Tượng thần Vishnu – Hiện thân của sự từ bi
Tượng thần Vishnu bằng đồng được tìm thấy năm 1936 ở vùng Tân Hội – Rạch Giá.
Thời kỳ đó, các nhà khảo cổ học đến từ trường Viễn Đông Bác Cổ đã đánh giá bức tượng là tác phẩm nghệ thuật hội tụ các đặc điểm điển hình của kỹ thuật đúc đồng Đông Nam Á thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng thế kỷ 3-5. Ngày 22-9-1944, tượng được đưa vào Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia – TP.HCM) để lưu giữ. Bức tượng từng được đưa đi trưng bày tại Hàn Quốc năm 2010 với giá bảo hiểm 500.000 USD. Trước đó, tượng được trưng bày ở Singapore (2008) và ở Mỹ (2009).
Tượng tạo hình mỹ thuật sắc sảo với tư thế đứng, cao 23,3cm, rộng 11cm, nặng 1,5kg, tóc xõa ra hai vai, có bốn tay, mỗi tay cầm một vật tượng trưng. Hai tay phía trên cầm một con ốc (ở tay trái) và có thể cầm một bánh xe nay đã gãy mất (ở tay phải). Hai tay phía dưới cầm một cây chùy dài (ở tay trái) và một quả cầu tròn (ở tay phải). Theo lời giải thích được ghi trong cuốn Áo nghĩa thư (Upanishad): Vỏ ốc trên tay thần là tượng trưng cho các động lực bí ẩn thúc đẩy sự chuyển động sinh sôi nảy nở của cuộc sống muôn loài. Cái dĩa tròn như mặt trời tượng trưng cho nguồn sáng vi diệu của trí tuệ. Cây cung tượng trưng cho ảo vọng và tất cả những gì phù du đã, đang và sẽ lao đi mất hút theo một mũi tên vô hình do thần Thời gian vót nhọn. Cây chùy tượng trưng cho sức mạnh của sự hiểu biết nguyên sơ, nguyên tính, có quyền năng dẹp sạch những kiến giải phàm phu vụn vặt và đánh vỡ những bến bờ mộng mị mọc lên giữa hai dòng chảy của hư vô.
Video đang HOT
Với ý nghĩa của những vật trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thần Vishnu là hiện thân của sự từ bi, là một trong ba vị tối linh trong Ấn Độ giáo. Thần Vishnu cũng được xem như cây cột vũ trụ chống đỡ bầu trời. Chính việc phân tích giá trị của pho tượng trên 1.500 năm tuổi này đã giúp các nhà nghiên cứu sử học, văn học, khảo cổ học có những nhận định chính xác nhất về lịch sử tôn giáo tại Việt Nam nói riêng và trên toàn châu Á. Hiện nay tượng thần Vishnu vẫn đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia TP.HCM.
Theo ANTD
Cùng chung tay bảo vệ cổ vật
Tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức vào sáng 15.10, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến việc khảo sát, khai quật di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn.
Đại tá Nguyễn Văn Nam - Trưởng phòng CSĐT tôi phạm vê trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Ngãi - cho biết cơ quan công an đang tiến hành điều tra, làm rõ chứng cứ, danh tính những kẻ cầm đầu, kích động người dân và tham gia vào vụ đập phá, hủy hoại tài sản của Nhà nước, cản trở cơ quan chức năng khi đang khảo sát, thăm dò tàu cổ đắm vào sáng 13.10, để khởi tố vụ án hình sự.
Tại cuộc họp báo, đại diện một số cơ quan báo đài đã nêu lên một số vấn đề mà người dân địa phương thắc mắc. Đó là họ chưa tin Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương liệu có thực hiện đúng nhiệm chính là khảo sát, thăm dò con tàu cổ đắm hay khai thác cổ vật cũng như vấn đề khen thưởng, mức thưởng cho người dân phát hiện cổ vật dưới biển.
Đại diện Công ty Đoàn Ánh Dương khẳng định đơn vị này đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là thăm dò, khảo sát con tàu cổ đắm. Trong thời gian thăm dò, khảo sát, đều có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng từ khâu đầu đến khâu cuối.
Trong hai ngày qua, khu vực con tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu đã yên ắng trở lại
Lực lượng chức năng dựng lều bạt ở tạm để canh giữ hiện trường nơi con tàu cổ đắm
Giải thích về chính sách khen thưởng, hỗ trợ cho người dân phát hiện cổ vật, ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, khẳng định. "Việc khen thưởng, mức tiền thưởng cho các tổ chức, cá nhân tìm thấy cổ vật được quy định rất cụ thể tại điều 16, Nghị định 96/2009NĐ/CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.
Theo ông Lê Quang Thích - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - thì hiện nay ngoài việc tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân ở địa phương cùng chung tay bảo vệ cổ vật, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi khẩn trương lập phương án khai quật khẩn cấp trình Bộ VH-TT-DL thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.
Theo ông Thích, trong phương án khai quật khẩn cấp cần phải tính đến việc sử dụng tàu, thợ lặn ở địa phương. "Vấn đề này phải được đưa ra bàn bạc kỹ với chính quyền sở tại, tránh tình trạng thắc mắc, khiếu nại của người dân", ông Thích nhấn mạnh.
Theo TNO
Tái hiện khúc tráng ca Từ ý tưởng của Viện Viễn đông Bác Cổ, triển lãm "Hà Nội những ngày đêm năm 1972" vừa khai mạc vào chiều qua, 11-10, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Hình ảnh về một Hà Nội hiên ngang giữa những đau thương mất mát được tái hiện, khiến cho không ít người xem xúc động đến trào...