Tương tác của Israel với các cường quốc khiến Mỹ không thể “rời mắt”
Mỹ không thể lờ đi hỗ trợ của Israel với các đối thủ cạnh tranh của Washington.
Theo National Interest, Washington không chỉ nên quan tâm đến những lời biện minh chiến lược của Israel dựa trên các giả định liên quan đến Trung Quốc, Nga, hiện tại là Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ mà còn phải tập trung nhiều hơn tới các lợi ích quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reuters
Ở Mỹ, nhiều cuộc hội đàm xung quanh vấn đề của Israel thuờng bị bỏ lỡ. Quốc hội Mỹ thường quan tâm vào các thảo luận của Israel cho tiến trình hòa bình. Một số vấn đề tập trung bao gồm: Các khu định cư của Israel trong những khu vực tranh chấp có làm chậm đi cơ hội hòa bình hay không? Liệu hòa bình với các quốc gia Ả rập có nên đi trước hòa bình với người Palestine? Liên hợp quốc tham gia chương trình hỗ trợ người tị nạn Palestine là sự trợ giúp hay ngăn cản tiến trình hòa bình?
Video đang HOT
Theo tờ báo National Interest, quan hệ của Israel với Trung Quốc tồn tại một số vấn đề. Vấn đề không chỉ là sự im lặng của Israel khi nhắc đến thương mại quân sự với Trung Quốc mà còn là sự sẵn sàng chào đón đầu tư của Trung Quốc cùng với việc trao đổi bán các sản phẩm cho đối tác Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, Thủ tướng Netanyahu sẽ sai nếu tin rằng Israel có thể hợp tác với Trung Quốc giải quyết tranh chấp vấn đề Jerusalem với Iran hay các chính quyền Ả rập.
Mối quan hệ của Israel với Nga từ lâu đã trở nên thân thiết. Thủ tướng Israel vẫn đánh giá cao vai trò của Nga, gợi ý mối quan hệ thân thiết giữa ông với Tổng thống Putin. Cả Nga và Israel đều cân bằng tốt việc cư xử và bắt nhịp tâm lý hai bên nhằm đạt được các lợi ích của nhau mà không đẩy mọi việc trở nên căng thẳng. Vì vậy, Tổng thống Putin có thể sẽ đưa cho Thủ tướng Netanyahu những thứ mà ông yêu cầu nhưng không phải là tất cả.
Thương mại quân sự của Israel với Nga được xem là mục tiêu cuối cùng nhằm củng cố vị thế của Nga đối phó với Mỹ. Có lẽ ông Netanyahu cũng đã nghĩ rằng các thỏa thuận giữa Israel với Nga chỉ để tăng cường sự liên quan quân sự của Nga với Iran.
“Chúng tôi muốn nhấn mạnh sự biết ơn với Bộ Quốc phòng Nga và quân đội Nga. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên đi các đóng góp trong lịch sử”, Thủ tướng Netanyahu lên tiếng.
Tuy nhiên, động thái gần đây của Nga về việc chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran cho thấy Israel đang nhận định mơ hồ. Israel có thể không tin tưởng bản chất đôi bên cùng có lợi mà thay thế vào đó đặt ra giả thuyết khả năng Moscow thắng thì Washington phải thua. Bất kỳ sự nhượng bộ ngoại giao nào của Israel đối với Nga sẽ làm giảm đi lợi ích khu vực của Mỹ.
Gần đây nhất, Israel đã chứng tỏ trách nhiệm của mình khi Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng ảnh hưởng ở Đông Địa Trung Hải và Caucasus. Trong khi quan hệ ngoại giao giữa Ankara và Jerusalem trở nên xa cách thì chính phủ Israel vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Azerbaijan. Trước đây, nền tảng quan hệ giữa Israel và Azerbaijan chỉ ra mối đe dọa chung mà Iran tạo ra cho hai nước. Tehran xem Baku là mối đe dọa vì sự áp đảo của nhà nước Shi’ite vượt trội hơn cả Iran.
Theo hãng Reuters, trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Tổng thống Trump đã đánh dấu mốc quan trọng ở vai trò trung gian kết nối hòa bình cho Trung Đông. Tuy nhiên, giải thưởng ngoại giao lớn cho thỏa thuận hòa bình của Israel phải là Saudi Arabia – quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Ông Marc Owen Jones – một học giả từ Viện Nghiên cứu Ả rập và Hồi giáo tại Đại học Exeter cho rằng, Saudi Arabia đã lấy ý kiến dư luận từ quá trình bình thường hóa quan hệ giữa UAE và Bahrain nhưng thỏa thuận chính thức với Israel vẫn là một nhiệm vụ lớn với vương quốc này.
Tại Washington, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định nước này luôn muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Israel và các quốc gia Ả rập vùng Vịnh, xem đây là xu hướng phát triển tích cực mà chúng ta cùng xây dựng.
Ali al-Suliman, một công dân Saudi nhận xét, thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Bahrain và Israel là bước đi ngược với những gì mà mọi người đã từng tâm niệm rằng “Israel là quốc gia đang chiếm đóng và đuổi người Palestine ra khỏi nhà của họ”.
Tờ National Interest nhận định, Israel chắc chắn vẫn duy trì đồng minh quan trọng là Mỹ và tiếp tục gần gũi với Washington vì lợi ích đạt được trong vấn đề Jerusalem. Mỹ không phải không biết trước các nỗ lực của Israel nhằm đạt được các thỏa thuận vũ khí thương mại hay công nghệ. Các thỏa thuận tương tác giữa Israel với Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ không thể lờ đi các ảnh hưởng lợi ích chiến lược của Mỹ. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, nếu Israel tiếp tục muốn thực hiện các quan hệ với Mỹ thì ắt hẳn phải thay đổi chiến lược ngoại giao với các cường quốc khác.
Israel và Bahrain chính thức lập quan hệ ngoại giao
Một quan chức Israel thông báo rằng nước này sẽ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Bahrain trong một buổi lễ ngày 18/10 tại Manama sau khi đạt được thỏa thuận tuyên bố hòa bình do Mỹ làm trung gian hồi tháng trước.
Một phái đoàn Israel tới thăm Bahrain và sẽ ký một tuyên bố chung khởi đầu cho quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước. Sau khi văn bản được ký kết vào tối Chủ nhật 18/10, hai bên sẽ có thể mở lại đại sứ quán.
Trước đó, ngày 15/9, Israel đã chính thức ký kết một thỏa thuận hòa bình với UAE và Bahrain tại Washington, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thỏa thuận đã đưa hai quốc gia vùng Vịnh đầu tiên này thực hiện hòa bình với Israel trong khối Arab sau Jordan năm 1994 và Ai Cập năm 1979.
Trước đó, Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa đã khẳng định mối quan tâm đối với an ninh và ổn định của khu vực, cũng như cởi mở và mong muốn chung sống hòa bình.
Quốc vương Bahrain nhấn mạnh đó là sự đảm bảo tốt nhất cho tương lai của tất cả các dân tộc trong khu vực đồng thời ca ngợi những nỗ lực của Mỹ để hoàn thành các bước chiến lược quan trọng này./.
Nỗ lực trong tuyệt vọng: Trung Quốc nếm trái đắng trước "nước cờ xuất sắc" của Mỹ ở Trung Đông Bất chấp tất cả những khoản đầu tư khoa trương, Trung Đông trông giống như một nguyên nhân thất bại đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, do đã lỡ bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ đó, Bắc Kinh không thể cứ thế mà "khăn gói ra đi". "Nước cờ xuất sắc" của Tổng thống Trump Theo chuyên gia phân tích Abhyoday...