Tướng Thước lo lắng khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ngang biển Đông
Chúng ta đang theo dõi chặt chẽ động thái của Trung Quốc khi họ kéo dàn khoan Hải Dương 981 tới gần vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Hôm 5/1/2015, truyền thông trong nước đưa tin, Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên biển ông, gần vùng biển của Việt Nam. Giàn khoan này đang di chuyển từ bắc xuống nam biển ông và đã đi qua vĩ tuyến 15.
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã theo dõi hướng di chuyển của giàn khoan này để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Thông tin bước đầu xác định giàn khoan được kéo sang Ấn ộ Dương để thực hiện việc khoan thăm dò theo một hợp đồng với một quốc gia ông Nam Á vừa ký kết với phía Trung Quốc.
Trước đó, vào hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Video đang HOT
Một số cựu quan chức Việt Nam cho rằng, cần theo dõi chặt chẽ những động thái mới này từ phía Trung Quốc.
“Nếu giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển trong phạm vi vùng biển Quốc tế, tuân thủ chặt chẽ luật pháp thì không ai cấm được. Tôi nghĩ nếu giàn khoan này phục vụ cho mục đích kinh tế mà không có những động thái về quân sự liên quan, thì đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, cần cảnh giác trước việc giàn khoan Hải Dương 981 có thể di chuyển vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên tư lệnh Quân khu IV đưa ra nhận định.
Tướng Thước cũng lưu ý: “Giới chức Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ, cảnh giác trước những động thái của giàn khoan Hải Dương 981. Nếu như họ nói một đường làm một nẻo thì đó là trách nhiệm của nhà chức trách Việt Nam. Chúng ta cần tính toán kỹ, theo dõi chặt chẽ các động thái từ giàn khoan Hải Dương 981 để đưa ra biện pháp cụ thể. Nếu họ có xâm phạm thì cần can thiệp ngay tức khắc”.
Trước đó, vào hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã điều động máy bay, tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám, tàu vận tải kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với mục đích khoan thăm dò dầu khí.
ến giữa tháng 7, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam với tuyên bố đã kết thúc việc thăm dò dầu khí.
Theo Giáo Dục
VN theo sát giàn khoan Haiyang Shiyou-981
Các cơ quan chức năng đang theo sát việc di chuyển của giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trên biển Đông.
Đường đi dự kiến của giàn khoan - Ảnh: SINA
Trả lời PV Thanh Niên, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết các cơ quan chức năng VN vẫn đang theo sát quá trình dịch chuyển của giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trên biển Đông. Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết trước đó, Trung Quốc thông báo về việc di chuyển giàn khoan từ đảo Hải Nam đến Singapore bắt đầu từ 12 giờ ngày 1.1.2015. Thông báo của Trung Quốc không nói rõ Singapore có phải là điểm đến cuối cùng hay không mà chỉ cho biết Haiyang Shiyou-981 sẽ di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ và dự kiến mất khoảng nửa tháng để đến vị trí hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo Cảnh sát biển VN, sau khi có thông tin về việc Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan, các lực lượng chức năng của VN đã theo dõi chặt chẽ để ứng phó kịp thời nếu có tình huống xảy ra.
Đại diện cơ quan chức năng cho biết việc di chuyển tự do của giàn khoan trên biển là bình thường và không vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có động thái hạ đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN như hồi tháng 5.2014, lực lượng chức năng VN chắc chắn sẽ can thiệp.
Trong khi đó, Trung Quốc ngày 5.1 ngang nhiên cho tàu tiếp tế Tam Sa 1 thực hiện chuyến hải hành đầu tiên từ tỉnh Hải Nam đến các đảo ở biển Đông, trong đó có những đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Tam Sa là tên gọi của thực thể do Trung Quốc đơn phương thành lập hồi tháng 7.2012 để tự cho mình quyền quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tân Hoa xã khoe rằng Tam Sa 1 là tàu tiên tiến và lớn nhất của nước này làm nhiệm vụ tiếp tế cho các hoạt động từ đảo Hải Nam đến các đảo ở biển Đông. Tàu này dài 122 m, rộng 21 m, độ choán nước 7.800 tấn và vận tốc hơn 35 km/giờ, có thể chở 456 người và mang theo 20 rơ moóc chở container. Tàu Tam Sa 1 cũng có bãi đáp trực thăng để hỗ trợ cho cái gọi là cứu hộ trên biển và tuần tra đảo.
Trung Quốc sẽ đưa tàu Tam Sa 1 đến Hoàng Sa mỗi tuần - Ảnh: Hainan.ifeng.com
Nghiêm trọng hơn, theo Tân Hoa xã, tàu Tam Sa 1 sẽ có chuyến hải hành mỗi tuần từ Hải Nam đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Chưa hết, "Thị trưởng Tam Sa" Tiêu Kiệt ngang ngược tuyên bố tàu mới sẽ "mở rộng sự quản lý của thành phố" ở biển Đông và củng cố nỗ lực của Trung Quốc bảo vệ "lãnh thổ xanh" và cái gọi là lợi ích của nước này ở biển Đông. "Phó thị trưởng Tam Sa" Phùng Văn Hải thì lớn tiếng nói tàu Tam Sa 1 có thể bao phủ tất cả vùng biển thuộc biển Đông và tiến đến nhiều đảo, bãi đá ở Trường Sa và một quần đảo khác trong khu vực.
Cẩm Nguyên - Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tập Cận Bình: Chủ động uy hiếp, chủ động tấn công trên Biển Đông Kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông. Ông Tập Cận Bình. Ảnh: AFP Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13/6 bình luận, Tập Cận Bình đang điều chỉnh chiến lược quân...