Tưởng sổ mũi hóa bị rò rỉ dịch não tủy
Suốt hai năm, Kendra Jackson (Mỹ) nghĩ mình sổ mũi do cúm nhưng thật ra bị rò rỉ dịch não tủy do thủng xương sàn.
Chia sẻ với CNN, Kendra Jackson cho biết gần ba năm sau khi bị tai nạn xe hơi, bà bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi. Người phụ nữ 52 tuổi nhớ rằng lúc ấy bị đập mặt vào bảng điều khiển, từ đó thường xuyên đau nửa đầu.
Năm 2015, tình trạng chảy nước mũi của Kendra trở nên nghiêm trọng. “Tôi quyết định đi khám nhưng bác sĩ chỉ kê những loại thuốc thông thường”, bệnh nhân kể lại.
Các phòng khám Kendra từng đến đều cho rằng bà bị dị ứng. Đầu năm 2018, tại Trung tâm Y tế Đại Nebraska, đội ngũ y tế mới phát hiện Kendra rò rỉ dịch não tủy. “Sau một đêm ngủ ngồi, dịch não tủy chảy ướt hết áo bệnh nhân”, bác sĩ Christie Barnes điều trị cho Kendra mô tả. Mỗi ngày, Kendra mất đến 0,5 lít dịch não tủy.
Kendra trong bệnh viện. Ảnh: CBS.
Theo bác sĩ Bệnh viện Cleveland, dịch não tủy là chất lỏng trong, không màu bao quanh và bảo vệ não cùng tủy sống. Nó có tác dụng loại bỏ chất thải ra khỏi não đồng thời phân phối chất dinh dưỡng đi khắp hệ thần kinh trung ương.
Video đang HOT
Rò rỉ dịch não tủy tương đối hiếm gặp với tỷ lệ 5 trên 100.000. Hiện tượng này chủ yếu bởi phẫu thuật hoặc chấn thương như Kendra. Thông qua ảnh chụp, các bác sĩ nhận định vụ tai nạn xe hơi đã khiến xương sàn, phần xương mỏng phân chia khoang mũi và não của Kendra bị thủng một lỗ nhỏ. Do vậy dịch não tủy chảy xuống mũi, miệng bà.
Tùy vào lượng chất lỏng bị mất, rò rỉ dịch não tủy có thể gây nguy hiểm tính mạng. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não.
Để điều trị cho Kendra, đội ngũ y tế tại Nebraska đã phẫu thuật, vá kín lỗ thủng bằng mô lấy ở mũi và bụng. Một tháng trôi qua, nữ bệnh nhân xuất viện trong điều kiện sức khỏe ổn định. Các triệu chứng khó chịu ngày trước đã biến mất. “Tôi không bị chảy nước mũi nữa tuy vẫn đau đầu”, Kendra chia sẻ. “Tôi cảm thấy khá ổn và ngủ được”.
Thông qua câu chuyện của mình, Kendra khuyên mọi người đi khám nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, đặc biệt với những ai từng gặp tai nạn. “Vị mặn trên lưỡi và cảm giác cái gì đó chảy phía sau họng đôi khi không phải dị ứng mà cảnh báo vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều. Bạn hãy nhanh chóng kiểm tra sức khỏe”, bà nói.
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
Tác hại khôn lường của việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ
Khi bé gặp vấn đề như cảm cúm, sổ mũi, thì điều đầu tiên nhiều bà mẹ nghĩ đến là sử dụng thuốc nhỏ mũi. Thuốc nhỏ mũi có thể giúp bé giảm bớt hiện tượng sổ mũi, nhưng nếu quá lạm dụng, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Theo các bác sĩ, việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mũi đối với trẻ và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Nguy cơ gây phù nề
Những loại thuốc như Naphazolin hoặc thuốc có thành phần chống co mạch thì nếu cha mẹ dùng nhiều sẽ gây tình trạng giảm oxy trong mũi dẫn đến phù nề.
Phù nề trong hốc mũi sẽ gây nghẹt mũi và lại dùng nhiều thuốc nhỏ mũi hơn. Vô tình, sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến thuốc mất đi tác dụng.
Đối với trẻ sơ sinh, thuốc co mạch không chỉ cư trú ở niêm mạc mũi mà còn gây co mạch toàn thân, ở tim gan thận... gây tím tái, vã mồ hôi.
Khiến nhịp tim tăng lên
Nếu dùng lâu ngày, niêm mạc mũi sẽ không còn khả năng đáp ứng với các thuốc co mạch nữa, dẫn đến hiện tượng giãn mạch, phù nề niêm mạc, khiến bệnh nhân phải tăng liều lên mới hết nghẹt mũi. Khi liều được tăng đến một mức nào đó, hiện tượng tăng nhịp tim sẽ xảy ra.
Có thể khiến mũi bị teo, làm thủng vách ngăn mũi
Ngoài gây tác dụng như nhức đầu chóng mặt và hồi hộp, những loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng đến niêm mạc mũi, đó là teo mũi hoặc nặng hơn là thủng vách ngăn mũi của trẻ.
Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc nhỏ mũi
Đối với trẻ dưới 7 tuổi, tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất làm co mạch, chống sung huyết để nhỏ mũi. Cũng vì tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch mà các bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp, timmạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.
Nếu sổ mũi, nghẹt mũi tiếp tục nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị. Nên lưu ý, rối loạn về mũi không chỉ là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh mà là khởi đầu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang... rất cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị tốt ngay từ đầu để không bị bất lợi về sau.
Theo www.phunutoday.vn
Phương thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả nhất không phải ai cũng biết Hành tây có tác dụng chữa bệnh cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Giải cảm: Khi đã mắc các chứng cảm, nhất là cảm gió, cảm sốt có kèm hắt hơi, sổ mũi hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi...