Tướng Úc trở thành Phó tư lệnh Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương
Thiếu tướng người Úc Richard Maxwell Burr sẽ trở thành phó tư lệnh Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, theo thông báo của Bộ trưởng Lục quân Mỹ John McHugh hôm 20.8.
Một đơn vị lục quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Theo AP, thiếu tướng Richard Maxwell Burr thuộc quân đội Úc sẽ trực tiếp huấn luyện và giám sát những nỗ lực hợp tác giữa bộ chỉ huy Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương với các nước châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Úc và New Zealand.
Bộ chỉ huy Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương vốn quản lý hơn 60.000 binh sĩ Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông McHugh phát biểu hôm 20.8 rằng việc bổ nhiệm ông Burr là sự mở rộng quan hệ hợp tác trước đây giữa Úc và Mỹ.
“Người Úc đã trở thành một trong những – nếu không muốn nói là – đối tác quan trọng nhất của Mỹ tại những nơi như Afghanistan. Chúng ta có nhiều đồng minh lớn nhưng rõ ràng Úc là nước dẫn đầu trong số đó”, ông McHugh nói.
Video đang HOT
Thiếu tướng Roger Matthews, một phó tư lệnh khác của Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương nhận xét tướng Burr là một chuyên gia về khu vực, người hiểu được sự phức tạp trong việc hợp tác với các đồng minh của Mỹ.
Ông Burr vốn là chỉ huy các lực lượng đặc biệt thuộc Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế tại Afghanistan (ISAF) từ năm 2008.
Ông Burr sẽ phụ trách lĩnh vực hậu cần, hiện đại hóa lực lượng và sẽ báo cáo cho trung tướng Francis Wiercinski (tư lệnh Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương từ tháng 3.2011).
Theo AP, động thái trên là một phần của chiến lược chuyển trọng tâm đến châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Như một phần của sự dịch chuyển, Mỹ có kế hoạch điều chuyển 60% hạm đội hải quân đến Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020.
Theo Thanh Niên
Báo Nga: Xe tăng hạng nhẹ thế hệ mới của Trung Quốc nhằm vào Ấn Độ
So với Ấn Độ, Trung Quốc đã "nhanh chân hơn nhiều" trong việc triển khai lực lượng xe tăng ở khu vực tranh chấp biên giới Trung-Ấn.
Trang bị xe tăng Trung Quốc.
Tờ "Quan sát quân sự" Nga cho biết, gần đây có người đã chụp được những bức ảnh về xe tăng kiểu mới của Trung Quốc ở khu vực Tây Tạng. Đến nay, các chuyên gia nghiên cứu trang bị công nghệ bọc thép cũng chưa thể xác định đó rốt cuộc là loại xe tăng như thế nào.
Báo Nga dẫn lời các chuyên gia cho rằng, nhìn bề ngoài, đây phải là một loại xe tăng hạng nhẹ hoặc chiến xa chuyên dùng cho thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong điều kiện miền núi.
Xe tăng này áp dụng khung xe 6 bánh, nhìn vào các bức ảnh, nó được trang bị hệ thống treo khí nén thủy lực. Hệ thống này giúp cải thiện tính năng cơ động trong điều kiện miền núi và tỷ lệ sống sót trong chiến tranh.
Báo Nga viết, trên thực tế, xe tăng trang bị hiện nay của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng trang bị hệ thống này. Trong quá trình nghiên cứu chế tạo loại xe tăng kiểu mới này, Trung Quốc có thể đã tham khảo kinh nghiệm của hai nước này.
Có lẽ, các nhà thiết kế và kỹ sư Trung Quốc cũng đã sao chép một phần bộ phận động lực khung xe hệ thống phòng không Tor-M1 của Nga.
Quân đội Trung Quốc hiện đã trang bị lô lớn hệ thống phòng không Tor-M1 do Nga chế tạo. Đồng thời cũng không loại trừ, trong quá trình nghiên cứu chế tạo khung xe tăng này, Trung Quốc đã có được viện trợ từ Tổ hợp Công nghiệp nặng Máy kéo Minsk của Belarus.
Theo báo Nga, mặc dù ụ pháo của xe tăng trong các bức ảnh hoàn toàn được ngụy trang, nhưng vẫn có thể phán đoán, người Trung Quốc đã lắp pháo nòng trơn đường kính 120 hoặc 125 mm cho loại xe tăng này. Ngoài ra, nhìn vào ngoại hình tháp pháo, nó có thể cũng đã trang bị thiết bị lắp đạn tự động.
Xe tăng hạng nặng Type 99 của Quân đội Trung Quốc.
Hơn nữa, trên loại xe tăng mới này có thể cũng đã trang bị thiết bị ngắm chuẩn tập trung, hệ thống kiểm soát hỏa lực của nó cũng đã tham khảo kinh nghiệm của xe tăng Type 99A2. Để vận chuyển thuận lợi, chiếc "váy" phụ của xe tăng bị gỡ bỏ, vì vậy không thể xác định đã lắp thiết bị bảo vệ nào cho nó.
Báo Nga cho rằng, đương nhiên, người Trung Quốc nghiên cứu chế tạo loại xe tăng này là rất cần thiết: Đối thủ chính của họ - Ấn Độ trước đây đã tuyên bố sẽ mua 300 xe tăng hạng nhẹ, triển khai ở khu vực biên giới có tranh chấp với Trung Quốc.
Ấn Độ cũng đã ký với Ba Lan thỏa thuận triển khai hợp tác trên phương diện nghiên cứu chế tạo xe tăng hạng nhẹ. Nhưng, Ấn Độ và Ba Lan hiện vẫn chưa đạt được tiến triển nào trên lĩnh vực này.
Lục quân Ấn Độ hiện vẫn triển khai xe tăng T-72, do Nga chế tạo, tại khu vực biên giới. So với Ấn Độ, động thái của Trung Quốc rõ ràng nhanh hơn nhiều, không những đã đưa ra xe mẫu "hàng thật giá rẻ", mà cũng đã triển khai công tác thử nghiệm/kiểm tra.
Xe tăng T-72 của Lục quân Ấn Độ.
Theo GDVN
Từ Guam, máy bay ném bom B-1 Mỹ có thể bao trùm toàn bộ biển Đông Máy bay ném bom B-1 sẽ chuyển hướng tới châu Á, nhằm vào các mục tiêu trên biển và các mục tiêu trong đất liền Trung Quốc. B-1B Lancer là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược tốt nhất hiện nay của Mỹ. Báo Trung Quốc viết, ngày 9/7, trang mạng "Nước Mỹ ngày nay" Mỹ đưa tin, cùng với...