĩ tư vấn, khi tụt lợi gây hậu quả gì và phòng ngừa thế nào?
Lê Hằng (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Tụt lợi là tình trạng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày là nguyên nhân chính gây tụt lợi, có kèm theo ra máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ 2 hàm nếu không được điều trị kịp thời.
Tụt lợi có thể không do viêm. Nguyên nhân khác gây tụt lợi và mòn cổ răng rất phổ biến ở người lớn tuổi là chải răng bằng bàn chải quá cứng và không đúng cách, thường chỉ liên quan đến 1 răng hoặc một vài răng.
Hậu quả của tụt lợi là làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy cảm răng, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn và làm giảm thẩm mỹ. Đặc biệt, tụt lợi dễ xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ cao như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp…
Để phòng ngừa tụt lợi, nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, lựa chọn bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn). Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng. Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng.
Công dụng hạt ngũ hoa là gì? Cách sử dụng hạt ngũ hoa
Rất nhiều người biết đến hạt ngũ hoa, hay còn gọi là hạt đình lịch với công dụng làm đẹp mà chưa biết rằng loại hạt này còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Hạt ngũ hoa hay còn được gọi là hạt đình lịch, có tên tiếng Anh là hygrophila salicifolia. Cây ngũ hoa mọc thẳng cao khoảng 1m, có thân nhỏ, lá nhọn dài, mọc lông ở 2 mặt lá. Hoa của cây ngũ hoa có màu vàng và tím, mọc ở ngọn. Hạt của hoa này chính là hạt ngũ hoa, có màu nâu, hình dẹt, dài khoảng 1,5 mm.
Video đang HOT
Hạt ngũ hoa chứa nhiều hợp chất ancaloid, do đó được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp và mang lại một số lợi ích về sức khỏe khác.
Công dụng của hạt ngũ hoa
1. Trị mụn nhọt, làm đẹp da
Mụn nhọt là những cục u trên da, thường chứa mủ, không chỉ gây đau đớn mà còn gây mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin cho người bị mụn nhọt. Mụn nhọt chủ yếu là những bụi bẩn tích tụ dưới da, cộng với sự phát triển của vi khuẩn gây nên, do đó bạn sẽ rất dễ gặp phải nếu không vệ sinh da mặt đúng cách, không bảo vệ da khi đối mặt với những tác nhận như bụi, nước, không khí bẩn.
Trong khi đó, hạt ngũ hoa được biết đến với công dụng trị mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Hợp chất ancaloid có trong hạt ngũ hoa có tác dụng trong việc trị sưng tấy, giảm viêm nhiễm tốt, nhờ đó điều trị mụn nhọt hiệu quả. Ngoài ra, hạt ngũ hoa còn có tác dụng làm mềm mịn da, trắng sáng da, giảm dầu thừa trên da, giúp da căng mịn không bị nhăn nheo xấu xí.
2. Tác dụng với sức khỏe
- Hạt ngũ hoa có thể hỗ trợ để làm giảm tình trạng cơ thể đau nhức hay ho gà, thổ huyết.
- Giúp giảm tình trạng ứ dịch đàm tại phế biểu hiện như ho có nhiều đờm, hen, đầy và tức ngực hoặc vùng hạ sườn.
- Giảm sưng viêm đối với các vết thương hở.
- Chữa phế ung, thở gấp không nằm được.
- Chữa đau răng, viêm lợi.
- Chữa phù toàn thân.
- Chữa đau nhức đầu.
- Chữa lở đầu, vảy trắng trên da đầu.
- Chữa phù thũng, tiểu khó.
- Chữa viêm phổi cấp, sốt cao, đờm nhiều, suyễn thở gấp.
Cách sử dụng hạt ngũ hoa
1. Cách sử dụng hạt ngũ làm đẹp
Để giúp trị mụn nhọt trên da, giảm sưng viêm, làm trăng da, bạn chỉ cần lấy 3 muỗng hạt ngũ hoa, đổ thêm nước ấm vào, khuấy đều và đợi đến khi hạt ngũ hoa hút hết nước, kết lại thành một cục. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này dàn đều lên da mặt, đắp khoảng 20-30 phút rồi gỡ ra, rửa sạch lại với nước ấm.
Lưu ý: Chọn hạt ngũ hoa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên đắp mặt nạ hạt ngũ hoa vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng. Không nên pha hạt ngũ hoa với nước quá nóng vì sẽ làm giảm tác dụng. Không nên đắp mặt nạn hạt ngũ hoa quá dày. Không nên đắp mặt nạ hạt ngũ hoa quá lâu. Chỉ nên đắp 1-2 lần/tuần. Trước khi đắp mặt nạ hạt ngũ hoa, nên vệ sinh kỹ càng.
2. Cách sử dụng hạt ngũ hoa để chữa bệnh
- Dùng hạt ngũ hoa để chống viêm, sưng: Ngâm hạt ngũ hoa với nước ấm cho đến khi hút hết nước, sau đó đắp lên vùng bị sưng tấy, mỗi ngày đắp 1-2 lần sẽ giúp giảm sưng, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị các vết thương bị tụ máu.
- Dùng hạt ngũ hoa chữa phế ung, thở gấp, ứ đờm, hen suyễn: Đem hạt ngũ hoa sao vàng, tán nhuyễn, trộn với mật ong rồi vo tạo thành viên nhỏ, đem sắc với đại táo rồi uống.
- Dùng hạt ngũ hoa chữa đau răng, viêm lợi: Bột ngũ hoa trộn với bột hùng hoàng, lượng bằng nhau, sau đó trộn với mỡ heo, bọc trong bông rồi ngậm vào chỗ đau răng.
- Chữa vảy trắng trên đầu: Tán nhuyễn hạt ngũ hoa thành bột rồi chấm lên da đầu.
- Chữa đau nhức đầu: Hạt ngũ hoa đem tán thành bột rồi nấu nước gội đầu.
- Chữa phù nhiều, suyễn, thở gấp, tiểu khó: Hạt ngũ hoa 45g, sao, tán bột, Hán phòng kỷ bột 60g, lấy huyết của vịt có đầu xanh lục giã nát với cái đầu ấy cho được một vạn chày, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng, nặng thì uống mỗi lần 10 viên lúc đói, nhẹ thì uống 5 viên, ngày 3-4 lần, 5 ngày thì nghỉ, khi nào thấy thông tiểu là được.
Viêm lợi có gây biến chứng? Tôi bị viêm lợi hay tái đi tái lại. Mong bác sĩ tư vấn, viêm lợi có gây biến chứng gì không? Cảm ơn bác sĩ. Lê Văn Toàn (Hải Dương) Mọi người đều có thể bị viêm lợi và yếu tố góp phần phổ biến nhất là thiếu chú ý đến vệ sinh răng miệng đúng cách. Nguyên nhân gây viêm lợi...