Tường thuật “nóng” từ Hoàng Sa: Lại quần thảo khốc liệt
Theo phóng viên Báo Lao Động Phan Thanh Hải tường thuật trực tiếp từ Hoàng Sa sáng 16/5, hôm nay, tàu 4033 của CSB Việt Nam nhận lệnh thay đổi chiến thuật.
Tàu Trung Quốc luôn luôn cản trước mũi tàu của Cảnh sát biển Việt Nam không cho tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Tường thuật của phóng viên Phan Thanh Hải: “Từ 7 giờ sáng, còi báo động lại vang lên, chúng tôi tập trung lên boong tàu và được quán triệt tinh thần là sẽ tiến sâu vào giàn khoan Hải Dương – 981của Trung Quốc. Sáng sớm, tàu 4033 của chúng tôi sẽ đi chuyến đầu, theo đội hình 1 – 2 – 2. Nghĩa là tàu chúng tôi đi trước; chính giữa là hai tàu 2013 và 8003 đi sau hộ tống từ hai cánh trái, phải; sau cùng là tốp các tàu 2015, 2016.
Lúc 7 giờ 30 sáng, đội hình tập hợp ở tọa độ 15′32 độ vĩ bắc, 110′58 độ kinh đông, cách giàn khoan của Trung Quốc khoảng 11 hải lý. Đoàn tàu CSB Việt Nam tiến vào giàn khoan Hải Dương 981 với tốc độ chạy tàu thay đổi từ 5 – 7 hải lý/h, sau chừng 14 phút hải hành, khi chỉ còn cách giàn khoan 7 hải lý thì phía trước đã xuất hiện khoảng 30 tàu Trung Quốc trên màn hình rada. Trong đó 2 tàu hải cảnh 3411 và 31101 cùng 18 tàu hải cảnh khác của Trung Quốc đã tiếp cận các biên đội tàu CSB của Việt Nam. Tuy nhiên các chiến sỹ của CSB Việt Nam vẫn giữ nguyên vận tốc, tiến thẳng vào giàn khoan để làm nhiệm vụ chấp pháp của mình.
Khoảng 9 giờ, chúng tôi chỉ còn cách giàn khoan khoảng 6,4 hải lý, lập tức tàu hải cảnh Trung Quốc 31101 đã áp sát tàu CSB 2013. Trong khi đó, tàu hải cảnh 33101 cũng đồng thời theo sát tàu CSB 4033 của chúng tôi. Cuộc rượt đuổi, quần thảo nhau xảy ra ác liệt trong khoảng 30 phút. Nhiều lúc hai tàu hải cảnh của Trung Quốc hướng thẳng mũi vào hông tàu CSB Việt Nam rất nguy hiểm rồi đột ngột tăng tốc đến 25 hải lý/h, buộc tàu chúng tôi phải gia cường cả 3 máy để tránh sự xung đột trực diện.
Video đang HOT
Lúc này các tàu CSB của Việt Nam đều bật loa, phát cảnh báo xua đuổi sự xâm phạm trái phép trên lãnh hải của Việt Nam. Không khí căng thẳng hơn khi tàu Trung Quốc tỏ ra hung hăng, hết chặn đầu lại chuyển sang hai mạn, rồi truy đuổi phía sau tàu CSB Việt Nam với tốc độ rượt đuổi 23 – 25 hải lý/h, lại chỉ cách nhau khoảng 15 – 20m, đe dọa sự an toàn của các biên đội tàu. Tàu CSB Việt Nam lại nâng mức báo động lên cấp 1, sẵn sàng tác chiến, nhất là khi quan sát thấy trên tàu của Trung Quốc đã dỡ hết bạt của các khẩu súng nước, cũng như các khẩu pháo lớn ở trên tàu Trung Quốc chĩa thẳng vào phía tàu Việt Nam.
Con tàu chúng tôi xé biển tung bọt trắng xóa, sóng của hàng chục con tàu sùng sục cả một vùng biển Hoàng Sa. Thủy thủy đoàn 4033 – con tàu từng bị hải cảnh Trung Quốc đâm thẳng vào hầm máy hôm 3/5 đã phải về sữa chữa tại Đà Nẵng – tỏ ra rất dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, dù bị tàu Trung Quốc áp sát, rượt đuổi sát mạn tàu và chĩa họng súng thẳng vào đài chỉ huy, nhưng các chiến sỹ của ta không hề nao núng, xử lý khôn khéo, tránh sự va chạm trực diện, gây căng thẳng trong cuộc đấu tranh chính trị ngoại giao của nhà nước ở đất liền; song cũng thể hiện sự quyết liệt của lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình”.
Theo Phan Thanh Hải (tường thuật từ Hoàng Sa)
Lao động
Những hành vi nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền
Đó là nội dung quy định tại Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 29/4 vừa qua.
Đây là những thông tin cần thiết với các công dân Việt Nam, nước ngoài sinh sống, làm việc và du lịch tại các khu vực biên giới cần nắm được. Theo đó, Nghị định 34/2014 quy định những hành vi nghiêm cấm tại biên giới đất liền như sau:
Thứ nhất, làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", vùng cấm, công trình biên giới.
Thứ 2, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.
Thứ 3, cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.
Thứ 4, vượt biên giới làm ruộng, làm rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.
Thứ 5, chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Bảo vệ biên giới cột mốc (ảnh Quân đội Nhân dân)
Thứ 6, bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.
Thứ 7, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.
Thứ 8, các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.
Thứ 9, các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.
Theo Infonet
Du khách ùn ùn rời đảo Lý Sơn, tàu cao tốc quá tải Kết thúc chuỗi ngày nghỉ lễ ở đảo Lý Sơn, hàng ngàn du khách ùn ùn đổ về đất liền ngày hôm nay (4/5), khiến các chuyến tàu cao tốc quá tải. Theo thống kê, lượng khách ra đảo Lý Sơn từ ngày 29/4 - 3/5 ước khoảng 3.000 du khách. Trong ngày 3 và 4/5, mỗi ngày có hơn 1.000 người trở...