Tướng Trung Quốc nghĩ gì từ khủng hoảng Ukraine?
Tướng Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ dành cho giải pháp của ông Putin cũng như thấy sự tương đồng giữa chiến lược của Nga-Trung.
Khi cuộc khủng hoảng Ukraine bước vào giai đoạn căng thẳng, nhiều chuyên gia phân tích ngầm đưa ra nhận định rằng, Trung Quốc mới là “ngư ông đắc lợi” nhất trong biến cố ở Đông Âu này.
Đầu tiên, Bắc Kinh đã hưởng lợi lộc không nhỏ từ thương vụ khí đốt mang tính bước ngoặt với Nga. Ngoài ra, khủng hoảng ở miền đông Ukraine, theo logic mà nói, sẽ gây khó khăn trong quan hệ Nga-Mỹ, khiến hai bên sao nhãng trong việc lấy lại cân bằng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, nó khuyến khích Moscow tăng cường hợp tác về mọi mặt với Bắc Kinh.
Vấn đề chính là liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có xác định lại chiến lược và đi theo cách tiếp cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nói cách khác, liệu Bắc Kinh có thấy được điểm yếu của phương Tây khi phải đối mặt với một đối thủ đầy khả năng và cương quyết? Chuyên gia về Trung Quốc, giáo sư Wang Jisi nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài mà người Trung Quốc kính nể nhất. Ông Wang cũng cho biết, việc ông Putin nổi tiếng ở Trung Quốc đã phản ánh niềm mong muốn của người dân nước này về “một chính trị gia mạnh mẽ” và có “chính sách ngoại giao cứng rắn”.
Video đang HOT
Các thành viên vũ trang thuộc tiểu đoàn Azov đứng ở một trạm kiểm soát ở thành phố Mariupol ngày 4/9.
Ở đây tất nhiên là sẽ không thể trả lời câu hỏi về sự quan tâm của phương Đông tới tình hình Ukraine. Báo chí Trung Quốc viết rất nhiều về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy vậy, một cuộc điều tra “chuyên sâu” về thái độ của người Trung Quốc về cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể được tổng hợp từ bài phỏng vấn dài đăng vào tháng 7/2014 trên báo “Khoa học và Công nghệ quân sự” với Tướng Fang Bing, Giáo sư tại ĐH Quốc phòng Trung Quốc.
Trong nỗ lực tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử và chính trị của cuộc khủng hoảng Ukraine, Tướng Fang cho thấy sự tương đồng giữa chiến lược của Nga và Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh rằng, tiến trình mở rộng của NATO sau khi Liên Xô tan rã là một “liều thuốc đắng” cho Nga kể từ khi “vị trí chiến lược bị khai thác”.
Theo nhà phân tích này, Moscow có thể hợp pháp hóa việc sáp nhập Crimea vì họ cho rằng, phe đối lập ở Ukraine đã có những hành vi bất hợp pháp để có được quyền lực. Đặc biệt, ông không thể hiện sự quan ngại nào về việc khả năng chia tách đất nước có thể xảy ra. Nhiều nhà phân tích phương Tây trước dó nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ có những ý kiến trái chiều về cuộc khủng hoảng vì vấn đề này. Thay vào đó, Tướng Fang thể hiện sự ủng hộ dành cho giải pháp và sự quyết đoán của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông cũng cho biết việc sáp nhập Crimea không chỉ là quyết đinh của riêng ông Putin mà còn thể hiện “mong muốn chung của toàn nước Nga”.
Người dân Crimea đổ xuống đường ăn mừng kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga ở Quảng trường Lenin ở thành phố thủ phủ Simferopol.
Ở góc độ chiến thuật, ông Fang lưu ý việc Nga triển khai lính dù như một lực lượng phản ứng nhanh cũng như tầm quan trọng của các lực lượng đặc biệt khác. Ông cũng nhận thấy, Nga đang chuẩn bị một đội quân đông đảo được cơ giới hóa để làm lực lượng dự phòng. Cuối cùng, Trung Quốc gần đây thể hiện sự quan tâm đến cách quân đội Nga thực hiện nhiều cuộc diễn tập lớn và khen ngợi động thái của Nga tại Crimea.
Về mục tiêu lớn nhất của Nga trong cuộc khủng hoảng hiện tại, ông Fang tin rằng Nga sáp nhập Crimea như một lợi thế trên bàn đàm phán. Ông cũng cho rằng, giải pháp tối ưu cho cuộc khủng hoảng có lẽ là khiến cho tình trạng của Crimea giống với Nam Ossetia. Trong một động thái ủng hộ hành động của Nga mới đây “Phe chống đối ở Ukraine đã di quá xa… không ngạc nhiên khi Nga phải sử dụng đến những biện pháp mạnh”.
Ông cũng nghi ngờ việc xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Cần lưu ý, cuộc phỏng vấn này diễn ra trước khi xảy ra những vụ việc ở Mariupol. Theo đó, ông Fang khẳng định, Tổng thống Putin sẽ không khơi mào một cuộc chiến như vậy bởi lẽ làm vậy sẽ chỉ gây ra kết quả tiêu cực. Ông còn nhấn mạnh vào vai trò của Đức. Có lẽ, không ngạc nhiên khi ông quan tâm tới vai trò của Mỹ nhiều nhất trong tình hình leo thang hiện tại khi ông cho biết Washington đã tiêu 5 tỷ USD vào cuộc khủng hoảng này vào tháng 7/2014.
Theo Kiến Thức