Tương tác giữa rượu và virus viêm gan C
Mối quan hệ nhân quả giữa việc uống rượu và bệnh gan do rượu đã được ghi nhận rõ ràng, xơ gan phát triển chỉ trong 10-20% người uống rượu quá nhiều.
Mặc dù uống rượu là một yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh gan, nhưng một số yếu tố đồng mắc tạo điều kiện cho tổn thương gan.
Phản ứng sớm nhất khi uống nhiều rượu được đặc trưng bởi sự lắng đọng chất béo trong tế bào gan. Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ, đây là một loại tổn thương gan nặng hơn, viêm nặng hơn. Giai đoạn này của bệnh gan có thể dẫn đến sự phát triển của xơ hóa.
Gan là cơ quan chính của quá trình chuyển hóa ethanol. Tiêu thụ rượu mạn tính và quá mức tạo ra hàng loạt các tổn thương gan, đặc trưng nhất là tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Hiện nay chưa có biện pháp dược lý hay dinh dưỡng nào được FDA phê chuẩn để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.
Rượu là chất độc cho gan
Khi rượu, bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Tại đây, chất cồn từ rượu, bia sẽ được gan xử lý, tiến hành quá trình khử độc. Tuy nhiên khả năng của gan có hạn, chỉ có thể xử lý một lượng cồn nhất định mỗi giờ.
Nếu nồng độ cồn trong máu càng cao thì thời gian xử lý càng lâu. Khi lượng cồn vượt quá, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde – chất rất độc không chỉ với gan mà còn cả với thần kinh, thị giác, dạ dày, đường tiêu hóa, tích tụ lại ở gan.
Các bệnh chủ yếu về gan mà những người uống rượu, bia gặp phải là: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan; lâu ngày, tế bào gan bị phá hủy dẫn đến ung thư gan.
Uống rượu thúc đẩy tích lũy acetaldehyde và các gốc oxy phản ứng khác trong gan, một quá trình liên quan đến stress oxy hóa, làm suy giảm chuyển hóa tế bào gan và chết tế bào. Uống rượu cũng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gram âm đường ruột và tăng tính thấm của ruột, hậu quả là làm tăng nồng độ lipopolysaccharide, còn được gọi là nội độc tố, trong máu ngoại vi.
Nội độc tố cũng hoạt hóa các tế bào gan hình sao yên lặng, là tế bào bị xơ hóa chính của gan tổn thương, qua đó kích thích sự bài tiết của các cytokine tiền viêm và sự khởi đầu và tiến triển của xơ hóa gan.
Video đang HOT
Mối liên quan giữa bệnh gan do virus viêm gan C (HCV) và rượu
Sử dụng rượu là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan. Bệnh gan do rượu và do virus viêm gan không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, người lớn bị nhiễm HCV có khuynh hướng uống nhiều rượu hơn những người không nhiễm. Người lớn nhiễm HCV thường xuyên uống nhiều hơn 1 ly rượu mỗi ngày, nhiều gấp đôi so với người không nhiễm HCV và đối với việc thường xuyên uống hơn 3 ly rượu mỗi ngày thì gấp gần 8 lần.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu có thể ảnh hưởng đến việc sao chép của HCV ở các một số phân nhóm bệnh nhân. Không có mức độ an toàn của việc sử dụng rượu được xác định cho bệnh nhân bị HCV và ngay cả những người uống rượu vừa phải có thể bị xơ gan tiến triển.
Sử dụng rượu là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây mất bù cấp ở những người mắc bệnh gan mạn tính, được gọi là suy gan cấp trên nền mạn và có liên quan đến suy cơ quan và tử vong ngắn hạn. Tuy nhiên, suy gan cấp trên nền mạn do rượu có tiên lượng tốt hơn so với suy gan do nhiễm trùng hoặc chảy máu tiêu hóa trên.
Việc kiêng rượu cải thiện kết cục lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh gan mạn và có liên quan đến lợi ích sống còn ngay cả sau khi phát triển xơ gan.
Ảnh minh họa
Lời kết
Sử dụng rượu là phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh gan do virus viêm gan C và có liên quan đến kết cục kém. Bệnh gan tiến triển có thể làm phức tạp việc điều trị bằng thuốc cho rối loạn sử dụng rượu và hội chứng cai rượu. Các loại thuốc được phê duyệt cho rối loạn sử dụng rượu được kê đơn cho một số ít bệnh nhân, nhưng chúng có thể được sử dụng bởi các bệnh nhân mắc bệnh gan mạn.
Kiêng rượu nên được khuyến khích ở những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn. Ghép gan có thể được xem xét cho những bệnh nhân kiêng rượu và bị suy gan tiến triển. Có lẽ không sai khi mở rộng điều trị rối loạn sử dụng rượu trong thực hành lâm sàng hàng ngày để bao gồm điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển.
Virus viêm gan C 'sát thủ thầm lặng' gây ung thư gan
Theo PGS Ngọc, viêm gan virus C là thủ phạm gây ra ung thư gan, tại Việt Nam có từ 1 - 2% dân số mắc tương đương với 1 - 2 triệu đang mang virus này.
Sát thủ thầm lặng
Giải Nobel y học 2020 trao cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter, Michael Houghton và Charles M. Rice về những phát hiện có ảnh hưởng sâu xa dẫn đến việc xác định một loại virus mới, virus viêm gan C.
Các nghiên cứu của 3 nhà khoa học trong lĩnh vực y học đã có đóng góp quyết định trong cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan lây truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe toàn cầu gây ra xơ gan và ung thư gan ở nhiều người trên thế giới.
Nói về viêm gan virus C, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cho biết viêm gan virus C thực sự là "đại dịch" bởi nó là thủ phạm gây ra ung thư gan, bệnh âm thầm không có triệu chứng. Viêm gan virus C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới với hậu quả xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước nằm trong khu vực lưu hành cao của virus, đặc biệt là virus viêm gan B và virus viêm gan C. Có khoảng 1 - 2 triệu người nhiễm virus viêm gan C.
Viêm gan virus C là một bệnh truyền nhiễm nên bất cứ ai cũng có khả năng bị nhiễm. Bệnh được phát hiện năm 1989. Trước đó người ta chưa định danh được virus này mà chỉ coi là virus A0, B0.
Giải Nobel y học dành cho virus viêm gan C - sát thủ thầm lặng gây ung thư gan. Ảnh minh họa
Bệnh có thể lây qua những con đường như sau:
Qua đường máu: Đây là đường dễ lây bệnh nhất và cũng là đường lây nhiễm chủ yếu.
Qua các dụng cụ tương tự dụng cụ y khoa: HCV có thể xâm nhập vào cơ thể qua kim chích, đồ cạo râu, lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng, xăm mình, cạo gió, châm cứu hoặc mổ xẻ với những dụng cụ không được khử trùng đúng cách.
Từ mẹ sang con: trong lúc sinh đẻ có thể xảy ra, với tỷ lệ trên dưới 5%. Sinh tự nhiên hay sinh mổ đều có khả năng lây truyền virus với tỷ lệ tương đương như nhau. Lượng virus trong máu mẹ trong thời điểm sinh càng cao thì bệnh càng dễ lây. Bệnh không lây qua sữa mẹ, nên không cần phải kiêng cữ vấn đề cho con bú.
Qua đường tình dục: bệnh viêm gan C cũng có thể lây trong lúc giao hợp với người có bệnh, tuy nhiên nó hiếm khi xảy ra, với tỷ lệ chưa đến 5%. Vì vậy, cơ quan CDC cho rằng sự chung thủy một vợ một chồng hoặc tình nhân gắn bó không cần kiêng cữ hay thay đổi đời sống tình dục. Đối với những người có nhiều bạn tình, việc quan hệ tình dục không an toàn (như không đeo bao cao su) có nguy cơ lây bệnh viêm gan C, cũng như các loại bệnh khác như hoa mai, giang liễu, AIDS, viêm gan B,...
Khi mắc bệnh, virus viêm gan C đi từ máu đến gan và sinh sôi ở đó. Viêm gan C được xem là "một bệnh thầm lặng".
Phần lớn người nhiễm thường không có triệu chứng lâm sàng, trong khi đó hậu quả của bệnh để lại thường là nặng nề như: 50%-80% chuyển qua mạn tính và có tới 20%-25% bệnh nhân mạn tính tiến triển đến xơ gan và ung thư gan. Một số trường hợp có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng khó tiêu, đau tức hạ sườn phải.
PGS Ngọc cho biết có nhiều bệnh nhân khi đến khám phát hiện xơ gan thậm chí ung thư gan lúc này mới biết trước đó mang virus viêm gan C mãn tính mà không biết.
Đối với giai đoạn viêm gan C cấp tính hay những đợt tiến triển của xơ gan, giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ như: Tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da, phù, cổ chướng, xuất huyết dưới da, sút cân... Bệnh nhân bị viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều bệnh nhân chỉ bị thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người bị xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn.
Cần xét nghiệm sớm
Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm cần xét nghiệm định kỳ. Trong đó, xét nghiệm HCVAb là cần thiết nhằm phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan C. Tuy nhiên, PGS Ngọc chia sẻ hiện nay xét nghiệm viêm gan C còn chưa được coi là xét nghiệm thường quy mà người ta chỉ chú trọng xét nghiệm viêm gan B. PGS Ngọc khuyến cáo cần đưa xét nghiệm viêm gan C vào các xét nghiệm cơ bản để bệnh nhân sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Hiện nay, phác đồ điều trị viêm gan C có tỷ lệ khỏi 95-98%. Tuy nhiên, nếu điều trị khỏi virus viêm gan C khi có xơ gan thì nguy cơ ung thư gan vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy, bệnh nhân cần điều trị sớm viêm gan C.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, genotype virus các bác sỹ sẽ chỉ định thuốc để điều trị viêm gan virus C. Thuốc được sử dụng đường uống, rất thuận tiện và ít tác dụng phụ.
Thời gian điều trị phụ thuộc tình trạng người bệnh xơ gan hay không. Nếu không có tình trạng xơ gan, thời gian điều trị 3 tháng. Nếu có xơ gan, thời gian điều trị 3 tháng.
Dấu hiệu "đỏ - vàng - đen" cảnh báo gan bị hư hại không thể phục hồi Xơ gan là tổn thương gan lan tỏa thứ phát sau các đợt tấn công lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều bệnh gan nguyên phát như: viêm gan, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, bệnh sán máng... Xơ gan có khả năng gây tử vong cao, đồng thời nó cũng có khả năng chuyển hóa ác tính nhất định. Do...