Tướng Trung Quốc thăm Mỹ giữa căng thẳng Biển Đông
Một quan chức cấp cao của Ủy ban quân sự Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thăm đến Mỹ, giữa lúc Washington và Bắc Kinh đang có các tranh cãi xoay quanh tranh chấp ở Biển Đông và an ninh mạng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Phó Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long. (Ảnh: WorldBulletin)
Trang WorldBulletin ngày 8/6 dẫn một tuyên bố của Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter.
Trong chuyến công du này, ông Phạm sẽ đến thăm một nhà máy Boeing ở Seatle, cùng với 3 căn cứ quân sự và thăm quan một tàu sân bay của Mỹ.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng phát triển quan hệ hợp tác quân sự nhằm gia tăng sự tin cậy lẫn nhau, nhưng các nỗ lực này đã bị cản trở bởi các tranh cãi chính trị giữa chính phủ hai nước.
Video đang HOT
Tuần trước, chính phủ Mỹ tuyên bố tin tặc đã tấn công và đánh cắp thông tin cá nhân của khoảng 4 triệu nhân viên Liên bang hiện đang làm việc hoặc đã về hưu. Các nhà điều tra đang làm rõ liệu cuộc tấn công có xuất phát từ Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh đã kịch liệt bác bỏ.
Quan hệ Mỹ – Trung cũng đang có nhiều căng thẳng xoay quanh tranh chấp ở Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% diện tích. Theo DefenseNews, Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền với khoảng 8km2 tổng diện tích các đảo, trong đó đến 6km2 vừa mới được xây đắp từ tháng 1/2015.
Thoa Phạm
Theo Dantri/DefenseNews, WorldBulletin
Mỹ "tố" Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông gây mất ổn định
Việc Trung Quốc cải tạo đất quanh các bãi đá ở Biển Đông đang làm suy giảm tự do, sự ổn định và có nguy cơ gây căng thẳng, thậm chí có thể dẫn tới xung đột, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho biết tại một sự kiện ở Jakarta nhân chuyến thăm Indonesia ngày 20/5.
Bãi cạn Ken Nan thuộc Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây dựng các công trình phi pháp. (Ảnh: Philstar)
Trung Quốc đơn phương tuyên bố 90% diện tích Biển Đông. Các bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ hoạt động cải tạo tại quần đảo Trường Sa và đang xây dựng một đường băng có thể phục vụ cho mục đích quân sự. Bắc Kinh cũng bị cáo buộc có thể đang lên kế hoạch một đường băng khác.
"Khi Trung Quốc tìm cách biến các lâu đài cát thành vùng đất chủ quyền và vẽ lại ranh giới hàng hải, nước này đang làm xói mòn lòng tin trong khu vực và làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư", ông Blinken nói.
"Hành động của Trung Quốc đe dọa gây ra một tiền lệ khi các quốc gia lớn hơn hăm dọa các quốc gia nhỏ hơn, và kích động căng thẳng, sự ổn định, thậm chí có thể dẫn tới xung đột", nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Mỹ và Trung Quốc đã bất đồng về tranh chấp Biển Đông hồi cuối tuần trước, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Bắc Kinh hành động nhằm giảm căng thẳng. Bắc Kinh thì nói quyết tâm bảo vệ các lợi ích của mình.
"Chúng ta cần cố gắng kiểm soát các tuyên bố chủ quyền chồng lấn bằng biện pháp ngoại giao... Chúng tôi không đứng về bên nào nhưng phản đối mạnh mẽ các hành động nhằm thúc đẩy tuyên bố chủ quyền bằng vũ lực hoặc sự hăm dọa", ông Blinken nói.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc tất cả các bên liên quan giải quyết các bất đồng theo luật pháp quốc tế", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói.
Trước đó, phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam, ông Blinken cũng chỉ trích các hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bị xem là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất châu Á, gây ra nguy cơ có thể dẫn tới xung đột khi các quốc gia đòi chủ quyền.
An Bình
Theo Dantri
Ngoại trưởng Mỹ sẽ cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chắc chắn sẽ khẳng định cam kết của Washington nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông khi ông có chuyến thăm Bắc Kinh vào cuối tuần này, một quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ ngày 13/5 tiết lộ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập...