Túp lều hạnh phúc của người thợ sửa xe khuyết tật
Số phận sắp đặt cho hai mảnh đời khốn khó gặp nhau giữa đất Sài Gòn. Sự đồng cảm đã đưa 2 tâm hồn đến với nhau, rồi họ nên duyên chồng vợ. “Một túp lều tranh hai quả tim vàng” đâu chỉ có trong thơ và nhạc…
Căn lều rộng chừng 3m2 nằm bên vìa hè đường Phan Văn Hớn, quận 12 là nơi ở của gia đình anh Hồng- Chị Mận.
Một túp lều đơn sơ chưa đầy 3 m2, được dựng bằng đủ thứ vật liệu tạp nham, nép mình bên vỉa hè đường Phan Văn Hớn, quận 12, TPHCM là tổ ấm rộn rã tiếng cười của vợ chồng anh Hà Văn Hồng (39 tuổi, quê Quảng Bình) và chị Âu Thị Mận (36 tuổi, người dân tộc Cao Lan, quê Tuyên Quang)….
Anh Hồng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, từ bé anh đã không may mắn khi bị liệt chân trái. Nhà đông con, anh Hồng lại là con trai lớn nên mới độ 10 tuổi anh đã phải nghỉ học để làm thuê mướn, phụ bố mẹ nuôi các em. Năm 13 tuổi, cậu thiếu niên tật nguyền đã không chấp nhận nghèo khó, quyết đình rời quê hương vào miền Nam lập nghiệp.
Rời quê, anh Hồng lang thang vào Đắk Lắk làm rẫy thuê. Chủ thấy anh Hồng đi đứng khó khăn, không thể đảm đương được công việc nên khuyên anh xuống Sài Gòn học nghề cho đỡ cực. Cầm trên tay số tiền tiết kiệm ít ỏi, anh lại bắt xe xuống Sài Gòn với hi vọng tìm được công việc ổn định.
Những ngày ở Sài Gòn, anh Hồng làm đủ thứ nghề từ phụ quán, bán vé số, công nhân may mặc để kiếm tiền. “Hồi mới xuống, tôi vào làm công nhân may ở một công ty, làm việc từ sáng tới tối mịt mà mỗi ngày chỉ được 25.000 tiền công. Sau nhiều đêm trằn trọc suy tính, tôi quyết định nghỉ làm công nhân, xin vào tiệm sửa xe vừa làm vừa học nghề, với quyết tâm rồi sau này sẽ tự mở tiệm riêng”, anh Hồng tâm sự.
Sau những năm tháng chăm chỉ học nghề, anh Hồng tích được ít vốn liếng, đủ mua dụng cụ sửa xe, rồi ra một góc vỉa hè bên đường Phan Văn Hớn làm việc. Vỉa hè này đã gắn bó với anh hơn 20 năm, vừa là chỗ làm vừa là nơi ở của người đàn ông tha hương.
“Ban đầu, thấy tôi sử dụng vỉa hè để sửa xe, khu phố cũng nhiều lần xuống nhắc nhở đi nơi khác, nhưng nếu bỏ nơi này thì tôi cũng chỉ tìm đến vỉa hè khác, chứ có tiền đâu mà thuê mặt bằng. Sau dần, thấy tôi tật nguyền, lại không làm ảnh hưởng đến ai, lâu dần các bác khu dân phố cũng thương tình cho tôi tá túc”, anh kể.
Sửa xe vỉa hè, anh Hồng gặp rất nhiều người, nhưng hầu như ai cũng chỉ hỏi qua loa dăm ba câu về chiếc xe hỏng của mình. Riêng có một người con gái dáng thấp đậm, nụ cười hiền khô, mỗi lần ghé sửa xe lại hỏi anh đủ thứ chuyện, từ công việc đến cuộc sống. Đó là chị Âu Thị Mận, cô gái sau này nên duyên vợ chồng với anh.
Chị Mận là người dân tộc Cao Lan, quê Tuyên Quang cũng một thân một mình vào Sài Gòn làm thuê. Có lẽ đồng cảm với sự tha hương, nghèo khó của anh Hồng mà chị đem lòng quý mến anh. Từ ngày quen anh, dù xe hư ở cách xa bao nhiêu chị cũng cố dắt tới cho anh Hồng sửa, vừa yên tâm vừa giúp anh kiếm thêm thu nhập. Biết anh Hồng ở một mình và lại tá túc vỉa hè không người chăm sóc, mỗi lần đi làm qua, chị Mận khi mua cho anh ổ bánh mì, khi là chai nước…
“Nhiều lúc xe không hư, nhưng muốn gặp anh ấy nên tôi cứ dắt xe đến nhờ anh sửa để nói chuyện. Ngày nào không gặp, tôi lại sợ anh lo làm không chịu ăn uống gì thì hại sức khỏe, rồi lại đâm ra lo lắng”, chị Mận nhớ lại.
Từ những câu chuyện, món quà đời thường ấy, anh Hồng, chị Mận bắt đầu thân nhau. Buổi hẹn hò đầu tiên của hai người là cùng nhau đi dạo trên chiếc xe đạp cọc cạch của chị Mận. Cái bánh mì chia đôi, chai nước ngọt sẻ nửa… cũng đủ khiến hai người ấm lòng. Sau một năm trời hẹn hò, cuối cùng hai người đã về sống chung dưới túp lều của anh Hồng.
Thấy con gái mình tha hương, lại lấy chồng tật nguyền nên bố mẹ chị Mận nhiều lần cản trở vì sợ con khổ, nhưng chị Mận vẫn kiên định và nhẹ nhàng giãi bày với bố mẹ để được cùng ở với chồng.
Từ ngày có chị Mận về sống chung, trong túp lều ấy đã không còn cô quạnh, ai vào sửa xe cũng nghe anh Hồng khoe mới lấy vợ.
Ban ngày chồng sửa xe, vợ bán nước bên cạnh, ngay trong căn lều chỉ che chắn tạm, không điện nước, nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười rộn rã của hai vợ chồng. “Nhiều đêm đang ngủ, mưa ập tới tạt tới tấp vào lều khiến hai vợ chồng tôi ướt sũng. Những lúc như thế, hai vợ chồng chỉ nhìn nhau cười rồi an ủi nhau cho qua chuyện”, anh Hồng kể.
Ấy là câu chuyện của hơn 10 năm trước, còn hiện tại gia đình nhỏ hạnh phúc ấy đã có thêm 3 cậu nhóc. Đứa lớn đã được anh chị gửi về quê cho bà nội trông giúp, còn bé 3 tuổi và cậu út chưa tròn 1 tuổi cùng ở trong túp lều này. Căn lều vốn đã nhỏ, nay lại chen thêm hai cậu con nên càng trở nên chật chội. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Hồng đã “nhen nhóm” ý định phải kiếm một căn trọ nhỏ gần đấy để vợ con có chỗ chui ra chui vào…
Nghèo khó là thế nhưng khi chúng tôi hỏi về tương lai của những đứa con, anh chị đều nói chắc nịch: “Dù chúng tôi nghèo thế nào cũng quyết tâm phải cho các con ăn học đàng hoàng để không phải khổ như bố mẹ”.
Video đang HOT
Nghèo khó, nhưng hai vợ chồng lúc nào cũng yêu thương nhau.
Anh Hồng gắn với nghề sửa xe hơn 20 năm nay, chị Mận từ ngày về ở với anh cũng bán thêm mấy chai nước ngọt phụ chồng. Từ lúc sinh con, chị phải nghỉ bán nên một mình anh Hồng phải lo việc kiếm tiền sinh hoạt cho cả nhà.
Anh Hồng tính tình hiền lành, chăm chỉ lại chiều vợ con hết mực.
“Trời thương nên cho tôi được gặp người phụ nữ của đời mình, lại ban thêm 3 cậu con trai kháu khỉnh thế cũng mãn nguyện rồi”, anh Hồng tâm sự.
Sống ở vỉa hè, đồ sửa xe thường bị mất cắp thường xuyên nên anh Hồng phải mượn số nhà và số điện thoại của tổ trưởng dân phố ghi trên xe để mỗi lần mất người ta có thể gọi đến chuộc về.
Anh Hồng chia sẻ, đời hai vợ chồng đã khổ rồi chỉ cố gắng đầu tư cho các con để chúng đỡ khổ.
Cả gia đình anh sống trong căn lều tuềnh toàng, không điện nước nằm nép mình bên vỉa hè.
Sống bên vỉa hè không có nước nên buổi chiều anh thường xách xô đi xin nước về tắm cho các con.
Bữa ăn tối với mì tôm của gia đình nhỏ.
Hai cậu con trai của anh chị kháu khỉnh, may mắn ít ốm đau nên cũng đỡ cho vợ chồng nghèo.
Túp lều luôn rộn rã tiếng cười của cả người lớn và trẻ nhỏ.
Sống ở vỉa hè thường bị mất cắp đồ đạc nên anh Hồng thường mắc võng bên ngoài ngủ vừa canh đồ vừa canh giấc ngủ cho vợ con.
Anh Hồng ấp ủ thuê một căn phòng trọ để vợ con có nơi ở đàng hoàng hơn.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Bé trai khuyết tật bị thanh niên hàng xóm bạo hành và lạm dụng nhiều ngày trong khách sạn giờ ra sao?
Hai năm trước, sự việc bé trai khuyết tật 14 tuổi bị người hàng xóm bạo hành, lạm dụng suốt nhiều ngày trong khách sạn dẫn đến thương tích đầy mình đã gây phẫn nộ dư luận. Đến nay, cha mẹ cháu cho hay, Tú vẫn bị ảnh hưởng nhiều từ cú sốc đau đớn ấy.
Ký ức đau đớn
Sự việc xảy ra vào chiều cuối tháng 8/2014, Nguyễn Thanh Sơn (43 tuổi, ngụ phường Hà Huy Tập, TP Vinh, thuê phòng trọ gần nhà anh Sỹ, thường quan tâm và chơi cùng Tú) đã qua nhà xin phép gia đình anh Sỹ được đưa cháu Tú đi dạo phố. Tú sinh ra đã dị tật bẩm sinh, trí óc không bình thường, không nói được. Nghĩ Sơn đưa cháu Tú đi chơi cho khuây khỏa rồi sẽ về như mọi hôm nên gia đình anh Sỹ đồng ý mà không chút nghi ngờ.
Một ngày, hai ngày rồi 10 ngày vẫn không thấy Sơn đưa con trai trở về, họ tỏ ra lo lắng, liên tục gọi điện cho Sơn nhưng chỉ nhận được những câu trả lời ngắn gọn "cháu Tú vẫn chơi ngoan, ăn ngon, ngủ ngon, gia đình an tâm". Nghe Sơn nói vậy nên gia đình anh Sỹ vẫn yên tâm giao con cho hàng xóm và đi làm. Chỉ đến khi nhận được thông tin con trai mình bị bạo hành phải nhập viện thì đã muộn.
Tú được nhân viên một khách sạn tại Vinh phát hiện và sau đó đưa đi nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, phù nề bàn chân phải, đầu ngón tay bị rách, tay trái tụ máu, bộ phận dương vật và bìu sưng, hậu môn lở loét, ngực có nhiều vết trầy xước, bầm tím... Toàn bộ vùng mặt sưng tấy, răng cửa hàm trên số 2 bị gãy, đỉnh vành tai trái bị đứt, toàn bộ vùng lưng có 20 vết xây xát, rách da (các vết thương có tình trạng giống nhau, bề mặt đọng vết máu khô). Tỉ lệ thương tật là 11%.
Vụ việc một đứa trẻ khuyết tật bị người lớn đưa vào khách sạn, lạm dụng và hành hạ nhiều ngày trời đã thực sự gây nên sự phẫn nộ lớn và xôn xao thành Vinh suốt thời gian đó.
Những vết thương trên cơ thể Tú khiến ai nấy đều đau đớn.
Sự việc xảy ra, gia đình cháu Tú cũng như hàng xóm láng giềng hết sức bàng hoàng. Sơn trong mắt gia đình Tú cũng như người dân là một người hiền lành, sống thân thiện và rất mực yêu quý trẻ em. Chỉ đến khi sự việc xảy ra, chân tướng một kẻ nghiện ngập dần hiện rõ. Đối tượng đã li dị vợ, không việc làm và thuê phòng trọ gần nhà của gia đình Tú, thường qua lại vui chơi với Tú. Mọi người đều tin tưởng và còn thầm biết ơn Sơn khi đã không ngại quan tâm, chăm sóc 1 đứa trẻ tật nguyền.
Ngày 25/9/2014, Nguyễn Thanh Sơn bị công an bắt giữ sau nhiều ngày lẩn trốn. Với tội danh "cố ý gây thương tích", ngày 11/3/2015 TAND TP Vinh đã tuyên phạt Sơn mức án 12 tháng tù giam. Đồng thời, buộc đối tượng phải bồi thường cho nạn nhân số tiền 40 triệu đồng.
"Từ ngày bị bạo hành, ngày nào cháu cũng đánh đập người thân"
Bước vào căn nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Sỹ (48 tuổi, bố em Tú) nằm ngay trên trục đường cái. Phía trong nhà, hình ảnh cậu bé 16 tuổi với dáng người gầy gò, da đen nhẻm, khuôn mặt khờ khạo, miệng ú ớ không thành lời, ngồi chơi tại góc nhà. Phía dưới bếp, chị Nguyễn Thị Giang (42 tuổi, mẹ Tú) đang chuẩn bị bữa cơm trưa. Thỉnh thoảng chị lại lớn tiếng gọi Tú, chạy lên trông chừng như sợ Tú đi đâu mất.
Chị Giang chia sẻ về cuộc sống của con trai sau ngày bị bạo hành.
Cháu Tú thường xuyên đập đánh người vô cớ.
Theo lời kể của chị Giang, vợ chồng chị sinh được 3 người con, Tú là con trai lớn trong gia đình. Vì kết hôn muộn nên khi biết tin mình mang thai con trai đầu lòng, vợ chồng chị Giang vui mừng, trông ngóng từng ngày để được gặp con. Thế nhưng cái thai đến tháng thứ 10 mà chị vẫn không có biểu hiện chuyển dạ. Người chồng đưa vợ vào viện thì được chuẩn đoán thai nhi già quá tháng, phải mổ bắt con.
Chào đời, Tú cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm 4 tuổi vẫn chưa biết đi, biết nói. Khuôn mặt ngày càng lộ vẻ khờ khạo, ngu ngơ, không được thông minh, lanh lợi như những đứa trẻ khác. Càng lớn, cậu bé Tú vẫn chẳng khác nào một đứa trẻ con, mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ.
Chị Giang đau xót khi nhắc tới con trai sau chuỗi ngày bị ám ảnh bởi bạo hành.
Gần hai năm kể từ khi sự việc xảy ra, tính cách của Tú cũng thay đổi nhiều. Cậu bé thường vùng vằng, cáu gắt, vô cớ đánh mọi người. Tú bị viêm xoang mạn tính, nước mũi cứ chảy ròng, không dứt.
Vợ chồng anh Sỹ, chị Giang đều làm thợ hồ trong các công trình xây dựng nên hàng ngày, Tú được bà nội ở nhà trông giữ. Trước đây, Tú còn qua lại chơi với những đứa trẻ hàng xóm nhưng hai năm trở lại đây, vì sợ con mình mắc họa khi không may bị Tú đánh nên hàng xóm ít cho con mình tiếp xúc, gần gũi. Cậu bé khuyết tật hàng ngày chỉ biết chơi cùng bà nội và hai đứa em.
"Dù bị câm điếc, đầu óc không được minh mẫn nhưng xưa nay con trai tôi được tiếng ngoan ngoãn, hiền lành. Hai năm nay, kể từ khi sự việc kinh hoàng ấy xảy ra, nó trái tính trái nết hẳn, thường đánh đập người vô cớ. Những lúc không thích, không ưng gì thì nó dùng tay, gậy đập, nhặt đá ném bất kỳ ai đang đứng trước mặt. Tôi là mẹ nhưng cũng bị chính con trai mình đánh đập suốt. Nhiều lúc bất ngờ bị nó đánh không kịp trở tay. Còn hai đứa em của Tú thì ngày nào cũng bị anh đánh. Thằng em ít hơn Tú 2 tuổi còn biết đường chạy chứ con em mới hơn 2 tuổi phải đứng khóc, chịu đòn.
Nó cũng hay nhặt đá ném những người qua đường. Có người biết nó ngây dại thất thường thì thông cảm, bỏ qua nhưng cũng không ít người tỏ ra bức xúc, đánh nó nhừ tử. Nhiều lúc nhìn nó bị đánh bầm tím mặt mày tội nghiệp, thương con lắm nhưng cũng đành chấp nhận", chị Giang chia sẻ.
Được biết, sau một năm thi hành án phạt tù, Sơn đã trở về địa phương. Thế nhưng, từ đó đến nay Sơn chưa một lần đến thăm Tú, cũng chưa đến nói lời xin lỗi đến gia đình.
"Nhìn con họ bằng tuổi này đã biết giúp đỡ cha mẹ, đến trường học, chơi đùa mà nhìn lại con mình thấy tủi thân. Nó sinh ra đã không lành lặn, giờ lại bị ám ảnh bởi trận đòn roi hành hạ của người hàng xóm nên mới gánh bất hạnh như ngày hôm nay. Giờ tôi chỉ mong nó sống được khỏe mạnh, bình yên suốt quãng đời còn lại", gạt nước mắt, chị Giang trải lòng.
Theo Afamily/Trí thức trẻ
FrieslandCampina Việt Nam đồng hành cùng Ngày Hội thể thao cho trẻ em khuyết tật Nhằm tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật được hòa nhập vào cộng đồng xã hội, được học tập, rèn luyện và vui chơi như những trẻ em khỏe mạnh khác, Sở Giáo Dục và Đào Tạo đã tổ chức Ngày Hội thể thao học sinh khuyết tật TP. Hồ Chí Minh lần V năm 2016 với sự đồng hành của công...