Tường trình của Trưởng khoa Nhi làm chết trẻ tại phòng khám chui
Khi xảy ra sự việc trẻ 16 tháng tuổi tử vong, bác sĩ Sơn có trần tình đây là trường hợp cấp cứu nên phải tiêm.
Dù không có giấy phép kinh doanh nhưng phòng khám Hương Sơn bác sĩ Phạm Anh Sơn vẫn tồn tại gần 20 năm qua.
Nhưng mẹ cháu bé khẳng định, cháu hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo quy định, các phòng khám chuyên khoa Nhi chỉ được khám các bệnh thông thường, bác sĩ kê đơn không được bán thuốc, cũng không được tiêm cho bệnh nhân trừ trường hợp cấp cứu.
Bác sĩ bất chấp lệnh cấm
Về trường hợp cháu bé Nguyễn Đình Quân, thôn Quế, Liên phương, Thường Tín tử vong tại phòng khám chui của bác sĩ Phạm Anh Sơn, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Thường Tín sau khi tiêm trị ho, ông Nguyễn Hữu Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín cho biết, bác sĩ Phạm Anh Sơn đã viết bản tường trình.
Cụ thể như sau: Chiều 19/11, bác sĩ này đã tiêm cho bé Quân 2 loại thuốc: Ceftriaxon 1g x 1 lọ tiêm tĩnh mạch (đã thử phản ứng) và Solumedrol 40mg x 1/2 ống tiêm tĩnh mạch chậm. Đến chiều 20/11, bác sĩ Sơn tiếp tục tiêm 2 lọ thuốc này cho bé Quân, sau đó bé đã tử vong.
Hiện nay bác sĩ Sơn đã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ công tác điều tra.
Video đang HOT
Trả lời báo chí ngày 25/11, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Văn Dung cho biết, với quan điểm của Sở Y tế, việc một bác sĩ Trưởng khoa của một bệnh viện công hành nghề chui liên tiếp 2 lần gây hậu quả chết người nói trên là một sai phạm nghiêm trọng. Quan điểm của Sở Y tế là xử lý nghiêm theo quy định, sau khi có kết quả điều tra từ phía cơ quan công an về nguyên nhân tử vong của cháu bé Nguyễn Đình Quân. Dự kiến kết quả này sẽ có trong 2 tuần nữa.
Vào tháng 6/2013, một bệnh nhi khác bị viêm phổi vào khám tại phòng khám Hương Sơn, được bác sĩ Phạm Anh Sơn tiêm 2 lọ thuốc giống 2 lọ thuốc vừa tiêm cho bé Nguyễn Đình Quân, đồng thời cũng bán thuốc cho về nhà uống. Sau khi tiêm, cháu bé này có biểu hiện gặp phản ứng thuốc, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín rồi tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó tử vong tại đây. Do gia đình nạn nhân không có khiếu kiện, không đồng ý mổ tử thi cháu bé nên cũng không có kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến tử vong, vì thế vụ việc chỉ bị chuyển sang xử lý hành chính.
Sau quyết định xử phạt hành chính là 17,5 triệu đồng, bác sĩ Sơn đã kí cam kết với Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thường Tín sẽ không khám bệnh khi chưa được cấp giấy phép hoạt động. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín còn cắt tiền thu nhập tăng thêm tháng 7 của bác sĩ Sơn, nhưng sau đó, bác sĩ này vẫn tiếp tục hành nghề chui. Cũng theo ông Dung, việc quản lý hoạt động khám chữa bệnh ngoài công lập còn khó khăn bởi ý thức chấp hành pháp luật của người hành nghề còn hạn chế.
Từ sau vụ việc của thẩm mỹ viện Cát Tường, Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra trên địa bàn nhưng các bác sĩ bất chấp pháp luật vẫn khám chui thì khó xử lý triệt để. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, qua kiểm tra phát hiện riêng tại huyện Thường Tín có 5 phòng khám có bác sĩ công lập hành nghề ngoài giờ không phép, quận Hà Đông 10 phòng khám không phép.
Xử lý còn lúng túng
Thạc sĩ Trần Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân – Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy định, các phòng khám chuyên khoa Nhi chỉ được khám các bệnh thông thường, bác sĩ kê đơn không được bán thuốc, cũng không được tiêm cho bệnh nhân trừ trường hợp cấp cứu. Trong khi đó, phòng khám Hương Sơn đã vi phạm pháp luật cụ thể ở cả vụ tử vong của cháu bé hồi tháng 6 cũng như cháu bé Nguyễn Đình Quân mới đây. Chiếu theo quy định với lỗi vi phạm này, bác sĩ sẽ bị tước chứng chỉ hành nghề và xử phạt, đình chỉ hoạt động.
Điều khiến dư luận quan tâm nhất là sau những trường hợp như bác sĩ Phạm Anh Sơn thời gian “treo giò” của các bác sĩ là bao lâu hay vĩnh viễn bị tước “thẻ hành nghề”? Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, do trong quy định không có điều cụ thể về trường hợp này nên Sở sẽ báo cáo Bộ Y tế xin ý kiến xử lý.
Đại diện Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, phòng khám đã được cấp phép hoạt động thì với vi phạm này là hành nghề quá phạm vi, ngoài việc xử phạt sẽ phải tước chứng chỉ hành nghề, đóng cửa hoạt động phòng khám. Theo quy định sẽ tước chứng chỉ hành nghề từ 6 – 12 tháng. Còn ông Dung cho rằng: “Với vi phạm hai lần liên tiếp, nếu theo điều 29 của Luật Khám chữa bệnh sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hành nghề. Trường hợp này trước mắt chắc chắn sẽ phải tạm dừng việc cấp giấy phép hoạt động. Còn việc sau này có cấp tiếp hay không phụ thuộc vào kết quả điều tra của công an về trường hợp bệnh nhi tử vong”.
Trong khi đó, người dân Thường Tín thì cho rằng bác sĩ Sơn hành nghề cả chục năm trời nhưng chưa bao giờ bị kiểm tra dù phòng khám nằm chình ình ngay giữa phố. Điều mà người dân lo ngại nhất là hết thời gian đình chỉ, bác sĩ vẫn ung dung khám bệnh tiếp. Hơn nữa, theo thông tin từ cán bộ phòng y tế huyện Thường Tín, khi sự việc xảy ra, bác sĩ Sơn có gọi điện trần tình đây là trường hợp cấp cứu nên phải tiêm. Trong khi đó, chị Lương Thị Mỹ, mẹ cháu bé khẳng định, cháu Quân hoàn toàn khỏe mạnh trước khi được bác sĩ Sơn tiêm thuốc.
Theo Sở Y tế Hà Nội, mọi kết quả xử lý ra sao vẫn phụ thuộc vào kết quả khám nghiệm pháp y. Ngay trong đêm 20/11, cơ quan pháp y đã lấy mẫu để kiểm tra và cháu Quân được gia đình tiến hành an táng ngay trong đêm đó.
Theo Xahoi
Vụ Trưởng khoa khám chui làm chết bé trai: Quá nhiều sai phạm
Sau khi làm 1 cháu bé chết hồi tháng 6/2013, BS Sơn đã ký cam kết không khám chữa bệnh ngoài giờ khi chưa được cấp phép, song lại tiếp tục khám chữa bệnh.
BV Đa khoa Thường Tín, nơi bác sĩ Phạm Anh Sơn làm Trưởng khoa Nhi
Chiều 25/11 ông Nguyễn Văn Dung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết hiện tại Sở Y tế Hà Nội đã tạm tước chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Phạm Anh Sơn - Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện (BV) Đa khoa Thường Tín, Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
Ông Dung nhận định việc một bác sĩ trưởng khoa nhi mở phòng khám "chui", liên tiếp 2 lần gây hậu quả chết người là một sai phạm nghiêm trọng phải xử lý nghiêm.
Theo ông Dung, sau khi có kết quả điều tra từ phía cơ quan công an về nguyên nhân tử vong của cháu bé Quân, các cơ quan chức năng sẽ quyết định mức xử phạt đối với bác sĩ Sơn. Dự kiến kết quả này sẽ có trong 2 tuần nữa. Hiện bác sĩ Sơn đã bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Với sai phạm của bác sĩ Sơn, bà Trần Thị Nhị Hà - Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội - cho biết sẽ báo cáo lên Bộ Y tế để hỏi về hình thức xử lý có tiếp tục cấp phép hành nghề hay không và có cho phép bác sĩ Sơn sau này được mở phòng khám hay không.
Theo bà Hà, sai phạm của bác sĩ Sơn là hành nghề quá phạm vi cho phép. "Kể cả khi được cấp phép hoạt động thì bác sĩ Sơn cũng không được thực hiện cùng lúc vừa kê đơn vừa bán thuốc. Trong khi đó, ngoài việc khám bệnh, kê đơn, bán thuốc, bác sĩ này còn thực hiện tiêm cho bệnh nhân khi phòng khám chưa được cấp phép và thẩm định các điều kiện hành nghề theo quy định. Ở cả vụ việc gây tử vong cháu bé hồi tháng 6 cũng như vụ gây tử vong cháu bé Nguyễn Đình Quân mới đây, theo báo cáo thì bác sĩ Phạm Anh Sơn đều đã tiêm kháng sinh cho các bé tại phòng khám và bán thuốc cho bệnh nhân về nhà uống. Với lỗi vi phạm này, bác sĩ sẽ bị tước chứng chỉ hành nghề và xử phạt, đình chỉ hoạt động" - bà Hà nói.
Cam kết của bác sĩ Sơn sau khi hành nghề tại phòng khám chui khiến một cháu bé tử vong vào tháng 6/2013
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết đáng nói là tại thời điểm tháng 6-2013, khi bác sĩ Sơn tiêm thuốc khiến một cháu bé tử vong, bác sĩ Sơn đã ký cam kết với lãnh đạo BV không thực hiện khám chữa bệnh ngoài giờ khi chưa được cấp phép.
Tại thời điểm đó, UBND huyện Thường Tín đã ra quyết định xử phạt phòng khám này 17,5 triệu đồng do hành nghề không phép và đề nghị phòng khám phải đóng cửa. Đồng thời bác sĩ Sơn cũng bị BV cắt tiền thu nhập tăng thêm trong tháng 7 sau khi xảy ra vụ việc vào tháng 6. Tuy vậy, phòng khám vẫn tiếp tục hoạt động khi chưa có giấy phép .Vụ việc chỉ bị phát hiện khi bác sĩ này tiếp tục hành nghề và gây tử vong cho bé Nguyễn Đình Quân 16 tháng tuổi ở huyện Thường Tín tối 20/11 vừa qua.
Ngày 25/11, ông Nguyễn Hữu Luân - Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín - cho biết, theo bản tường trình của bác sĩ Phạm Anh Sơn thì cháu Quân được đã tiêm 2 loại thuốc: Ceftriaxon 1g x 1 lọ tiêm tĩnh mạch (đã thử phản ứng) và Solumedrol 40mg x ống tiêm tĩnh mạch chậm.
Cũng theo ông Luân, hiện việc xử lý các bác sĩ BV công hành nghề ngoài giờ gặp nhiều khó khăn. Trong đợt kiểm tra mới đây, ngoài trường hợp của Phòng khám Hương Sơn của bác sĩ Phạm Anh Sơn hành nghề chui, các đoàn kiểm tra của địa phương cũng phát hiện, xử phạt và yêu cầu ngừng hoạt động 4 phòng khám khác hành nghề y tư nhân khi chưa được cấp phép của Sở Y tế. Cả 4 phòng khám này đều là của các bác sĩ làm trong BV công.
Theo Xahoi
Chủ phòng mạch chui liên quan cái chết của 2 em bé Hai bệnh nhi tử vong tại phòng khám Hương Sơn (Thường Tín, Hà Nội) uống đơn thuốc giống hệt nhau do bác sĩ Phạm Anh Sơn, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội, kê. Ngày 25/11, ông Nguyễn Hữu Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín, cho biết, vào tháng 6 một bệnh nhi đã tử vong sau...