Tướng Zuniga bị bắt giữ vì âm mưu đảo chính

Theo dõi VGT trên

Truyền thông Bolivia cùng một số nhân chứng cho biết, giới chức Bolivia đã bắt giữ Tướng Juan Jose Zuniga vào chiều 26/6 (giờ địa phương), vài giờ sau khi các binh sĩ dưới quyền ông này đột nhập vào Dinh Tổng thống (trụ sở cũ) trong khi xuất hiện thông tin về một âm mưu đảo chính quân sự do ông Zuniga cầm đầu.

Tướng Zuniga bị bắt giữ vì âm mưu đảo chính - Hình 1
Lực lượng an ninh tập trung bên ngoài lối vào chính khi một chiếc xe bọc thép đâm vào cửa Phủ Tổng thống tại Plaza Murillo ở La Paz (Bolivia), ngày 26/6/2024. Ảnh: AP

Chính phủ Bolivia và nhiều nhà lãnh đạo các nước đã lên án âm mưu đảo chính nói trên. Hiện vẫn chưa rõ ông Zuniga được di lý đi đâu.

Chiều 26/6 (giờ địa phương), các xe bọc thép và binh sĩ đã rút khỏi khu vực xung quanh Dinh Tổng thống Bolivia, sau khi Tổng thống nước này, ông Luis Arce, bổ nhiệm những chỉ huy quân đội mới.

Tân Tổng tư lệnh quân đội Bolivia, Jose Wilson Sanchez, thay cho Tướng đảo chính Zuniga, đã ra lệnh cho các binh sĩ do Tướng Zuniga cầm đầu rút lui, trong khi Tòa án Tối cao của nước này đã lên án cuộc tấn công mà họ cho là chống lại sự ổn định của nền dân chủ ở quốc gia Nam Mỹ này.

Trước đó, Tướng Zuniga nhận được thông báo bị cách chức vào ngày 25/6, một ngày trước khi xảy ra vụ đảo chính bởi những lời đe dọa chống lại cựu Tổng thống Evo Morales (2006-2019). Trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 24/6, ông này tuyên bố ông Morales, Chủ tịch Đảng phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội (MAS), không thể tiếp tục làm tổng thống một lần nữa.

Cuộc đảo chính tại Niger làm đảo lộn kế hoạch an ninh của Mỹ ở Tây Phi

Cuộc đảo chính quân sự ở Niger cuối tuần qua có nguy cơ phá vỡ toàn bộ chiến lược của Mỹ trong việc chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan đang bành trướng khắp Tây Phi.

Cuộc đảo chính bị thế giới phản đối

Ngày 26/7, Tổng thống Niger, ông Mohamed Bazoum đã bị chính các binh sĩ thuộc lực lượng cận vệ bắt giữ và giam lỏng tại dinh tổng thống ở thủ đô Niamey.

Cuộc đảo chính tại Niger làm đảo lộn kế hoạch an ninh của Mỹ ở Tây Phi - Hình 1
Đại tá Amadou Abdramane, phát ngôn viên của nhóm đảo chính tại Niger, tuyên bố về việc lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Ảnh: Reuters

Video đang HOT

Cuối ngày hôm đó, Đại tá Amadou Abdramane, một trong số những lãnh đạo của cuộc binh biến, xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia và tuyên bố quân đội Niger quyết định "chấm dứt chế độ mà các bạn biết do tình hình an ninh xấu đi và khả năng quản lý đất nước tồi tệ".

Ngày 28/7, đến lượt tướng Abdourahamane Tiani, chỉ huy lực lượng bảo vệ Tổng thống Mohamed Bazoum và cũng là người cầm đầu cuộc đảo chính, xuất hiện trên truyền hình quốc gia. Tướng Tiani tuyên bố quân đội Niger sẽ đóng cửa biên giới, ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn quốc, đình chỉ các cơ quan nhà nước, bãi bỏ hiến pháp và thành lập chính quyền quân sự với người đứng đầu chính là ông ta.

Cuộc đảo chính quân sự tại Niger đã bị cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 28/7 ra thông cáo lên án các nỗ lực thay đổi chính phủ một cách bất hợp pháp ở Niger và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Mohamed Bazoum. Liên minh châu Phi (AU) thậm chí còn "gắt" hơn khi đưa ra tối hậu thư 15 ngày để quân đội Niger khôi phục "quyền lực theo hiến pháp".

Cuộc đảo chính tại Niger làm đảo lộn kế hoạch an ninh của Mỹ ở Tây Phi - Hình 2
Tướng Abdourahamane Tiani tự nhận là người đứng đầu chính phủ quân sự tại Niger. Ảnh: France 24

Pháp và Liên minh châu Âu (EU) ngày 29/7 cũng quyết định dừng mọi hỗ trợ tài chính và an ninh cho Niger. "Ngoài việc ngừng hỗ trợ ngân sách ngay lập tức, tất cả các hành động hợp tác trong lĩnh vực an ninh đều bị đình chỉ vô thời hạn và có hiệu lực ngay lập tức", người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell cho biết.

Mỹ cũng đưa ra phản ứng tương tự, nhưng nội dung tuyên bố có phần ít gay gắt hơn. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong một phát biểu hôm 29/7 khẳng định sự ủng hộ kiên định của Washington với nhà lãnh đạo bị lật đổ Mohamed Bazoum, đồng thời cảnh báo những người đang giam giữ vị tổng thống này rằng "sự hỗ trợ hàng trăm triệu USD cho người dân Niger" có nguy cơ gặp rủi ro.

Ngoại trưởng Blinken cho biết ông đã nói chuyện với vị tổng thống đang bị giam giữ và khẳng định "quan hệ đối tác kinh tế và an ninh mạnh mẽ của Mỹ với Niger phụ thuộc vào sự tiếp tục của nền dân chủ".

"Chúng tôi đang tích cực tham gia với Chính phủ Niger, cũng như với các đối tác trong khu vực và trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi tình hình được giải quyết một cách thích hợp và hòa bình", ông Blinken phát biểu.

Sự bối rối của Mỹ

Có thể thấy, qua các diễn ngôn của ông Blinken, rằng Mỹ đang khá bối rối trước diễn biến vừa xảy ra tại Niger. Bởi lẽ, cuộc đảo chính ở quốc gia này đã làm đảo lộn và có nguy cơ phá vỡ toàn bộ chiến lược của Mỹ trong việc chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan trong bối cảnh chúng đang bành trướng khắp Tây Phi.

Cuộc đảo chính tại Niger làm đảo lộn kế hoạch an ninh của Mỹ ở Tây Phi - Hình 3
Tổng thống bị lật đổ của Niger, Mohamed Bazoum trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, Joe Biden vào năm ngoái. Ảnh: Jeune Afrique

Trọng tâm trong cách tiếp cận của Mỹ đối với an ninh khu vực Tây Phi là cử lực lượng biệt kích huấn luyện các đặc nhiệm địa phương để đối phó với Al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, những tổ chức khủng bố Hồi giáo đang xoay trục từ Trung Đông và Nam Á vào Sahel, dải đất nửa khô hạn ở phía Nam của sa mạc Sahara trong 6 năm qua.

Mohamed Bazoum, người được bầu làm Tổng thống Niger năm 2021, từng là đồng minh vững chắc của Mỹ, được xem như chỗ dựa cho Washington trong chiến lược an ninh tại Tây Phi. Theo báo New York Times, Mỹ đã chi hơn 500 triệu USD kể từ năm 2012 đến nay để xây dựng và huấn luyện lực lượng vũ trang của Niger.

Quốc gia Tây Phi rộng lớn này hiện có máy bay không người lái của Mỹ và lính biệt kích Mỹ, những người đã huấn luyện các lực lượng đặc biệt của Niger và cố vấn cho họ trong các chiến dịch chống lại tổ chức khủng bố Boko Haram cũng như các chi nhánh địa phương của Al Qaeda và IS. Năm 2017, 4 binh sĩ Mỹ đã chết trong một cuộc phục kích của các chiến binh thuộc chi nhánh IS ở Niger.

Hiện tại, có khoảng 2.000 binh sĩ nước ngoài, trong số đó bao gồm gần 1.000 lính Mỹ, đang đồn trú ở khu vực quân sự của sân bay quốc tế Niamey, thủ đô Niger, nơi còn được gọi là căn cứ không quân 101.

Tổng thống Mỹ Joe Biden từng dành cho Tổng thống Mohamed Bazoum một ghế danh dự bên cạnh ông tại hội nghị thượng đỉnh do Mỹ tổ chức với các nhà lãnh đạo châu Phi ở Washington năm ngoái. Ngoại trưởng Antony Blinken đã đến thăm Niger vào tháng 3 vừa qua để công bố khoản viện trợ nhân đạo trị giá 150 triệu USD trong một động thái mà các nhà ngoại giao mô tả là nhằm cụ thể hóa những lợi ích của việc Niger chọn Mỹ làm đồng minh.

Nhưng, bây giờ, cuộc chính biến ở Niger có thể làm đảo ngược tất cả những nỗ lực ấy. Dù một số quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói với Báo Wall Street Journal rằng quân đội Niger có thể vẫn muốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ và phương Tây, song với những hạn chế do luật pháp Mỹ áp đặt, những gì vừa xảy ra khó tránh khỏi việc gây chia rẽ giữa Washington và Niamey.

Quân domino cuối cùng ở Sahel đã đổ

Cuộc đảo chính tại Niger là cuộc chính biến thứ 8 trong vòng 36 tháng qua tại Sahel, một trong những khu vực bất ổn chính trị nhất thế giới hiện nay. 3 cuộc đảo chính gần nhất trong số đó, tại Mali tháng 5/2021, tại Guinea tháng 5/2022 và tại Burkina Faso tháng 10/2022, đã dẫn đến nhiều thay đổi về an ninh tại Sahel.

Cuộc đảo chính tại Niger làm đảo lộn kế hoạch an ninh của Mỹ ở Tây Phi - Hình 4
Những người biểu tình ủng hộ cuộc đảo chính tập trung bên ngoài đại sứ quán Pháp ở Niamey, thủ đô Niger và phóng hỏa cánh cổng. Ảnh: Reuters

Sau khi giành chính quyền, quân đội ở cả Mali và Burkina Faso đã gây áp lực buộc các nước phương Tây phải rút hết lực lượng quân sự khỏi hai quốc gia này. Năm 2022, Pháp đã chuyển các binh sĩ từ Mali sang Niger, nâng tổng số quân triển khai tại quốc gia Tây Phi này lên 1.500. Cho đến trước vụ đảo chính, binh sĩ Pháp vẫn hoạt động chung với quân đội Niger.

Trong khi đó, Đức cũng lên kế hoạch rút quân khỏi Mali vào cuối năm nay và sẽ tổ chức một lực lượng đồn trú tại Niger để huấn luyện binh sĩ nước này. Nhưng, nay, kế hoạch của Đức, cũng như ở mức độ lớn hơn là chính sách an ninh của phương Tây do Mỹ dẫn đầu nhằm chống khủng bố tại Tây Phi sẽ phải xem xét lại.

Các cuộc đảo chính ở Burkina Faso, Mali và bây giờ là Niger sẽ cản trở Mỹ viện trợ quân sự cho khu vực Sahel bởi luật phân bổ ngân sách của nước này hạn chế mạnh mẽ viện trợ cho các quân đội đã lật đổ các chính phủ dân sự. "Niger là quân domino cuối cùng ở Sajel mà chúng tôi hy vọng không bị đổ", một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói với Báo Wall Street Journal. "Quân cờ này đổ xuống, chúng tôi không biết chính xác sẽ phải làm gì".

Nhiều chỉ huy quân đội Mỹ lo ngại cuộc đảo chính tại Niger sẽ khuyến khích các chiến binh Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là từ Al-Qaeda, những kẻ đã tiến hành hàng nghìn cuộc tấn công ở Mali, Niger và Burkina Faso kể từ năm 2017 và hiện đang tiến về phía Nam để xâm nhập khu vực phía Bắc của Bờ Biển Ngà, Togo và Benin.

"Sự bất ổn chính trị ở Niger là một mối lo ngại lớn", một sĩ quan quân đội cấp cao từ Benin, một quốc gia ven biển có biên giới phía Bắc với cả Burkina Faso và Niger. "Từ giờ trở đi, chúng ta có thể phải đối mặt với hoạt động gia tăng của các nhóm khủng bố dọc biên giới chung của 3 nước".

Phát biểu với Báo Wall Street Journal, ông Cameron Hudson, cựu chánh văn phòng của đặc phái viên Mỹ tại Sudan, nhận định cuộc đảo chính ở Niger là "một đòn giáng mạnh vào Mỹ". Thất vọng nhất là việc tướng Moussa Salaou Barmou, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Niger và là đồng minh đáng tin cậy của quân đội Mỹ, cũng nằm trong số các sĩ quan cấp cao xuất hiện trước công chúng ở thủ đô Niamey để bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc lật đổ.

Đồng quan điểm như vậy, giáo sư Emmanuel Kwesi Aning - người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện gìn giữ hòa bình Kofi Annan ở Accra (Ghana) - cho biết việc quân đội do Mỹ huấn luyện ở Guinea, Mali và Burkina Faso lật đổ các chính phủ dân sự ở những quốc gia đó cho thấy, chiến lược an ninh mà Washington đang theo đuổi đã "không giúp ích gì cho khu vực Sahel cũng như cho bản thân Mỹ".

Lời nhắn nhủ cứng rắn

Các tướng lĩnh ở Niger đã cảnh báo sẽ chống lại mạnh mẽ bất kỳ sự can thiệp vũ trang nào vào nước này, trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế gồm 15 nước Tây Phi (ECOWAS) tổ chức họp hôm Chủ nhật vừa qua đã đưa ra nhiều phản ứng mạnh mẽ với Niger.

Theo Reuters, ECOWAS đã đình chỉ tư cách thành viên của Niger, áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và đe dọa sử dụng vũ lực nếu các lãnh đạo cuộc đảo chính không phục hồi chức vụ cho Tổng thống Mohammed Bazoum trong vòng một tuần. Ngay lập tức, các tướng lĩnh tại Niger cũng đáp lại bằng tuyên bố rất cứng rắn. "Chúng tôi mạnh mẽ nhắc nhở ECOWAS hoặc bất kỳ thế lực mạo hiểm nào khác, về quyết tâm bảo vệ quê hương của chúng tôi", phát ngôn viên của chính quyền quân sự tại Niger, Đại tá Amadou Abdramane, tuyên bố.

Đại sứ quán Pháp ở Niamey bị tấn công

Hàng ngàn người ủng hộ cuộc đảo chính ở Niger hôm 31/7 đã tuần hành qua các đường phố ở thủ đô Niamey với những biểu ngữ lên án Pháp - cường quốc từng đô hộ Niger và đốt cửa Đại sứ quán Pháp. Lực lượng an ninh Niger phải dùng hơi cay để giải tán đám đông quá khích. Trước những diễn biến kể trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố các cuộc tấn công vào Pháp và lợi ích của nước này sẽ không được dung thứ và bất kỳ sự xâm hại nào tới công dân Pháp sẽ bị đáp trả ngay lập tức.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024

Tin đang nóng

Công an TP HCM bắt Nguyễn Đỗ Trúc Phương, biệt danh "cô tiên"
12:55:46 14/11/2024
Hòa giải bất thành vụ tranh chấp tài sản giữa em và con gái nghệ sĩ Vũ Linh
14:36:59 14/11/2024
Đình chỉ giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân
11:29:25 14/11/2024
Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây... liên quan thế nào đến chuyên án ma tuý VN10?
13:07:31 14/11/2024
Chi Dân bất ổn trong bệnh viện?
12:37:44 14/11/2024
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác
11:37:41 14/11/2024
Nghi vấn hẹn hò 1 thập kỷ của tài tử quá cố và "nàng cháo" Kim So Eun: Chưa thành đôi đã âm dương cách biệt!
11:00:36 14/11/2024
Bạn trai bí mật của người mẫu Andrea An Tây
10:43:12 14/11/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản chuẩn bị ban hành luật cấm nhân viên làm việc 14 ngày liên tiếp

15:29:43 14/11/2024
Trong các cuộc thảo luận tại ủy ban, các chuyên gia đã giới thiệu và xem xét nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với hệ thống thời gian nghỉ ngơi theo ca, bao gồm thiết lập thời gian nghỉ tiêu chuẩn 11 giờ với sự linh hoạt cho các trường ...

Tòa án Pháp yêu cầu Google dừng dự án chặn tìm kiếm tin tức đang tranh cãi bản quyền

14:11:50 14/11/2024
Để giải quyết vấn đề này, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua "quyền liên quan" vào năm 2019, cho phép các phương tiện truyền thông in ấn yêu cầu bồi thường khi nội dung của họ bị bên khác sử dụng.

28,9 triệu người Sudan cần viện trợ nhân đạo do xung đột

14:09:04 14/11/2024
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Sudan đã quyết định gia hạn việc mở cửa khẩu biên giới Adre với Cộng hòa Chad thêm 3 tháng nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung cấp viện trợ nhân đạo.

Lạm phát 'cứng đầu', Fed có thể 'hãm phanh' lãi suất

14:04:23 14/11/2024
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 10 tăng 2,6% sau khi tăng 2,4% trong tháng Chín. Mức tăng này đã chậm lại đáng kể so với mức đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, nhưng vẫn ở trên mục tiêu 2% của Fed.

Tính năng quảng cáo sẽ xuất hiện trên Threads vào đầu năm 2025

13:59:28 14/11/2024
Một người phát ngôn của Meta cho biết: Vì ưu tiên của chúng tôi là xây dựng giá trị cho người tiêu dùng trước tiên, nên hiện tại không có quảng cáo hoặc tính năng kiếm tiền nào trên Threads .

HĐBA LHQ quan ngại các cuộc tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình tại Liban

13:53:31 14/11/2024
Trước tình hình căng thẳng leo thang, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã có chuyến thăm Liban và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.

Báo Mỹ: Phương Tây đang thừa nhận thực tế Ukraine có thể phải 'đổi đất lấy hòa bình'

13:45:38 14/11/2024
Tuy nhiên, những đề xuất này đang gây ra vấn đề cho NATO, vì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từ chối mọi đề xuất từ bỏ các yêu sách lãnh thổ.

Lý do Thái tử Saudi Arabia kêu gọi Israel không tấn công Iran

13:39:47 14/11/2024
Bình luận về lời kêu gọi trên, nhà nghiên cứu chính trị Mehran Kamrava, Giáo sư chính phủ tại Đại học Georgetown Qatar, nhận định: "Đây chắc chắn là một diễn biến thú vị".

Tổng giám đốc IAEA tới Tehran trao đổi về chương trình hạt nhân của Iran

13:31:55 14/11/2024
Tuyên bố được đưa ra khi ông Grossi trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 tăng gần gấp 4 lần

13:24:29 14/11/2024
Lý giải về tình trạng này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết nguyên nhân phần lớn là do các yếu tố đột xuất, trong đó có việc điều chỉnh các khoản thanh toán phúc lợi và hoãn thu thuế do thiên tai trong năm 2023.

APEC 2024: Tổng thống Peru ưu tiên tăng trưởng bền vững trong chương trình nghị sự

13:14:55 14/11/2024
Diễn đàn lần thứ hai về Tương lai bền vững là một trong những hoạt động quan trọng trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima với chủ đề Trao quyền. Bao trùm.

Ngoại trưởng Mỹ cam kết đảm bảo viện trợ để Ukraine tiếp tục chiến đấu

13:12:52 14/11/2024
Ngoại trưởng Blinken tiết lộ Washington sẽ thích nghi và điều chỉnh các phương án hỗ trợ thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

Những đột phá của bà Melania Trump trong nhiệm kỳ Đệ nhất Phu nhân thứ hai

Uncat

15:28:04 14/11/2024
Các nguồn tin cũng cho hay, bà Melania Trump đã xây dựng cuộc sống và vòng tròn bạn bè ở Florida trong 4 năm qua và có khả năng sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian ở đó.

Trấn Thành quay trở lại với sở trường hài trong phim điện ảnh Tết 2025

Phim việt

15:04:57 14/11/2024
Phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ tiết lộ báo thủ thứ tư trong bộ tứ, không ai khác là Trấn Thành trong vai ông cậu báo nhất mùa Tết 2025.

Garnacho gửi lời hứa chia tay Van Nistelrooy

Sao thể thao

15:04:16 14/11/2024
Ruud van Nistelrooy đã rời Manchester United sau khi tân HLV Ruben Amorim thông báo với HLV người Hà Lan rằng ông sẽ không tham gia vào đội ngũ huấn luyện của mình tại Old Trafford.

Phim Hoa ngữ có nội dung gây sốc nhất 2024: Nữ sinh bị dán vào tường và cái kết nghiệt ngã

Phim châu á

14:57:23 14/11/2024
Mặc sát được xem là hiện tượng của phòng vé Trung Quốc trong năm 2024. Dù lấy đề tài gai góc và có vẻ khó xem nhưng tác phẩm này lại đạt doanh thu khủng.

Mỹ nhân diễn dở đến mức hại 11 bộ phim flop nặng, vẫn "mặt dày" nhận vai nhờ nhan sắc đẹp tựa nữ thần

Hậu trường phim

14:54:28 14/11/2024
Mới đây, một bài đăng trên MXH Hàn Quốc thảo luận về danh sách những mỹ nhân vô dụng nhất làng giải trí nhưng vẫn nổi tiếng thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Thái độ gây chú ý của Kỳ Duyên trước vương miện Miss Universe 2024

Sao việt

14:44:25 14/11/2024
Khi đứng trước chiếc vương miện Miss Universe 2024, Kỳ Duyên đã chăm chú ngắm nhìn lâu và còn có hành động đưa tay lên trước như đang cầu nguyện, hy vọng.

Hoa hậu Kỳ Duyên đem 72 bộ đồ, biến hóa đa dạng ở Miss Universe 2024

Phong cách sao

14:41:14 14/11/2024
Đêm thi bán kết và chung kết Miss Universe 2024 sẽ diễn ra từ 9h vào ngày 15/11 và 17/11 (giờ Hà Nội) tại đấu trường Arena CDMX (Mexico), với sự tham dự của gần 130 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời bị "khủng bố" trước khi đột ngột qua đời ở tuổi 39

Sao châu á

14:33:40 14/11/2024
Khán giả đang sốc trước thông tin cuộc sống của Song Jae Rim đã bị xâm phạm, đe dọa trong nhiều năm qua bởi đối tượng này.

Cặp vợ chồng cũ lãnh án vì bán đất nền "ảo", chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng

Pháp luật

14:33:29 14/11/2024
Ngày 14/11, TAND TP Hồ Chí Minh đã kết thúc phiên sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của 64 cá nhân, xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Địa Bảo và Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bảo Long .

Karik sửa status 3 lần giữa đêm, xưng "mày - tao" khi có người hỏi về rapper diss HIEUTHUHAI

Nhạc việt

14:24:19 14/11/2024
Rạng sáng 14/11, Karik bất ngờ cập nhật dòng trạng thái với nội dung liên quan đến văn hoá rap Anh chỉnh sửa 3 lần mới ra được bài đăng cuối cùng.

Lạc mẹ suốt 50 năm, tìm mãi hóa ra đó là bà chủ tiệm bánh gần nhà

Netizen

14:20:34 14/11/2024
Được nhận nuôi lúc mới chào đời, người đàn ông Mỹ luôn đau đáu tìm mẹ ruột, đến 50 tuổi mới nhận ra bà chủ tiệm bánh mình thường ghé qua chính là người sinh ra mình.